* Về chuyên môn, các giảng viên đủ điều kiện sẽ được tham gia các khóa đào tạo dài hạn và ngắn hạn như sau:
- Loại 1 : Các khóa đào tạo tại nước ngoài
+ Các khóa dài hạn chủ yếu là cử giảng viên đi học lên trình độ Tiến sỹ, Thạc sỹ tại các nước như Thái Lan, Việt Nam, Philippines, Indonesia, Trung Quốc, New Zealand, Phần Lan, Bỉ.
+ Các khóa học hoặc hội thảo, tọa đàm ngắn hạn về chuyên môn thường kéo dài vài ngày hoặc vài tháng, chủ yếu tại các nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Philippines.
- Loại 2 : Các khóa đào tạo trong nước (Trường ĐH Savannakhet hoặc các tổ chức giáo dục-đào tạo khác tại Lào)
+ Các khóa dài hạn là cử giảng viên đi học lên trình độ Tiến sỹ, Thạc sỹ tại các trường Đại học khác tại Lào, chủ yếu là đào tạo tại trường Đại học Quốc gia Lào tại thủ đô Viêng Chăn.
+ Các khóa ngắn hạn chủ yếu được thực hiện tại ĐH Savannakhet, một số tại các trung tâm khoa học-giáo dục khác tại Lào. Đây là các khóa bồi dưỡng do các Khoa bộ môn của trường tự tổ chức hoặc do Bộ, Sở của Lào tổ chức cho các giảng viên tham gia. Địa điểm học có thể là trong trường, các học viện hoặc đi đào tạo thực địa tại địa phương hoặc các tỉnh lân cận, nhất là các khóa liên quan tới lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, thủy lợi.
Dưới đây là bảng số liệu tổng hợp về số giảng viên tại trường được tham gia các khóa đào tạo dài hạn, ngắn hạn ở trong và ngoài nước trong 03 năm qua:
Bảng 2.8: Số lượng giảng viên tham gia các khóa đào tạo từ năm 2014-2016
Nội dung Năm % tăng trưởng
2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 1.Nước ngoài 35 40 48 14,28% 20,00% - Dài hạn 15 17 20 13,3% 17,64% - Ngắn hạn 20 23 28 15% 21,74% 2.Trong nước 80 91 111 13,75% 21,97% - Dài hạn 05 07 07 40% 0% - Ngắn hạn 75 84 104 12% 23,80%
Nhìn vào bảng trên, ta thấy rằng số giảng viên tham gia các khóa đào tạo chuyên môn trong nước có số lượng hơn gấp đôi so với số giảng viên cử đi học nước ngoài. Đối với đối tượng cử đi học Thạc sỹ, Tiến sỹ chỉ có từ 05-07 giảng viên và số lượng không mấy thay đổi qua các năm, chủ yếu học tại Trường Đại học Quốc gia Lào – trường Đại học lâu đời đang đứng đầu về chất lượng đào tạo tại Lào hiện nay. Các khóa học chuyên môn ngắn hạn, khóa đi thực địa trong nước thì khá nhiều và đa dạng, do Trường và nhiều đơn vị tổ chức. Do vậy số lượng giảng viên được tham gia là tương đối lớn. Năm 2014 có 75 giảng viên được bồi dưỡng, năm 2015 là 84 giảng viên (tăng 12%) thì tới năm 2016 con số này đã là 104 giảng viên (tăng 23,8%). Điều này thể hiện nhà trường đã chú trọng hơn đến việc tổ chức các khóa đào tạo để nâng cao chất lượng NNL giảng viên.
Số lượng giảng viên được tham gia đào tạo tại nước ngoài luôn tăng lên qua các năm và năm sau có tỷ lệ tăng lớn hơn năm trước. Số lượng giảng viên được cử đi học ở nước ngoài năm 2016 là 48 người, tăng 20% so với năm 2015. Đối với diện cử đi đào tạo Thạc sỹ, Tiến sỹ ở nước ngoài thì năm 2016 có 20 giảng viên, thường trong thời gian từ 02-04 năm và bằng tiền ngân sách Nhà nước. So với số lượng giảng viên cử đi học Thạc sỹ trong nước thì nhiều hơn gấp 03 lần.
Dưới đây là số lượng các giảng viên tại ĐH Savannakhet được cử đi học Thạc sỹ và Tiến sỹ trong và ngoài nước trong năm 2016.
Bảng 2.9. Tình hình Giảng viên cử đi đào tạo Thạc sỹ, Tiến sỹ trong và ngoài nước năm 2016
Cấp độ Quốc gia Chuyên môn Số lượng
Tiến sỹ Thái Lan Toán học chuyên sâu 1
Ngư nghiệp 1 Quản trị giáo dục 1 Quản lý doanh nghiệp 1
Việt Nam Giáo dục 1
Hóa học 1
Philippines Nông nghiệp 1
Thạc sỹ Việt Nam Toán học 2
Quản trị kinh doanh 2
Hóa học 1
Việt Nam (chương trình Bỉ) Kinh tế nông thôn 2 Trung Quốc Dịch vụ vận tải 1 Công nghệ thông tin 1 Philippines Môi trường 1
Động vật 1
New Zealand Công tác hành chính 1
Indonesia Ngoại ngữ 1
Đại học Quốc gia Lào Quản trị kinh doanh 4 Đại học Quốc gia Lào Công nghệ thông tin 3
Tổng số 27
Nguồn: Báo cáo tổng hợp đào tạo nhân lực năm 2016
Số lượng giảng viên cử đi học Tiến sỹ nước ngoài năm 2016 có 07 người, bằng một phần ba số lượng đi học Thạc sỹ trong và ngoài nước (20 người). Số lượng giảng viên được cử đi đào tạo Thạc sỹ và Tiến sỹ ở nước ngoài (20 người) lại nhiều hơn lượng giảng viên học lên Thạc sỹ trong nước (07 người), không có đối
khác tại Lào cũng không có sự nổi trội hơn nhiều về chất lượng giảng dạy hay môi trường đào tạo. Mà yêu cầu đặt ra đối với các bậc học cao hơn không chỉ là khối lượng tăng thêm về kiến thức chuyên môn mà còn là lối suy nghĩ, cách tiếp cận mới, phát hiện mới để áp dụng vào thực tiễn tại Lào. Yếu tố mới và đa dạng là điều mà môi trường học tập trong nước khó đạt được, mà đây lại là điều kiện cơ bản cho sự phát triển.
Về số giảng viên đi đào tạo chuyên môn ngắn hạn ở nước ngoài, theo số liệu tại bảng 2.7, năm 2016 có 28 người, tăng 21,74% so với năm 2015. Thông thường mỗi chương trình đào tạo chuyên môn ngắn hạn này chỉ cử khoảng 3-4 giảng viên tham gia, trong thời gian từ vài ngày tới vài tháng. Các chương trình này có thể là hội thảo, tọa đàm chuyên môn, hoặc các khóa đào tạo hợp tác với các tổ chức liên kết nước ngoài.
Hiện trường ĐH Savannakhet đang triển khai rộng rãi các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế, bao gồm các chương trình tài trợ của các dự án và các chương trình liên kết đào tạo trang trải một phần kinh phí hay tự trang trải toàn bộ kinh phí. Các chương trình này đã góp phần đào tạo và phát triển giảng viên tại trường, cung cấp kiến thức cập nhật và các kỹ năng hiện đại cho đội ngũ NNL giảng dạy của trường. Ưu điểm của các khóa ngắn hạn này là có chương trình đào tạo chuẩn quốc tế; Ngôn ngữ giảng và học tập là ngôn ngữ quốc tế và có sự tham gia của các giảng viên kinh nghiệm đầu ngành ở trình độ quốc tế.
Bảng 2.10: Số giảng viên được đào tạo chuyên môn ngắn hạn tại các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế lớn trong năm 2016
TT Quốc gia Dự án Số người
1 Israel Kỹ thuật nông nghiệp tại khu vực sa mạc 6
2 Philippines Phân tích kỹ thuật của tác động môi trường 2
3 Phần Lan Đào tạo cao cấp về kiểm lâm (Dự án FOLAEI) 2
4 Thái Lan Quản lý hành chính chung 2
5 Bỉ Đào tạo theo chương trình Mondial de la
Langue Francaise| 1
Nguồn: Báo cáo tổng hợp đào tạo nhân lực năm 2016
Ngoài việc được trang bị kiến thức chuyên môn, các giảng viên được tiếp cận với phương pháp đào tạo mới mẻ, hiện đại, với các phương pháp và hình thức giảng dạy phong phú, đa dạng, khuyến khích sự tham gia chủ động và khơi gợi tính sáng tạo của người học, khả năng tiếp cận và khai thác nguồn tài liệu phong phú bằng tiếng Anh, qua các phần mềm tin học ứng dụng và các phương tiện kết nối hiện đại. Điều này đã đem lại cho họ cách tiếp cận mới trong phương pháp giảng dạy, trang bị các kỹ năng và năng lực mới, đáp ứng môi trường giáo dục hiện đại. Ngoài ra, việc tiếp xúc và làm việc với các giảng viên quốc tế, những người có trình độ chuyên môn cao và phong cách làm việc chuyên nghiệp, đại diện cho các nền giáo dục tiên tiến hướng vào sự giải phóng và phát triển năng lực con người một cách tối đa làm cho các giảng viên được cập nhật và nhận thức tốt hơn về vai trò của người giảng viên trong công tác giảng dạy nói riêng và trong đổi mới giáo dục nói chung.
Ngoài ra, các giảng viên còn liên tục được cử đi tham dự các hội nghị, hội thảo, tọa đàm tại nước ngoài trong thời gian vài ngày với các chủ đề mang tính thời sự thuộc các lĩnh vực chuyên môn. Sự có mặt của các đối tác nước ngoài trong
hội hợp tác làm việc quốc tế với tư cách giảng viên, trợ giảng, hay các cơ hội đi thực tập tại các tổ chức nước ngoài, các cơ hội tham gia vào các dự án nghiên cứu quốc tế....
Đối với các khóa đào tạo chuyên môn ngắn hạn trong nước thì số lượng giảng viên tham gia là tương đối lớn. Trường ĐH Savannkhet đã liên tục tổ chức các khóa bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ trong năm. Mỗi lớp có khoảng 10-20 người, có thể học tại chỗ hoặc đi thực tế tại các địa phương khác. Ngoài ra các giảng viên còn được cử tham gia các khóa đào tạo do các Bộ, Sở tổ chức như Sở Giáo dục-đào tạo, Sở Giao thông vận tải...