Vai trò công tác đào tạo và phát triển NNL giảng dạy trong các trường đạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giảng dạy tại trường đại học savannakhet (lào) (Trang 28 - 30)

cả hoạt động nghiên cứu như một bộ phận thiết yếu đối với công tác giảng dạy, làm cho hoạt động giảng dạy phong phú và có chất lượng. Để thực hiện tốt vai trò của người giảng viên, sẽ đòi hỏi những năng lực về chuyên môn trong lĩnh vực giảng dạy của mình, các kỹ năng liên quan đến nghề nghiệp giảng dạy, kỹ năng sư phạm, năng lực nghiên cứu. Các kiến thức và kỹ năng này sẽ được học tập và tích lũy trong quá trình học tập liên tục, qua các chương trình đào tạo, chính quy và không chính quy, qua các kinh nghiệm tích lũy được trong công việc,...

1.1.2. Vai trò công tác đào tạo và phát triển NNL giảng dạy trong các trường đại học đại học

Công tác đào tạo và phát triển NNL giảng dạy đóng vai trò hết sức quan trọng trong các trường đại học, nó góp phần đáp ứng nhu cầu hoạt động và phát triển cùng với mục tiêu của các trường đã đặt ra.

Đào tạo và phát triển đáp ứng được yêu cầu công việc hay chính là đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của mỗi trường đại học.

Đào tạo và phát triển là những giải pháp có tính chiến lược tạo ra lợi thế cạnh tranh của trường đại học đó. Đào tạo và phát triển là điều kiện quyết định để một tổ chức có thể tồn tại và đi lên trong cạnh tranh. Đào tạo và phát triển NNL giúp cho các trường đại học:

a) Nâng cao năng suất, tăng hiệu quả công việc. NNL giảng dạy trong trường được đào tạo và phát triển sẽ tạo điều kiện cho họ có thể thực hiện công việc nhanh chóng với nhiều sáng kiến hơn, năng suất lao động tăng và hiệu quả giảng dạy cũng ngày càng được nâng cao.

b) Nâng cao chất lượng của thực hiện công việc sẽ góp phần làm giảm bớt sự giám sát của đơn vị, như vậy cũng làm giảm bớt áp lực với người lao động. Cả người lao động và cả đơn vị đều có lợi, người lao động được tự chủ hơn trong công việc còn đơn vị có điều kiện để giảm bớt nhân

lực ở bộ máy giám sát và đưa họ thực hiện những công việc đang đòi hỏi nhiều nhân lực hơn.

c) Nâng cao tính ổn định và năng động của tổ chức. Công tác đào tạo và phát triển giúp cho đơn vị có cơ hội nâng cao tính ổn định và sự năng động của mình. Vì NNL giảng dạy chính là nhân tố giúp các nhân tố khác có thể hoạt động một cách nhịp nhàng, thông suốt qua đó làm cho hoạt động của đơn vị không gặp cản trở đồng thời tạo nên tính ổn định trong hoạt động giảng dạy của trường.

d) Duy trì và nâng cao chất lượng của NNL giảng dạy. Trong một nền kinh tế ngày càng phát triển không ngừng, thì đòi hỏi chất lượng NNL giảng dạy cũng phải được nâng cao. Vậy chỉ có đào tạo và phát triển thì mới giúp cho NNL giảng dạy được duy trì chất lượng và nâng cao chất lượng. Để giúp cho các trường Đại học đáp ứng được chất lượng NNL theo kịp với sự thay đổi của nền kinh tế như hiện nay.

e) Đào tạo và phát triển là một trong những điều kiện quan trọng để có thể áp dụng tiến bộ của khoa học công nghệ vào trong các trường Đại học. Việc áp dụng khoa học công nghệ là đòi hỏi tất yếu đối với các đơn vị ngày nay, và việc áp dụng khoa học công nghệ vào quá trình giảng day chỉ có thể được thực hiện khi có đội ngũ nhân lực đủ trình độ thực hiện. Đội ngũ lao động đó chỉ có thể có được thông qua quá trình đào tạo và phát triển, không chỉ trong trường lớp mà còn cả ở trong đơn vị thì những người lao động đó mới có thể đáp ứng nhu cầu được đặt ra.

f) Đào tạo và phát triển là một trong những giải pháp chiến lược nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của đơn vị trong nền kinh tế thị trường. Đây là điều tất yếu nếu như một đơn vị, tổ chức muốn nâng cao khả năng cạnh tranh và vị thế của mình.

Đối với người lao động, vai trò của đào tạo và phát triển NNL giảng dạy thể hiện ở chỗ:

a) Tạo ra được sự gắn bó giữa người lao động và đơn vị, tổ chức.

b) Tạo ra tính chuyên nghiệp của người lao động.

c) Tạo ra sự thích ứng giữa người lao động và công việc hiện tại cũng như trong tương lai.

d) Đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng phát triển của người lao động.

e) Tạo cho người lao động có cách nhìn, cách tư duy mới trong công việc của họ là cơ sở để phát huy tính sáng tạo của người lao động trong công việc.

Tóm lại, đào tạo và phát triển NNL giảng dạy không những nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị mà còn đáp ứng nhu cầu của người lao động đó là nhu cầu được học tập và nâng cao trình độ bản thân. Đây là nhu cầu tất yếu của người lao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giảng dạy tại trường đại học savannakhet (lào) (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)