Thực trạng hoạt động phát triển nhân viên tại CMCSOFT

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản trị nguồn nhân lực đề tài hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty CMSOFT giai đoạn 2013 2015 (Trang 59 - 61)

Cho đến nay toàn bộ cán bộ quản lý tại công ty CMCSOFT đều là những cán bộ được phát triển lên từ vị trí là nhân viên.

Bảng 2.12: Một số vị trí cán bộ chủ chốt được phát triển từ nhân viên

Họ và Tên Lịch sử công việc

Nguyễn Toàn Thắng  Năm 2004-2005: Nhân viên bán hàng

 Năm 2006-2009: Trưởng phòng bán hàng

 Năm 2009-2011: Giám đốc CTM

 Năm 2011: Giám đốc CTO

Nguyễn Thạc Thu  Năm 2003-2005: Trưởng phòng kỹ thuật

 Năm 2006-2009: Giám đốc CTM

 Năm 2009-2010: Giám đốc CTS

 Năm 2011- nay: Giám đốc CTE

Nguyễn Đắc Tùng  Năm 2004 –2005: Kỹ sư hỗ trợ kỹ thuật

 Năm 2005-2006: Trưởng phòng kỹ thuật

 Năm 2006-2009: Kỹ sư bán hàng

 Năm 2009 – 2011: Trưởng phòng bán hàng CTM

 Năm 2011-nay: Phó giám đốc khối đo kiểm CTO

Bùi Tuân  Năm 2004-2006: Kỹ sư hỗ trợ kỹ thuật

 Năm 2006-2009: Trưởng phòng kỹ thuật

 Năm 2009-2011: Phó giám đốc CTS

 Năm 2011-nay: Giám đốc CTS

Ngô Đức Hiếu  Năm 2006-2009: Kỹ sư hỗ trợ kỹ thuật

 Năm 2009-2011: Trưởng phòng kỹ thuật CTM

 Năm 2011-nay: Phó giám đốc khối tối ưu hóa CTO Nguyễn Hùng Cường:  Năm 2006 – 2011: Kỹ sư hỗ trợ kỹ thuật CTM

 Năm 2011-nay: Trưởng phòng kỹ thuật CTM Lương Quốc Hội  Năm 2009-2010: Kỹ sư hỗ trợ kỹ thuật tại Văn

phòng Đại diện Đà Nẵng

 Năm 2010-2011: Trưởng nhóm dự án CTS

 Năm 2011-nay: Trưởng phòng kỹ thuật CTS Nguyễn Đức Long  Năm 2006-2010: Kỹ sư hỗ trợ kỹ thuật CTM

 Năm 2010-2011: Kỹ sư bán hàng

 Năm 2011-nay: Trưởng phòng bán hàng CTO

(Nguồn: Phòng nhân sự CMCSOFT)

Công ty chủ trương gìn giữ và phát triển những nhân viên tài năng và có cam kết gắn bó làm việc lâu dài với công ty. Nhu cầu về phát triển nhân viên của công ty thường xuất phát từ những thay đổi về kế hoạch kinh doanh của mỗi khối kinh doanh nhất định. Khi phát sinh nhu cầu về nhân lực, công ty tiến hành lựa chọn đối tượng có năng lực thích hợp là nhân tố xây dựng kế hoạch phát triển nhân viên. Việc thảo luận với nhân viên nằm trong kế hoạch phát triển được tiến hành. Một trong những nguyên tắc của công ty là luôn tôn trọng mong muốn phát triển của cá nhân. Người nhân viên có toàn quyền quyết định trong việc lựa chọn con đường phát triển nghề nghiệp của mình. Trường hợp nhân viên không lựa chọn cơ hội phát triển mà công ty mang lại, người nhân viên có quyền bày tỏ mong muốn của mình ở một vị trí công việc khác. Trường hợp người nhân viên tán thành và lựa chọn cơ hội phát triển mà công ty mang lại thì một kế hoạch phát triển nhân viên được vạch ra. Bên cạnh việc tham gia các chương trình đào tạo do công ty tổ chức, người nhân viên phải nỗ lực rất nhiều để tự trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết về công việc tương lai sắp đảm nhận. Kế hoạch đào tạo riêng cho các nhân viên trong danh sách phát triển chưa được công ty quan tâm đúng mức. Người nhân viên thường tự liên hệ những người có kinh nghiệm về các mảng kiến thức khác nhau để học hỏi và lĩnh hội kinh nghiệm cho riêng mình. Hiện nay, công ty chưa tiến hành đánh giá sự chuẩn bị của ứng viên phát triển trong thời gian nhân viên chuẩn bị thực hiện công việc mới. Người nhân viên sẽ chính thức đảm nhận công việc mới theo như kế hoạch dự kiến của công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy công tác phát triển nhân viên của công ty đã tạo cơ hội thăng tiến cho những nhân viên có năng lực làm việc tốt. Tuy nhiên những nhân viên có kết quả làm việc trung bình hoặc yếu thường không được trao cơ hội phát triển nghề nghiệp. Thực tế đã có một số nhân viên sau thời gian làm việc không thực sự thành công tại công ty đã nộp đơn xin nghỉ việc và tìm kiếm cơ hội phát triển nghề nghiệp tại một tổ chức khác. Hoạt động đào tạo cho các ứng viên nằm trong danh sách phát triển của công ty

không thực sự phong phú và chất lượng. Do vậy, ứng viên thường tỏ ra lúng túng trong việc định hướng việc học tập cũng như gặp khó khăn cho công tác chuẩn bị đảm nhận cương vị mới. Do đó công ty cần phải chú trọng hơn nữa đến công tác đào tạo cho các vị trí ứng viên đang được phát triển. Bộ phận nhân sự của công ty cần xây dựng các chương trình đào tạo bổ trợ cần thiết nhằm trang bị thêm những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho nhân viên để họ có thể đảm nhận tốt công việc trong tương lai.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐT&PTNNL TẠI CÔNG TY CMCSOFT GIAI ĐOẠN 2013-2015

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản trị nguồn nhân lực đề tài hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty CMSOFT giai đoạn 2013 2015 (Trang 59 - 61)