Công tác đánh giá kết quả chương trình đào tạo của CMCSOFT được thực hiện như sau:
Bộ phận nhân sự đánh giá kết quả học tập của học viên. Theo đó, bộ phận này thống kê số lượng học viên trong danh sách tham dự với số lượng thực tế tham gia khóa học. Sau khóa học, học viên phải thực hiện việc trả lời các câu hỏi dạng trắc nghiệm theo phiếu đánh giá chất lượng chương trình đào tạo (tham khảo phụ lục 02) . Nội dung đánh giá xoay quanh các vấn đề như: sự thiết thực của khóa học, chất lượng tổng thể, mức độ sẵn sàng tham gia khóa học, công tác chuẩn bị của giáo viên…
Năm 2009, sau khi tổng kết phiếu điều tra về chương trình khóa học “Kỹ năng quản lý thời gian”, bộ phận nhân sự CMCSOFT thu được kết quả tổng hợp theo bảng sau đây:
Bảng 2.11: Bảng tổng kết đánh giá chất lượng khóa học “Kỹ năng quản lý thời gian” năm 2009
TT Nội dung đánh giá Điểm đánh giátrung bình Ghi chú
1. Sự thiết thực của khóa học 8,8
2. Chất lượng tổng thể kiến thfức và kỹ năng thu được qua bài giảng
7,4
3. Mức độ sẵn sàng tham gia vào những khóa học về kỹ năng như thế này
8,2 01 phiếu không đánh giá
5. Nhiệt tình của giảng viên và khả năng thu hút sự quan tâm của học viên?
9 6. Phương pháp giảng dạy của giảng viên? 8,1 7. Chất lượng của phần thực hành nếu có (bài tập,
thảo luận, tình huống)
7,5
8. Chất lượng tài liệu phô tô, in ấn 7,2
9. Chất lượng phòng học 9,1
10. Mức độ hài lòng về khóa học 7,8
Tổng cộng điểm trung bình 8.1 Điểm tối đa là 10
điểm
( Nguồn: Phòng nhân sự CMCSOFT)
Bộ phận nhân sự căn cứ vào tổng điểm trung bình để đánh giá chất lượng chung cho khóa học. Những mặt được hay chưa được phát sinh trong các chỉ tiêu đánh giá sẽ được ghi nhận và rút kinh nghiệm để cải tiến hay bổ sung cho các khóa học sau.
Tuy nhiên, bộ phận nhân sự thường phát phiếu đánh giá cho học viên vào thời điểm kết thúc khóa học. Học viên chỉ có khoảng 10 phút để đánh giá kết quả khóa học mình tham gia. Do vậy không tránh khỏi việc học viên đánh giá đại khái, lơ là hoặc không suy nghĩ kỹ trước khi đưa ra các quyết định để đánh giá. Bên cạnh đó cách đánh giá điểm trung bình cho khóa học của bộ phận nhân sự mang tính chất bình quân. Các chỉ tiêu được đánh giá ngang bằng nhau và không quy đổi hay nhân hệ số với các chỉ tiêu quan trọng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến bản chất thực sự về chất lượng trong các khóa học mà công ty tổ chức.
Cán bộ quản lý trực tiếp đánh giá tình hình thực hiện công việc của học viên sau khóa đào tạo. Cán bộ quản lý sử dụng bảng đánh giá thành tích công việc để đánh giá sự tiến bộ của nhân viên. Cán bộ quản lý sẽ theo dõi và đánh giá được thành tích công việc trước và sau khi đào tạo được cải thiện cụ thể thế nào. Bộ phận nhân sự sẽ sắp xếp thời gian phù hợp để thảo luận với cán bộ quản lý về sự tiến bộ của nhân viên sau khi tham gia chương trình đào tạo. Qua đó có thể đánh giá được mức độ thành công của chương trình đào tạo về mặt thực tế. Tuy vậy, những đánh giá và nhận xét từ cán bộ quản lý cũng chưa thực sự bám sát với chương trình đào tạo. Nhiều khóa học tổ chức cho nhân viên nhưng cán bộ quản lý không tham gia nên khó nắm bắt được chương trình đào tạo đã cung cấp những kiến thức gì, kỹ năng gì và cách thức truyền đạt của giáo viên có phù hợp hay không. Do đó khi nhận xét về sự tiến bộ của học viên sẽ không tránh khỏi những nhận định chủ quan từ góc độ nhà quản lý, khiến cho kết quả đánh giá có thể không thực sự chính xác.
Cấp lãnh đạo đánh giá tổng thể chương trình ĐT&PTNNL. Bộ phận nhân sự sẽ hỗ trợ cấp lãnh đạo công ty thực hiện công tác đánh giá này. Thông qua báo cáo của phòng nhân sự cùng với những kết quả đạt được trong hoạt động kinh doanh, cấp lãnh đạo có được những căn cứ xác đáng để đánh giá hiệu quả tổng thể về các chương trình ĐT&PTNNL đang thực hiện. Tuy nhiên, vai trò tham vấn của các cán bộ quản lý chưa được phát huy đối với cấp lãnh đạo. Công ty chưa tiến hành tổ chức họp bàn hay tổng kết hoạt động này với sự tham gia của các cán bộ quản lý, thậm chí là của nhân viên để cùng nhau nhìn lại những hoạt động đã thực hiện trong các thời kỳ trước đây.