Thực trạng công tác xây dựng chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản trị nguồn nhân lực đề tài hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty CMSOFT giai đoạn 2013 2015 (Trang 49 - 52)

phương pháp đào tạo

Công tác xây dựng chương trình đào tạo thường được thực hiện bởi cấp quản trị của công ty đồng thời cũng chính là giáo viên phụ trách việc giảng dạy. Sau khi định rõ nhu cầu, đối tượng và mục tiêu chương trình đào tạo, giảng viên hoặc người hướng dẫn sẽ xây dựng nên một chương trình đào tạo hoàn chỉnh. Phòng nhân sự sẽ phối hợp với giảng viên để thống nhất kế hoạch chi tiết cho chương trình đào tạo. Giảng viên sẽ chuẩn bị nội dung đào tạo và phòng nhân sự phụ trách việc lựa chọn địa điểm đào tạo, công cụ học tập, tài liệu đào tạo, công tác hậu cần..

Nội dung chương trình đào tạo thường được xây dựng căn cứ vào mục tiêu chương trình đào tạo như: sau khóa học học viên sẽ làm được gì, có được những kiến thức nào, kỹ năng nào..Giáo trình giảng dạy được xây dựng thông qua các giáo trình đào tạo nổi tiếng của nước ngoài. Tài liệu đào tạo thường có cả phiên bản tiếng anh và tiếng việt để học viên tiện theo dõi và tìm hiểu thông tin. Thời gian tổ chức chương trình đào tạo thường được tiến hành vào các ngày nghỉ trong tuần.

Phòng nhân sự xây dựng nên một kế hoạch đào tạo cụ thể chi tiết để thông báo tới các học viên và cán bộ quản lý có liên quan để học viên chuẩn bị kế hoạch cá nhân, đồng thời cán bộ quản lý trực tiếp nắm được kế hoạch để điều phối công việc.

Thông thường, các chương trình đào tạo của công ty được thực hiện với các hình thức đào tạo sau đây:

Một là, chương trình đào tạo kiến thức chuyên môn riêng cho từng vị trí nhân viên bằng hình thức dạy kèm và hình thức chỉ dẫn kèm cặp.

Hình thức dạy kèm được dùng để đào tạo cho các nhân viên mới tuyển dụng, hoặc nhân viên đang làm việc nhưng muốn nâng cao kiến thức chuyên môn hơn nữa. Qua đó, tùy thuộc vào tính chất công việc của mỗi vị trí nhân viên được đào tạo, giáo viên dạy kèm sẽ cung cấp các tài liệu cần thiết phục vụ việc đào tạo đồng thời hướng dẫn chi tiết các kiến thức chuyên môn thực hiện công việc. Người dạy kèm sẽ theo dõi sát sao việc học tập và vận hành kiến thức vào công việc của học viên.

Hình thức chỉ dẫn kèm cặp thường được áp dụng để đào tạo các nhân viên kỹ thuật thực hiện thao tác đo kiểm trên tuyến. Việc đào tạo được thực hiện tại nơi làm việc bởi các nhân viên kỹ thuật giàu kinh nghiệm công tác trên tuyến. Học viên sẽ được chỉ dẫn tỉ mỉ các thao tác đo kiểm và các kỹ năng cần thiết thực hiện công việc.

Theo kết quả khảo sát, 100% cán bộ quản lý của công ty sẵn sàng chỉ dẫn và kèm cặp nhân viên của mình. Mức độ hài lòng của nhân viên về người chỉ dẫn kèm cặp đạt 3,2 điểm (điểm cao nhất là 5). Từ kết quả khảo sát này, có thể thấy rằng hình thức đào tạo theo kiểu chỉ dẫn kèm cặp mà công ty đang áp dụng đang phát huy được hiệu quả tốt. Hình thức này giúp cho công ty tiết kiệm được nhiều chi phí cho hoạt động đào tạo đồng thời giúp cho nhân viên nhanh chóng hội nhập được công việc và thực hiện tốt công việc của mình. Mặt trái của hình thức đào tạo này là việc người giáo viên sẽ phải bận rộn hơn rất nhiều vì vừa phải làm việc vừa phải bố trí thời gian để đào tạo cho

nhân viên. Do vậy có thể dẫn tới hiệu quả công việc giảm sút hoặc gây áp lực và căng thẳng cho giáo viên.

Hai là, chương trình đào tạo cho một nhóm đối tượng nhất định thông qua hình thức đào tạo theo kiểu bài giảng, thảo luận chuyên đề . Công ty tổ chức khóa học này nhằm trang bị cho học viên có được các kỹ năng nhất định ứng dụng vào công việc. Trong khóa học, giảng viên sẽ giới thiệu những kiến thức lý thuyết mang tính ứng dụng cao trước, sau đó đưa ra chủ đề để các học viên cùng nhau thảo luận, biện chứng để trao đổi về vấn đề. Người giảng viên sẽ là người điều phối và thống nhất các vấn đề. Các khóa học áp dụng hình thức này điển hình là các khóa học như: Kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giải quyết vấn đề…

Hình thức đào tạo kiểu này thường được công ty áp dụng. Năm 2009 công ty thực hiện được 3 đợt đào tạo, năm 2010 là 4 đợt đào tạo và năm 2011 là 02 đợt đào tạo. Thông qua các khóa đào tạo này, công ty đã trang bị được cho hầu hết nhân viên công ty có được những kỹ năng mềm cơ bản phục vụ công việc. Nhân viên công ty tỏ ra khá hài lòng về các khóa học ngắn hạn do công ty tổ chức với số điểm là 3 điểm (điểm cao nhất là 5). Tuy vậy, năm 2011 công ty mới chỉ thực hiện được 2 khóa học ngắn hạn về kỹ năng bán hàng chơ bản và kỹ năng xây dựng quan hệ khách hàng. Điều này cho thấy hoạt động đào tạo ngắn hạn của công ty ngày càng trở nên nghèo nàn. Nguyên nhân có thể là do đa số nhân viên công ty đã tham dự đầy đủ các khóa học và không có khóa học mới nào được tổ chức.

Ba là, Đào tạo có sự trợ giúp của các phương tiện nghe nhìn (Đào tạo từ xa). Hình thức này được áp dụng để thực hiện các buổi đào tạo trực tuyến từ các nhà sản xuất thiết bị của CMCSOFT hoặc kỹ sư CMCSOFT tự học bằng đoạn băng Video về hướng dẫn sử dụng thiết bị và cách vận hành. Các học viên sẽ được tập trung trong phòng đào tạo để theo dõi các chuyên gia của nhà sản xuất đào tạo qua màn hình và âm thanh trực tuyến. Toàn bộ chương trình đào tạo đã được hai bên thống nhất, nội dung chương trình đào tạo đã được gửi tới CMCSOFT qua Email để các kỹ sư tìm hiểu trước. Toàn bộ việc thông tin trao đổi giữa hai bên được thực hiện trực tuyến thông qua các trang thiết bị chuyên dụng. Các kỹ sư hỗ trợ kỹ thuật của CMCSOFT cũng thường xuyên sử dụng các đoạn băng Video từ các chuyên gia của nhà sản xuất để tự học và nghiên cứu thêm về sản phẩm ,cách thao tác vận hành thiết bị.

Hình thức đào tạo này giúp cho CMCSOFT tiết kiệm được một khoản chi phí lớn vì không phải bố trí cho nhân viên ra nước ngoài để học tập. Hơn nữa, hình thức này giúp cho nhân viên công ty bố trí thời gian học chủ động và linh hoạt hơn. Tuy nhiên vẫn tồn tại những hạn chế nhất định từ hình thức đào tạo này như chất lượng phòng học của công ty chưa tốt, chất lượng đường truyền và hình ảnh gây gián đoạn khóa học khiến cho việc học tập của học viên bị ảnh hưởng đáng kể.

Bốn là các hình thức đào tạo khác. Công ty cử một số kỹ sư phụ trách các dòng sản phẩm chiến lược của công ty ra nước ngoài để bồi dưỡng thêm về sản phẩm. Theo số liệu thống kê, năm 2009 công ty cử 03 cán bộ ra nước ngoài để thực hiện các khóa đào tạo, năm 2010 là 02 người và năm 2011 là 02 người.

Bên cạnh đó, công ty luôn tận dụng tốt những chuyến công tác ngắn hạn của các chuyên gia từ nhà sản xuất sang Việt Nam công tác để thực hiện các khóa đào tạo về sản phẩm ngay tại công ty. Năm 2009 công ty tổ chức được 06 đợt đào tạo, năm 2010 là 09 đợt và đến tháng 9 năm 2011 là 06 đợt. Những đợt đào tạo này thực sự hữu ích cho CMCSOFT bởi mỗi khóa đào tạo này công ty có thể bố trí được nhiều học viên tham dự và tiết kiệm được chi phí cho công tác đào tạo.

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản trị nguồn nhân lực đề tài hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty CMSOFT giai đoạn 2013 2015 (Trang 49 - 52)