Xác định mục tiêu chương trình đào tạo và phát triển

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản trị nguồn nhân lực đề tài hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty CMSOFT giai đoạn 2013 2015 (Trang 27 - 28)

Mục tiêu đào tạo và phát triển có thể được phân ra thành các nhóm mục tiêu khác nhau như: mục tiêu về kiến thức, mục tiêu về kỹ năng thực hiện công việc và mục tiêu về hành vi, thái độ đối với công việc.

Xác định mục tiêu đào tạo sẽ có được phương hướng rõ ràng cho kế hoạch đào tạo, đó cũng là cái giá đỡ cho kế hoạch đào tạo. Có mục tiêu mới xác định được những nội dung cụ thể như: đối tượng, nội dung, thời gian, người dạy, phương pháp và sau đào tạo đối chiếu với mục tiêu ấy mới đánh giá được hiệu quả. Mục tiêu đào tạo phát triển có thể chia làm nhiều cấp, từ mục tiêu tổng thể của một hoạt động đào tạo nào đó cho đến mục tiêu cụ thể của mỗi môn học, càng xuống dưới càng cụ thể. Xác định mục tiêu đào tạo phải chú ý đến tôn chỉ của doanh nghiệp và xuất phát từ góc độ công nhân viên, tức là có thể thực hiện được, viết thành văn rõ ràng tường tận, không mang tính trừu tượng chung chung, nghĩa là các mục tiêu đó phải: cụ thể, đo lường được sự thành công, có thể đạt được, có liên quan đến công việc và hạn định thời gian hợp lí. Định mục tiêu phải nói rõ ràng chính xác khi khóa học kết thúc, công nhân viên có được những tri thức, thông tin và năng lực nào.

Khi đặt ra mục tiêu, mọi tổ chức đều cần phải tuân thủ nguyên tắc SMART (viết tắt 5 chữ cái đầu của 5 từ tiếng anh):

Specific (Cụ thể): các mục tiêu đào tạo phải nêu một cách rõ ràng và chính xác điều mà tổ chức mong muốn. Điều này có nghĩa là một chương trình đào tạo cụ thể phải nêu được cả kết quả thực hiện công việc và các tiêu chuẩn thực hiện công việc, chẳng hạn như phải làm việc gì và làm như thế nào?

Measurable (Đo lường được): Mục đích của công tác đào tạo là giúp tổ chức đo lường được thành công, tức là các mục tiêu phải viết ra sao cho tổ chức có thể đo lường được một cách dễ dàng.

Achievable (Có thể đạt được): Các mục tiêu phải thể hiện một cách hợp lí những gì mà học viên cần phải đạt được sau khi học xong. Ví dụ như không thể đặt mục tiêu đậu trong kì thi cấp bằng lái xe ngay sau một hai ngày học cho một người vốn chưa từng lái xe bao giờ. Mục tiêu đạt được cần rất nhiều yếu tố như: thời gian, tài chính, người giảng dạy tốt, trang thiết bị…

Relevant (Có liên quan): các mục tiêu đào tạo phải có ý nghĩa về mặt nội dung ( của chương trình đào tạo lẫn công việc mà người học đảm nhiệm).

Timebound (Hạn định thời gian hợp lí): Mục tiêu đào tạo cần nêu rõ thời gian mà nhân viên sẽ đạt được kết quả như mong muốn.

Chẳng hạn như một chương trình đào tạo kỹ năng đánh máy vi tính. Mục tiêu của khóa học có thể được phát biểu là: “Kết thúc khóa học, học viên có thể đánh máy được tối thiểu 50 từ trong vòng 1 phút trên máy tính để bàn”.

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản trị nguồn nhân lực đề tài hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty CMSOFT giai đoạn 2013 2015 (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w