1.3.3.1. Các yếu tố thuộc về Ngân hàng
Chính sách tín dụng của Ngân hàng:
Chính sách tín dụng của Ngân hàng là cơ sở quan trọng để đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo, góp phần quyết định đến sự thành công hay thất bại của một ngân hàng.
Chính sách tín dụng bao gồm: hạn mức tín dụng, kỳ hạn của các khoản vay, lãi suất cho vay và mức phí, các loại hình cho vay được thực hiện. Các điều khoản của chính sách tín dụng được xây dựng dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như các điều kiện kinh tế, chính sách tiền tệ và tài chính của Nhà nước, khả năng về vốn của ngân hàng và nhu cầu tín dụng của khách hàng. Khi các yếu tố này thay đổi, chính sách tín dụng cũng thay đổi theo. Đối với mỗi khách hàng, ngân hàng có thể đưa ra các chính sách khác nhau cho phù hợp. Ví dụ như với các khách hàng có uy tín với ngân hàng thì ngân hàng có thể cho vay không có tài sản đảm bảo, có hạn mức cao hơn, lãi suất ưu đãi hơn; còn đối với các khách hàng khác, việc có tài sản đảm bảo là cần thiết.
Tùy thuộc vào tình hình cụ thể của mỗi ngân hàng mà chính sách tín dụng có thể mở rộng hoặc thu hẹp, chú trọng tới từng nhóm khách hàng cụ thể nào đó. Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ có tác dụng nâng cao chất lượng tín dụng, thu hút khách hàng, giảm thiểu rủi ro. Một chính sách tín dụng được coi là thành công nếu nó tuân thủ theo pháp luật, chấp hành tốt chính sách của nhà nước, đảm bảo khả năng sinh lời cho ngân hàng và giúp ngân hàng đảm bảo được chất lượng tín dụng tốt nhất. Chính sách tín dụng bên cạnh tính hợp lý và đúng đắn thì cũng cần đảm bảo tính linh hoạt để ngân hàng có thể phản ứng nhanh nhạy với những biến động thường xuyên của thị trường và khách hàng. Bất cứ Ngân hàng nào muốn có chất lượng tín dụng tốt cũng đều phải có chính sách tín dụng khoa học, phù hợp với thực tế của ngân hàng cũng như của thị trường.
Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc và quy định của Ngân hàng trong việc cấp tín dụng. Quy trình tín dụng bao gồm các buớc: lập hồ sơ xin cấp tín dụng, thẩm định tín dụng, quyết định tín dụng, giải ngân, giám sát, thu nợ và thanh lý tín dụng.
Từng giai đoạn đều có ảnh huởng quan trọng đến việc cấp tín dụng và do đó có ảnh huởng trực tiếp đến chất luợng tín dụng của khoản vay. Trong đó, buớc thẩm định tín dụng và quyết định tín dụng là những giai đoạn mang tính quyết định.
+ Thẩm định tín dụng là việc Ngân hàng xem xét một cách tổng quát các yếu tố ảnh huởng đến tính khả thi, tính hiệu quả kinh tế, khả năng trả nợ và những rủi ro của phuơng án cho vay để ra quyết định cấp tín dụng. Qua công tác thẩm định, Ngân hàng có thể có những kiến nghị về điều chỉnh trong việc xác định số tiền vay, thời hạn cho vay, mức và kỳ thu nợ hợp lý phù hợp với năng lực và chu kỳ kinh doanh của Doanh nghiệp.
+ Quyết định tín dụng: là việc Ngân hàng đua ra những phán quyết tín dụng nhu số luợng, thời hạn, lãi suất, phí và các loại tài sản đảm bảo, giải ngân, điều kiện thanh toán của khoản tín dụng đuợc cấp.
Quy trình tín dụng của ngân hàng thuơng mại không mang tính cứng nhắc. Đối với mỗi khách hàng khác nhau, ngân hàng có thể chủ động, linh hoạt,thực hiện các buớc trong quy trình tín dụng cho phù hợp. Ví dụ nhu đối với các dự án lớn, buớc phân tích là rất quan trọng. Thậm chí có truờng hợp quá phức tạp, ngân hàng phải thành lập tổ thẩm định riêng.
Thông tín tín dụng
Thông tin tín dụng có ảnh huởng trực tiếp đến hiệu quả tín dụng. Trên thực tế không phải doanh nghiệp nào cũng sử dụng vốn vay có hiệu quả và đúng mục đích. Đó là chua kể đến những đối tuợng mạo danh, mạo nhận là doanh nghiệp để vay trái phép, chiếm dụng vốn bất hợp pháp, gây rủi ro và tổ thất cho ngân hàng. Vì vậy, hoạt động tín dụng muốn đạt hiệu quả cao, an toàn cần phải có hệ thống thông tin hữu hiệu phục vụ cho công tác thẩm định cho vay và kiểm soát vốn vay. Nắm bắt kịp thời và chính xác các luồng thông tin là điều kiện để xem xét, phân tích,
nhằm tìm ra những cơ hội tốt trong kinh doanh cũng như đề phòng những rủi ro có thể xảy ra trong các hoạt động của ngân hàng.
Trên thương trường cũng có nhiều đối thủ cạnh tranh, người nắm bắt được thông tin nhanh nhất, chính xác nhất thì đã nẵm được đa phần thắng. Rõ ràng, việc xây dựng và hoàn chỉnh một hệ thống thông tin tín dụng với nhiều kênh, nhiều nguồn cung cấp cùng với việc đào tạo cán bộ có đủ năng lực chọn lọc và xử lý thông tin kịp thời là một trong những điều kiện để quyết định tới sự thành công trong công tác kinh doanh và thực hiện hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Mô hình tổ chức hoạt động và chất lượng cán bộ
Nhân tố con người là nhân tố trọng tâm trong mọi hoạt động. Thực tế cho thấy, một trong những vấn đề có tính quyết định đến hiệu quả cấp tín dụng cao hay thấp phụ thuộc khác nhiều từ việc hoạch định các chủ trương, chính sách tới việc thẩm định dự án, xét duyệt hồ sơ, kiểm tra việc sử dụng vốn, thu hồi nợ... của ngân hàng và trong đó nhân tố con người không thể thiếu được.
Một ngân hàng có đội ngũ cán bộ công nhân viên được đào tạo với chất lượng tốt, có trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao thì việc quản lý, thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng nói chung và các nghiệp vụ tín dụng nói riêng sẽ trở nên quy củ, có hệ thống và đạt hiệu quả cao. Hơn nữa, nó còn giúp cho ngân hàng tránh được những rủi ro có thể xảy ra nhờ đó hiệu quả cấp tín dụng luôn được đảm bảo.
Để tạo điều kiện cho việc quản lý có hiệu quả các khoản vốn tín dụng thì cần có mô hình tổ chức hoạt động tốt, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban, có sự đoàn kết thống nhất từ trên xuống, từ ban lãnh đạo đến cán bộ công nhân viên. Điều đó có nghĩa là công tác tổ chức ngân hàng được thực hiện tốt chính là cơ sở để tiến hành các nghiệp vụ tín dụng lành mạnh. Hơn nữa thực hiện tốt công tác này,ngân hàng đã làm cho guồng máy ngân hàng thực hiện một cách uyển chuyển linh hoạt. Chính vì vậy, trong quá trình hoạt động, ngân hàng nên luôn chú trọng công tác tổ chức để ngày càng phát triển và hoàn thiện nó.
Vấn đề kiểm tra, giám sát khoản vay
trọng để đảm bảo cho vốn vay phát huy được hiệu quả như mong muốn. Vì vậy ngân hàng phải tổ chức xét duyệt cho vay theo nguyên tắc phân định trách nhiệm giữa các khâu thẩm định và quyết định cho vay. Đồng thời ngân hàng có trách nhiệm kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn để nắm bắt kịp thời thực trạng chất lượng khoản cho vay.
Kiểm tra và giám sát khoản vay là quá trình thực hiện các công việc sau khi cho vay nhằm đảm bảo người vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả số tiền vay, đôn đốc hoàn trả nợ gốc, lãi vay đúng hạn, đồng thời thực hiện các biện pháp thích hợp nếu người vay không thực hiện đầy đủ, đúng hạn các cam kết. Thông qua kiểm tra, kiểm soát đảm bảo cho hoạt động thông suốt hiệu quả, đảm bảo lợi ích của ngân hàng. Do vậy nâng cao chất lượng công tác này sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả cho vay.
1.3.3.2. Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp nhỏ và vừa - Năng lực tài chính, vốn tự có của doanh nghiệp:
Năng lực tài chính của doanh nghiệp là nguồn lực tài chính của bản thân doanh nghiệp, là khả năng tạo tiền, tổ chức lưu chuyển tiền hợp lý, đảm bảo khả năng thanh toán thể hiện ở quy mô vốn, chất lượng tài sản và khả năng sinh lời... nhằm đảm bảo và duy trì hoạt động kinh doanh. Nếu khả năng tài chính của doanh nghiệp lớn thì khả năng thanh toán cao, vòng quay vốn nhanh, tỷ suất lợi nhuận cao đảm bảo khả năng trả nợ cho Ngân hàng đầy đủ và đúng hạn. DNVVN thường có vốn tự có thấp, nếu đầu tư vào dự án quá lớn sẽ khó có khả năng tự chủ về mặt tài chính, bị động trong sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả vốn vay Ngân hàng.
- Năng lực quản lý kinh doanh của doanh nghiệp:
Sự thành bại của doanh nghiệp phụ thuộc vào khả năng thích nghi với môi trường kinh doanh và bộ máy quản lý. Một doanh nghiệp tự chủ, sáng tạo và linh hoạt trong kinh doanh thì sẽ đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng hoàn trả nợ cho Ngân hàng.
Những khách hàng đạo đức kinh doanh kém thường có xu hướng vi phạm các điều khoản hợp đồng đã ký kết thậm chí không đảm bảo đúng nghĩa vụ trả nợ theo thỏa thuận đã đặt ra.
- Tài sản đảm bảo:
Trong kinh doanh, doanh nghiệp luôn phải đối đầu với các rủi ro có thể mất khả năng trả nợ. Vì vậy, tài sản đảm bảo như là một nguồn trả nợ thứ hai khi nguồn trả nợ thứ nhất từ hoạt động kinh doanh không trả nợ cho ngân hàng. Tài sản đảm bảo là nhưng tài sản thuộc sở hữu, sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. Tài sản đảm bảo cũng có thể được hình thành từ nguồn tài trợ của ngân hàng cho doanh nghiệp. Giá trị của tài sản đảm bảo có những giai đoạn thay đổi rất lớn, bị giảm giá lớn hơn so với giá trị còn lại, có nhiều tài sản bị tác động mạnh của hao mòn vô hình hay giá trị thị trường của tài sản đảm bảo thay đổi. Chính vì vậy, Ngân hàng cũng cần nghiên cứu tỷ lệ tài trợ hợp lý vừa đảm bảo an toàn cho ngân hàng vừa đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng.
- Rủi ro trong công việc kinh doanh của khách hàng:
Rủi ro là thuật ngữ được sử dụng để chỉ những biến cố (sự kiện) xảy ra ngoài mong muốn và đem lại hậu quả xấu. Rủi ro trong kinh doanh là một yếu tố tất yếu như người ta thường nói “rủi ro là người bạn đồng hành của kinh doanh”. Rủi ro phát sinh muôn màu muôn vẻ và là hệ quả của những nhân tố chủ quan hay khách quan, nhưng chủ yếu là những nhân tố khách quan ngoài dự đoán của doanh nghiệp.
Trong sản xuất kinh doanh, rủi ro phát sinh dưới nhiều hình thái khác nhau: do thiên tai, hoả hoạn, do năng lực sản xuất kinh doanh yếu kém, là nạn nhân của sự thay đổi chính sách của nhà nước, do bị lừa đảo, trộm cap...Vi dụ như giá bán nguyên vật liệu tăng vọt nhưng giá bán sản phẩm không thay đổi sẽ làm lợi nhuận của doanh nghiệp giảm, ảnh hưởng đến việc trả nợ Ngân hàng. Nếu doanh nghiệp tăng giá bán sản phẩm lên thì sẽ bị khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, khả năng thu hồi vốn chậm, dễ dàng vi phạm việc trả nợ Ngân hàng về mặt thời hạn.
1.3.3.3. Các nhân tố khác
tín dụng đối với DNNVV thể hiện ở một số khía cạnh như sau :
+ Chu kỳ kinh tế có tác động đến hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Khi nền kinh tế tăng trưởng và ổn định thì hoạt động tín dụng sẽ tăng trưởng và độ rủi ro thấp. Ngược lại, khi kinh tế suy thoái và khủng hoảng thì hoạt động tín dụng gặp khó khăn và rủi ro cao. Trong thời kỳ suy thoái, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị thu hẹp, không hiệu quả và gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ và phá sản dẫn đến mất khả năng trả nợ Ngân hàng.
+ Chính sách kinh tế của Chính phủ thông qua các chính sách về thuế, xuất nhập khẩu (về hạn ngách xuất nhập khẩu, chính sách bảo hộ hàng trong nước...)... sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng bởi các chính sách này tác động trực tiếp đén hoạt động kinh doanh của các khách hàng của Ngân hàng.
+ Xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra sôi động trên toàn thế giới, vì thế sự biến động tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở các nước trên thế giới cũng ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội trong nước, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của các Ngân hàng thương mại. Các doanh nghiệp cũng như các Ngân hàng cần nhanh chóng nắm bắt xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới và khu vực, những ảnh hưởng của nó đến hoạt động kinh doanh của đất nước từ đó có bước đi và hướng phát triển cho phù hợp.
- Môi trường chính trị, pháp lý:
+ Môi trường chính trị ổn định là yếu tố quan trọng để các DNNVV mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh; các Ngân hàng có thể chú trọng mở rộng hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng cũng như đảm bảo chất lượng của các hoạt động đó. Sự bất ổn về chính trị sẽ dẫn đến sự mất lòng tin của dân chúng cũng như các nhà đầu tư trong và ngoài nước và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
+ Môi trường pháp lý: mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự chủ về hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo nằm trong khuôn khổ của pháp luật. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng phải tuân theo những quy định của Ngân hàng nhà nước, luật các tổ chức tín dụng, luật dân sự và nhiều bộ luật, quy định khác có
liên quan. Các văn bản pháp luật rõ ràng, đầy đủ và đồng bộ, ổn định sẽ là hành lang pháp lý vững chắc góp phần vào sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng trong hoạt động tín dụng. Nó cũng chính là cơ sở pháp lý để Ngân hàng giải quyết các khiếu nại, tố cáo khi có tranh chấp xảy ra và góp phần giúp nâng cao chất luợng tín dụng Ngân hàng. Một trong những vấn đề pháp lý có liên quan nhiều đến hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay đó là vấn đề về bảo đảm tiền vay. Các quy định về bảo đảm tiền vay còn chua phù hợp với thực tế đẫn đến nhiều khó khăn cho các DNVVN khi tiếp cận nguồn vồn vay ngân hàng.
- Môi truờng tự nhiên:
Những biến động bất khả kháng xảy ra trong môi truờng tự nhiên nhu thiên tai (hạn hán, lũ lụt, động đất...), hoả hoạn làm ảnh huởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, đặc biệt là trong các ngành có liên quan đến nông nghiệp, thuỷ sản, hải sản bị ảnh huởng nhiều bởi thiên nhiên. Vì vậy, khi môi truờng tự nhiên không thuận lợi thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn từ đó làm giảm chất luợng tín dụng của Ngân hàng thuơng mại.
Có thể thấy rằng tùy theo điều kiện, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và sự hoàn thiện môi truờng pháp lý của từng nuớc, cũng nhu trình độ cán bộ ngân hàng, khả năng quản trị điều hành của lãnh đạo và cơ sở vật chất kỹ thuật của mỗi Ngân hàng thuơng mại mà các nhân tố nêu trên có ảnh huởng đến chất luợng tín dụng ở các mức độ khác nhau. Vấn đề đặt ra là phải hiểu rõ nhung nhân tố ảnh huởng đển hiệu quả tín dụng từ đó có những đuờng huớng và phuơng án phát triển hoạt động tín dụng hợp lý mà vẫn đảm bảo chất luợng hoạt động tín dụng ngày một nâng cao.