(Nguồn : Tài liệu nội bộ Agribank chi nhánh Tây Đô )
Hình 2.1. Mô hình tổ chức Agribank chi nhánh Tây Đô
Agribank chi nhánh Tây Đô có một giám đốc và hai phó giám đốc: 01(một) phó giám đốc phụ trách phòng kế hoạch kinh doanh và phòng giao dịch; 01(một) phó giám đốc phụ trách các phòng kế toán - ngân quỹ, phòng hành chính nhân sự và
phòng dịch vụ & Marketing trong đó: - Ban giám đốc có nhiệm vụ:
+ Xây dựng chiến lược, mục tiêu, phương hướng kế hoạch kinh doanh. Trực tiếp tổ chức điều hành, giám sát toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh. Đề ra các chính sách để duy trì các mối quan hệ với khách hàng, với cấp ủy, Đảng, Chính quyền, cơ quan ban ngành có liên quan phục vụ cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
+ Giám đốc chịu trách trước Tổng giám đốc về việc điều hành các hoạt động của chi nhánh. Trực tiếp phụ trách công tác kế hoạch, công tác tổ chức cán bộ, công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ. Các phó giám đốc chịu trách nhiệm chỉ đạo hoạt động của từng phòng, ban theo sự phân công và ủy quyền của giám đốc.
- Các phòng nghiệp vụ có chức năng và nhiệm vụ như sau: + Phòng hành chính nhân sự :
Thực hiện công tác phát triển mạng lưới; kế hoạch tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng và quản lý nguồn nhân lực. Tổ chức thực hiện các công tác hành chính như cập nhật và lưu trữ các văn bản, quản lý con dấu, công tác văn thư, lễ tân, tiếp khách. Thực hiện công tác quản lý, mua sắm sửa chữa tài sản cố định, công cụ lao động. Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và có trách nhiệm đôn đốc vi ệc thực hiện các chương trình công tác đã được giám đốc phê duyệt.
+ Phòng kế hoạch kinh doanh bao gồm các bộ phận sau: * Bộ phận kế hoạch - nguồn vốn và dự phòng rủi ro:
Có trách nhiệm xây dựng, tổng hợp, theo dõi và quyết toán các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của chi nhánh. Quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu về kỳ hạn, loại ngoại tệ, loại tiền gửi... quản lý các hệ số an toàn theo quy định, tham mưu cho giám đốc về chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn và giải pháp phát triển nguồn vốn. Bộ phận này còn là đầu mối quản lý thông tin, quản lý rủi ro
tài sản nợ, tài sản có và các loại rủi ro khác trong hoạt động kinh doanh. * Bộ phận tín dụng:
Làm đầu mối tham mưu, đề xuất với giám đốc về xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, thực hiện nghiệp vụ Marketing tín dụng bao gồm thiết lập, mở rộng phát triển hệ thống khách hàng, giới thiệu các sản phẩm tín dụng, dịch vụ khách hàng, chăm sóc, tiếp nhận yêu cầu và ý kiến phản hồi của khách hàng. Phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với khách hàng. Tiếp nhận, thẩm định và đề xuất ý kiến cho vay đối với các dự án, phương án vay vốn của khách hàng. Thực hiện nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu chứng từ có giá, nghiệp vụ bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác đối với khách hàng. Phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục.
+ Phòng kế toán và ngân quỹ
Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của NHNN và Agribank Việt Nam. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi, quỹ tiền lương của chi nhánh. Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng tổng hợp lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán,... theo quy định của Agribank Việt Nam. Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước, các nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước theo quy định của ngân hàng cấp trên.
+ Phòng kinh doanh ngoại hối
Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế trực tiếp theo quy định, thực hiện công tác thanh toán quốc tế, nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh toán quốc tế các dịch vụ kiều hối và chuyển tiền và các dịch vụ khác có liên quan.
+ Phòng dịch vụ và marketing:
Thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng, tiếp thị giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đề xuất, tham mưu với Giám đốc về chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ, cải tiến quy trình giao dịch, phục vụ khách hàng. Phòng cũng có
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số tiền TT% Số tiền TT% Số tiền TT%
Tổng huy động vốn 2.871.13 2 100 % 3.480.69 2 100% 3.113.19 0 100%
1. Cơ cấu nguồn vốn theo thành phần kinh tế
- TG của TCKT 353.24 2 12,3 % 292.182 8,4% 292.18 2 7,1%
nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tiếp thị, thông tin tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm dịch vụ, thực hiện văn hóa doanh nghiệp và các hoạt động khác liên quan đến công tác thông tin tuyên truyền.
+ Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ:
Thực hiện công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo chuơng trình kế hoạch kiểm tra, kiểm toán của Chi nhánh nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh ngay tại hội sở và các phòng giao dịch trực thuộc. Tổng hợp các báo cáo kịp thời các kết quả kiểm tra, kiểm toán, việc chỉnh sữa các tồn tại, thiếu sót của chi nhánh theo định kỳ.
+ Các phòng giao dịch:
Thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn của các tổ chức kinh tế và cá nhân . Đồng thời các PGD cũng cung ứng các dịch vụ ngân hàng khác và cho vay ngắn, trung và dài hạn theo phân cấp ủy quyền của Tổng giám đốc Agribank và của giám đốc Agribank chi nhánh Tây Đô.
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh thời gian qua 2.1.3.1. Huy động vốn
Đối với các NHTM nói chung vốn tự có chỉ chiếm một phần nhỏ trong nguồn vốn kinh doanh và phần lớn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng đến từ việc huy động bên ngoài, đặc biệt là nguồn tiền gửi của dân cu và tổ chức kinh tế. Do đó để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của mình các NHTM phải thuờng xuyên quan tâm tới việc tăng truởng vốn trong suốt quá trình hoạt động. Từ năm 2011 - 2014 Agribank Tây Đô đã không ngừng mở rộng mạng luới hoạt động, chính nhờ vậy kết quả huy động vốn của chi nhánh Tây đô đã tăng đều qua các năm. Tình hình huy động vốn của Agribank chi nhánh Tây Đô trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014 đuợc thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn tại Agribank chi nhánh Tây Đô
Đơn vị: Triệu đồng Ngoại tệ quy đổi VNĐ
hạn 1.909.11 6 66,49 % 2.898.97 2 83,29% 2.492.49 0 80,06 % - Nguồn vốn trung dài hạn 962.01 6 33,51 % 581.72 0 16,71% 620.70 0 19,94 %
3. Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền
- Nội tệ 1.990.31 2 69,32 % 2.502.51 2 71,90% 2.511.11 0 80,66 % - Ngoại tệ 880.80 0 30,68 % 972.180 27,93% 662.08 0 21,27 %
khẳng định vị thế của chi nhánh trên địa bàn. Năm 2012 tổng huy động vốn của chi nhánh đạt 2.871.132 triệu đồng, đến năm 2013 tăng lên 3.480.692 triệu đồng, tuy nhiên đến năm 2014 tổng huy động vốn lại giảm xuống còn 3.113.190 triệu đồng giảm 11% so với năm 2013 và giảm 33% so với kế hoạch năm 2014, đó là do:
Trong nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế của chi nhánh, nguồn tiền gửi của dân cu luôn chiếm tỷ trọng rất lớn: năm 2012 là 87,7%, năm 2013 là 91,61%, năm 2014 là 92,88%. Tuy nhiên tình trạng khó khăn chung của nền kinh tế thời gian qua, các ngân hàng hầu hết ở trong trạng thái du thừa vốn, dẫn tới lãi suất huy động đầu vào giảm mạnh, đặc biệt lãi suất huy động của Agribank và Agribank
Số
tiền TL% Số tiền TL%
Tây Đô nói riêng đều giảm thấp, thấp hơn các ngân hàng Thương mại cổ phần khác đang hoạt động trên địa bàn dẫn đến nguồn tiền gửi từ khách hàng dân cư bị giảm mạnh. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế chỉ chiếm 7%-12% tổng nguồn vốn huy động, trong khi đây là nguồn vốn khá quan trọng, mặc dù tính ổn định của loại nguồn này thấp nhưng chi phí lại thuộc loại thấp nhất. Tại địa bàn Hà Nội - trung tâm kinh tế - chính trị của đất nước với sự phát triển đa dạng của nhiều thành phần kinh tế như hiện nay thì tỷ lệ này còn khá khiêm tốn. Đây cũng là một yếu tố mà Agribank chi nhánh Hà Nội cần có các biện pháp nâng cao và mở rộng các hoạt động dịch vụ, chú trọng nâng cao trình độ nghiệp vụ, đổi mới phong cách giao dịch với khách hàng.
Theo cơ cấu nguồn huy động phân theo loại tiền thì tiền gửi bằng VNĐ chiếm tỷ trọng rất cao (từ 70-81%) và đều tăng qua các năm. Nguồn tiền gửi bằng ngoại tệ (trong đó chủ yếu là USD) chiếm tỷ trọng khiêm tốn (19-31%). Cơ cấu này phù hợp với tâm lý chung của người gửi tiền, do giữ ngoại tệ có thể chịu rủi ro về tỷ giá nên những khách hàng có tiền nhàn rỗi để gửi tiết kiệm chủ yếu là gửi tiền VNĐ.
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng
Trong gần 7 năm qua hoạt động tín dụng và đầu tư của Agribank chi nhánh Tây Đô không ngừng được đổi mới, phát triển, hoàn thiện và nâng cao cả về lượng lẫn về chất. Từ số lượng khách hàng ít ỏi, dư nợ tín dụng còn thấp, chất lượng tín dụng chưa cao trong những năm đầu thành lập, đến năm 2014, Ngân hàng đã phát triển được hệ thống khách hàng đa dạng về ngành nghề thuộc nhiều thành phần kinh tế, uy tín hoạt động của Agribank chi nhánh Tây Đô ngày càng cao. Với lợi thế kinh doanh trên địa bàn kinh tế năng động và đầy tiềm năng, cùng với nguồn vốn huy động dồi dào cho sự phát triển kinh doanh, trong những năm qua Agribank chi nhánh Tây Đô đã không ngừng mở rộng hoạt động tín dụng và nâng cao hiệu quả công tác điều chuyển vốn nội bộ trong hệ thống Agribank, hoàn thành tốt kế hoạch được giao.
Để hiểu rõ hơn về hoạt động tín dụng tại Agribank chi nhánh Tây Đô, ta xem xét bảng 2.2 dưới đây.
Bảng 2.2. Hoạt động tín dụng tại Agribank chi nhánh Tây Đô
8 0 2 8 Dư nợ trung dài hạn 111.80
8 153.57 8 176.146 41.77 0 37,36% 22.56 8 15%
b. Dư nợ theo quy mô
DNNVV 349.72 6 8 471.26 640.856 2121.54 %34,8 169.588 36% Cá nhân, hộ gia đình 131.56 0 199.22 8 140.208 67.66 8 51,4 % -59.020 -30%
mở rộng tín dụng với phương châm “an toàn, hiệu quả”, công tác tín dụng của Agribank chi nhánh Tây Đô trong những năm qua đã có sự tăng trưởng đáng kể. Qua bảng 2.2 ta th ấy, dư nợ cho vay DNNVV tăng đều qua 3 năm, năm 2012 đạt 349.726 triệu đồng, năm 2013 là 471.268 triệu đồng, đến năm 2014 tăng lên đạt 640.856 triệu đồng.
Dư nợ tín dụng theo kì hạn cho ta thấy cho vay ngắn hạn của Agribank chi nhánh Tây Đô chiếm phần lớn, phù hợp với cơ cấu nguồn huy động của Chi nhánh, năm 2012 là 369.478 triệu đồng, năm 2013 là 516.990 triệu đồng, năm 2014 là 604.918 triệu đồng; Về quy mô cho vay cũng tăng mạnh qua các năm.
■ Dư nợ ngăn hạn ■ Dư nợ trung dài hạn
(Nguồn: Báo cáo tổng kết Agribank chi nhánh Tây Đô 2012-2014)
Hình 2.2. Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn
Tín dụng trung, dài hạn cũng có những bước phát triển, năm 2012 đạt 111.808 triệu đồng, năm 2013 tăng lên 153.578 triệu đồng, và đến năm 2014 đạt 176.146 triệu đồng. Có được thành tích trên là do Agribank chi nhánh Tây Đô đã theo sát định hướng phát triển của ngành Ngân hàng và thành phố Hà Nội, tính cấp thiết và hiệu quả từng dự án. Vì vậy, vốn cho vay trung, dài hạn của Chi nhánh đã đáp ứng vốn cho nhiều dự án, tạo điều kiện cho doanh nghệp nắm bắt được thời cơ, góp phần giúp cho doanh nghiệp hoạt đọng sản xuất, kinh doanh ổn định và có hiệu quả, tạo nhiều việc làm cho người lao động.
Trên thực tế, hoạt động cho vay tại Agribank chi nhánh Tây Đô có những bước tăng trưởng cao nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn. Có được sự tăng trưởng mạnh mẽ như trên là nhờ thực hiện tốt công tác phát triển mạng lưới, thực thi hiệu quả công tác khách hàng, áp dụng thành công cơ chế lãi suất linh hoạt theo diễn biến của thị trường.
Về cơ cấu cho vay của Agribank chi nhánh Tây Đô cũng thay đổi rõ rệt trong những năm gần đây. Trước đây, Chi nhánh chủ yếu cho vay cá nhân, hộ kinh doanh
cá thể, nhưng hiện nay, khác hàng vay vốn của chi nhánh đã đa dạng hơn rất nhiều, bao gồm cả doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty Cổ Phần. Bên cạnh việc đa dạng hóa khách hàng vay vốn thì các phương thức cho vay cũng ngày càng được mở rộng với các phương thức như: Cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay trả góp, cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng, cho vay thấu chi, với các kỳ hạn cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Đồng thời với các phương thức cho vay trực tiếp khách hàng, Agribank chi nhánh Tây Đô còn hợp vốn với các TCTD khác theo phương thức cho vay đồng tài trợ, ủy thác đầu tư. Hiện nay, quá trình hướng dẫn thủ tục vay và thẩm định hồ sơ vay vốn cũng đã có bước cải thiện đáng kể và ngày càng hoàn thiện tại Agribank chi nhánh Tây Đô nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu khách hàng. Nhìn chung, vốn đầu tư tín dụng của Ngân hàng luôn phát huy hiệu quả cao, không chỉ giúp cho các doanh nghiệp ổn định sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng hàng hóa, khả năng cạnh tranh trên thị trường mà còn tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của chi nhánh trong thời gian qua.
2.1.3.3. về các hoạt động khác
Trong bối cảnh hội nhập và điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay, việc thúc đẩy phát triển các dịch vụ phi tín dụng và kinh doanh ngoại tệ là biện pháp hữu ích giúp mở rộng phạm vi cũng nhu quy mô kinh doanh, đa dạng hóa hình thức hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, từ đó làm tăng đáng kể nguồn thu nhập cho các ngân hàng. Mặt khác, theo xu thế chung của thời đại, đó cũng là bước đi tất yếu trong chiến lược hiện đại hóa ngân hàng thương mại nói chung cũng như Agribank chi nhánh Tây Đô nói riêng.
Trong thời gian vừa qua, Agribank chi nhánh Tây Đô đã không ngừng nỗ lực phát triển các loại hình kinh doanh dịch vụ phi tín dụng như Thanh toán quốc tế, chuyển tiền trong nước, phát hành thẻ. cùng với sự phá triển dịch vụ bảo lãnh, các dịch vụ khác. và bước đầu đã thu được những kết quả hết sức khả quan.
- Về thanh toán quốc tế: Chi nhánh duy trì được một lượng khách hàng truyền thống tương đối ổn định đồng thời không ngừng tìm kiếm những khách hàng tiềm
năng mới. Các loại hình dịch vụ thanh toán quốc tế như chuyển tiền, nhờ thu, mở thư tín dụng ... đa dạng và mang tính chuyên nghiệp cao. Hoạt động thanh toán của chi nhánh được phát triển từ chỗ chỉ có thanh toán nội địa trong những năm đầu thành lập đến hoạt động thanh toán quốc tế thông qua các ngân hàng nước khác. Từ khi thành lập Agribank chi nhánh Tây Đô đã thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế trực tiếp bằng cách sử dụng Hệ thống tài chính viễn thông liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT) với hệ thống ngân hàng đại lý ngày càng mở rộng thông qua đầu mối là Phòng thanh toán quốc tế tại Hội sở chính, từ đó giúp quá trình thanh toán của khách hàng cả xuất khẩu và nhập khẩu được nhanh chóng, thuận lợi hơn. Việc thanh toán xuất nhập khẩu và thực hiện chuyển tiền được thực hiện thuận tiện, nhanh chóng, đảm bảo đúng hạn và đúng với thông lệ quốc tế, nâng cao uy tín trong