- Nhanh chóng hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng: các thông tin mà ngân hàng có thể tiếp cận để thu thập thông tin về khách hàng của mình còn rất hạn chế. NHNN cần chấn chỉnh để tăng tính hiệu quả của CIC, các số liệu cập nhật kịp thời và đủ độ tin cậy.
- NHNN cần tạo lập chính sách tiền tệ tích cực năng động, có hiệu quả luôn hướng đến mở rộng mọi nguồn vốn để đầu tư cho đất nước, kiểm soát được mọi nguồn vốn trong và ngoài nước. Thực hiện cơ chế lãi suất dùng lãi suất làm đòn bẩy thúc đẩy tạo điều kiện cho NHTM huy động vốn cho đầu tư.
- Điều chỉnh kịp thời tiến tới việc thực hiện đồng bộ các văn bản pháp quy tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng trong việc áp dụng các văn bản này trong quá trình hoạt động tín dụng. Đơn giản hoá các thủ tục hành chính pháp lý không cần thiết tạo điều kiện cho tài sản được mua bán, chuyển nhượng dễ dàng, nhanh chóng.
- Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các NHTM trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam đồng thời kiến nghị với Nhà nước đầu tư công nghệ ngân hàng hiện đại để hội nhập thành công với khu vực và các nước trên thế giới.
- Nâng cao hiệu quả thanh tra ngân hàng trong việc giám sát chất lượng tín dụng của các ngân hàng. Thanh tra NHNN trên cơ sở giám sát từ xa cũng như thanh tra tại chỗ, phải đưa ra những cảnh báo sớm về rủi ro của ngân hàng được thanh tra.
- Trong hệ thống ngân hàng ở Việt Nam hiện nay, chưa có một hệ thống các chỉ số mang tính chuẩn mực, rõ ràng để có thể thống nhất đánh giá chất lượng của các Tổ chức tín dụng khác nhau. Do đó cùng với việc ban hành các hướng dẫn
chuyển nợ quá hạn theo thông lệ Quốc tế, NHNN cần xem xét nghiên cứu cụ thể hoá và sử dụng hệ thống các chỉ số phản ảnh chất luợng tín dụng để huớng dẫn các tổ chức tín dụng thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống.
- Triển khi thực hiện có hiệu quả Quy chế số 01/QCLN/NHNNVN-BTP về việc phối hợp giữa Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam và Bộ Tu pháp trong công tác thi hành án dân sự có liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD thu hồi nợ xấu.