Các NHTM Thái Lan
Các NHTM Thái Lan nâng cao uy tín của mình thông qua việc đơn giản hoá các thủ tục cho vay để đáp ứng kịp nhu cầu vốn của khách hàng, tăng cuờng công
tác quảng cáo, tiếp thị, đầu tu nâng cấp trang thiết bị hiện đại. Nhờ vậy, ngân hàng thu hút đuợc nhiều khách hàng và do đó có nhiều cơ hội lựa chọn khách hàng tốt nhất để đầu tu nâng cao chất luợng tín dụng.
Các NHTM Thái Lan rất chú trọng đến khâu lựa chọn khách hàng và thẩm định phuơng án vay vốn. Ngoài ra, sau khi cho vay các ngân hàng thuờng xếp loại tín dụng để phòng ngừa rủi ro theo huớng:
(i) Xếp loại tín dụng 03 loại: Tổn thất, có nghi ngờ, kém tiêu chuẩn.
(ii) Quỹ dự phòng đuợc lập cho các khoản tín dụng bị xếp loại tín dụng có nghi ngờ ở mức tỷ lệ 50% và nợ mất trắng ở mức 100%.
(iii) Nợ kém tiêu chuẩn ngân hàng đuợc quyền xử lý.
Ngoài ra, ban giám đốc ngân hàng còn chú ý tới các khoản nợ cần luu ý (những khoản nợ này tốt hơn nợ kém tiêu chuẩn nhung có một số yếu điểm về rủi ro nhu các hợp đồng rút quá số du hạn mức, những khoản nợ không trả lãi đúng hạn hay trả lãi thấp hơn bình thuờng...) để sớm đua ra giải pháp nhằm đua những khoản nợ này thành những khoản nợ bình thuờng.
Các NHTM Malaysia
Cũng tuơng tự nhu ở Thái Lan, bên cạnh việc lựa chọn khách hàng có độ tín nhiệm cao, thẩm định kỹ phuơng án vay vốn, đào tạo nâng cao trình độ cán bộ tín dụng, sau khi cho vay vốn, các NHTM ở Malaysia đều có quỹ dự phòng chung ít nhất bằng 1% tổng du nợ. Ngoài ra, thành lập quỹ dự phòng đặc biệt cho các khoản tổn thất hoặc nghi ngờ.
Việc thành lập quỹ dự phòng đặc biệt theo huớng đã xếp loại nợ:
(i) Nợ tổn thất: Là nợ không có khả năng thu hồi. Số tiền này cần đuợc xoá sổ hoặc đuợc bù đắp bằng quỹ dự phòng. Số tiền bù đắp = Số tiền còn nợ - các khoản lãi gộp - tài sản thế chấp có giá trị.
(ii) Nợ có nghi ngờ: Là nợ đuợc coi nhu không có khả năng thu hồi. Vì vậy, khó có thể đánh giá số tiền có thể mất nên nguời ta đặt một tỷ lệ mặt bằng là 50%. Số tiền đuợc bù đắp = 50% số tiền nợ - lãi treo nhập gốc - tài sản thế chấp có giá trị.
là nợ tổn thất hay nghi ngờ (vì tình hình tài chính xấu đi hoặc tài sản thế chấp thiếu hoặc có yếu tố dẫn đến nguời vay không trả đuợc nợ). Đối với những khoản nợ này, ngân hàng phải chú ý thu hồi bớt nợ, bổ sung tài sản thế chấp, thuờng xuyên theo dõi thông tin để có giải pháp thích hợp.
Các NHTM Trung Quốc
Để phòng ngừa rủi ro trong cho vay, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBC) đã đua ra qui định: (1) Bộ phận tín dụng của các NHTM phải có các quy trình kiểm tra truớc, trong và sau khi cho vay, kịp thời thu nhập thông tin để phân loại, thiết lập và hoàn chỉnh hồ sơ phân loại, kịp thời đề xuất kiến nghị kiểm tra lại; (2) Chịu trách nhiệm về tính chân thực, chuẩn xác và hoàn chỉnh của các dữ liệu phân loại; (3) Tiến hành phân loại sơ bộ tài sản theo tiêu chuẩn phân loại, đề xuất ý kiến và lý do phân loại; (4) Định kỳ báo cáo cho bộ phận quản lý rủi ro những thông tin phân loại của bộ phận tín dụng; (5) Căn cứ vào kết quả phân loại tiến hành quản lý các khoản tín dụng có sự phân biệt trong quản lý đối với từng khoản tín dụng, thực hiện các biện pháp cải tiến, loại trừ và xử lý rủi ro.
PBC đã ban hành huớng dẫn trích lập dự phòng tổn thất cho vay số 98 (2002) và công văn số 463 (2005), yêu cầu các NHTM kiểm tra định kỳ đối với các loại tài sản dựa trên nguyên tắc thận trọng dự kiến một cách hợp lý các khoản tài sản có khả năng phát sinh tổn thất và trích lập dự phòng giảm giá tài sản đối với các tài sản có khả năng phát sinh tổn thất nhu dự phòng tổn thất cho vay... Theo đó, các khoản tín dụng được phân thành 5 nhóm: nợ đủ tiêu chuẩn (nhóm 1), nợ cần chú ý (nhóm 2), nợ duới tiêu chuẩn (nhóm 3), nợ nghi ngờ (nhóm 4), nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5). Trong đó, nợ nhóm 3, 4, 5 đuợc gọi là nợ xấu.
Việc trích lập dự phòng tổn thất cho vay bao gồm: (1) Dự phòng chung: Đuợc trích hàng tháng và đuợc xác định bằng 1% số du cuối kỳ của các khoản tín dụng; (2) Dự phòng cụ thể: Vào cuối tháng, dựa theo kết quả phân loại nợ và sau khi khấu trừ giá trị tài sản thế chấp, NHTM trích lập dự phòng cụ thể theo số du các khoản tín dụng với tỷ lệ nhu sau: Nhóm 1: 0%; Nhóm 2: 2%; Nhóm 3: 25%, Nhóm 4: 50%; Nhóm 5: 100%.
Khi phân loại các khoản tín dụng, NHTM Trung Quốc chủ yếu dựa trên cơ sở khả năng trả nợ và dòng tiền thuần, thiện chí trả nợ, tài sản đảm bảo, trách nhiệm pháp luật về thanh toán nợ vay của khách hàng, tình hình quản lý tín dụng của ngân hàng... Trong đó, việc phân loại nợ chủ yêu dựa trên cơ sở đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, tài sản đảm bảo chỉ là nguồn vốn trả nợ thứ yếu. Đối với các khoản cho vay mới, ngân hàng xem xét lịch sử giao dịch, tình trạng uy tín của khách hàng với ngân hàng khác. Nếu khách hàng vay là công ty mới thành lập thì chủ yếu xem xét lịch sử giao dịch, uy tín của các cổ đông. Lịch sử trả nợ của khách hàng có thể phản ánh tình trạng gia hạn, quá hạn nợ vay của họ, đây là yếu tố quan trọng cần xem xét khi tiến hành phân loại các khoản tín dụng.
Để thực hiện xử lý nợ xấu, Trung Quốc đã thành lập 4 công ty quản lý nợ (AMCs) với vốn điều lệ khoảng 5 tỷ USD (tuơng đuơng 1% tổng số nợ xấu của hệ thống ngân hàng Trung Quốc hiện nay). Đây là một con số rất nhỏ so với tổng nợ xấu, dẫn đến khó khăn trong hoạt động của AMCs. Năm 1999, khi một khối luợng nợ bằng 170 tỷ USD đuợc chuyển giao cho các AMC, để đảm bảo nguồn vốn cân bằng với khối luợng nợ chuyển sang, AMCs đã phải vay từ ngân hàng nhân dân Trung Hoa (67 tỷ USD) và phát hành trái phiếu (108 tỷ USD). Kết quả đến tháng 03/2004, AMCs xử lý đuợc 63,9 tỷ USD mà phần lớn là chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu (12,87 tỷ USD). Nhu vậy, số nợ thu hồi chỉ đạt 7,6% tổng du nợ xấu đuợc chuyển sang và bằng 20% số nợ đuợc xử lý.
Tính từ thời điểm hoạt động đến nay đã trải qua gần 7 năm (thời gian hoạt động của AMCs tại Trung Quốc dự tính là 10 năm) thì kết quả mà các AMC mang lại là rất hạn chế và nguời ta bắt đầu đặt vấn đề về vai trò và sự tồn tại của AMCs ở Trung Quốc.
Các NHTM Pháp
Ngoài các biện pháp nâng cao hiệu quả tín dụng mang tính định tính nhu: đầu tu nâng cấp trang thiết bị hiện đại, đẩy mạnh quảng cáo, tiếp thị,... để tạo hình ảnh mới đối với khách hàng, các NHTM ở Pháp thuờng xuyên chấp hành các quy định của Luật ngân hàng về các hệ số an toàn duới đây:
(i) Hệ số khả năng thanh toán (Vốn tự có/toàn bộ tài sản có rủi ro nội bảng và ngoại bảng của tổ chức cho vay) quy định là 8%.
(ii) Hạn mức cho vay một số khách hàng tối đa không vượt quá 40% vốn tự có.
(iii) Hệ số vốn khả dụng ít nhất là 100%. (iv) Thực thi các nguyên tắc tín dụng.
Các NHTM Mỹ
Quan điểm chung trong việc đảm bảo chất lượng vốn trong kinh doanh của các ngân hàng Mỹ là: quản lý tài sản có, quản lý tài sản nợ với chi phí ít, rủi ro thấp, hiệu quả cao, lợi nhuận nhiều. Nội dung chủ yếu nhằm quản lý có hiệu quả đó là:
- Phân loại, sàng lọc và giám sát khách hàng trong quá trình vay vốn, đầu tư tín dụng của ngân hàng nắm chắc và tập hợp các thông tin, tin cậy về khách hàng (thông tin tài chính, hoạt động kinh doanh, lợi nhuận, tiền lương và uy tín của doanh nghiệp...).
- Đa dạng hoá các đối tượng vay, các khách hàng vay vốn, không tập trung vốn cho một số khách hàng hoặc một số ngành hàng để phân tán bớt khả năng rủi ro nếu để xảy ra.
- Các yêu cầu về vật thế chấp với các khoản vay thường rất chặt chẽ với người vay. Thậm chí với các khoản vay khó dự tính được chất lượng, các NHTM giữ lại một phần tiền vay làm bảo đảm cho vay.
- Để xử lý nợ xấu, Mỹ thành lập Công ty Tín thác xử lý tài sản quốc gia Hoa Kỳ (The Resolution Trust Company in the United State - RTC). Như một cơ quan nhà nước, RTC được thành lập với các mục tiêu: (i) Tối đa hóa thu nhập ròng từ việc bán tài sản được chuyển nhượng; (ii) Tối thiểu hóa các tác động lên các thị trường địa ốc và thị trường tài chính nội địa; (iii) Tối đa hóa việc tạo ra nhà ở cho các cá nhân có thu nhập thấp. RTC thực hiện việc xử lý đối với cả hai loại nợ luân chuyển thông thường và nợ tồn đọng, khó xử lý. Kết quả xử lý rủi ro tín dụng của RTC là rất tốt, tổng tài sản mà RTC đã xử lý được là 465 tỷ USD, bằng 8,5% tổng
tài sản trong khu vực tài chính (tương đương 8,5% GDP của Mỹ năm 1989).