Một số hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu 0405 giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tây đô luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 74 - 86)

2.3.2.1. Hạn chế

Thứ nhất, mặc dù dư nợ cho vay đối với DNNVV tại Agribank chi nhánh Tây Đô chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ, nhưng quy mô tín dụng đối với DNNVV chưa thực sự lớn, thị phần tín dụng của Agribank chi nhánh Tây Đô trên thị trường Hà Nội vẫn còn khá khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng của ngân

hàng. Đây là một vấn đề cần được xem xét một cách nghiêm túc. Định hướng phát triển kinh tế của cả nước nói chung và trên địa bàn Hà Nội nói riêng, là khuyến khích các DNNVV ngày càng phát triển hơn. Trong điều kiện như vậy, nếu tốc độ mở rộng tín dụng với loại hình doanh nghiệp này không được đẩy mạnh hơn nữa thì Agribank chi nhánh Tây Đô sẽ khó có thể phát huy được hết tiềm năng của mình.

Thứ hai, cơ cấu dư nợ đối với DNNVV chưa đạt ở mức hợp lý để tạo ra hiệu quả cao trong sử dụng vốn. Trong tổng dư nợ cho vay, dư nợ trung dài hạn chỉ chiểm tỷ trọng khiêm tốn (mức trung bình khoảng 20%) tuy có phản ánh được phần nào tính an toàn của tín dụng nhưng cũng có nhiều hạn chế. Với tỷ lệ vay trung dài hạn thấp cho thấy, công tác tìm kiếm và thẩm định các dự án đầu tư trung, dài hạn của loại hình doanh nghiệp này chưa được quan tâm đúng mức. Trong khi đó, với dư nợ cho vay trung, dài hạn, ngân hàng sẽ có nguồn thu tương đối ổn định và cao hơn ngắn hạn. Do đó sẽ cải thiện đáng kể chỉ tiêu mức sinh lời đang ở mức tương đối thấp trong giai đoạn vừa qua và góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay tại Agribank chi nhánh Tây Đô.

Thứ ba, tỷ lệ nợ quá hạn đối với DNNVV tại Agribank chi nhánh Tây Đô tuy giảm dần nhưng ở mức khá cao (xấp xỉ 5%) và lại có xu hướng tăng lên về giá trị tuyệt đối, mặt khác tỷ lệ này luôn cao hơn tỷ lệ quá hạn chung của ngân hàng chứng tỏ chất lượng tín dụng chưa thực sự vững chắc.

Thứ tư, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng đối với DNNVV tăng dần qua các năm tuy nhiên lợi nhuận này chủ yếu là từ hoạt động cho vay trong khi lợi nhuận từ các hoạt động cấp tín dụng khác ngoài cho vay khá khiêm tốn, lợi nhuận từ các dịch vụ khác ngoài cấp tín dụng chiếm tỷ trọng nhỏ. Điều đó chưa tương xứng với tiềm năng về nguồn vốn, uy tín và nguồn lực con người, công nghệ mà ngân hàng đang có. Cùng với đó, để nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng, ngoài việc tập trung tìm kiếm khách hàng mới để cho vay, chi nhánh Tây Đô cần chú ý hơn nữa tới các hình thức cấp tín dụng khác và đẩy mạnh công tác tư vấn, giới thiệu khách hàng đang có quan hệ tín dụng tại chi nhánh tham gia sử dụng các dịch vụ, tiện ích khác ngoài tín dụng.

Thứ năm, với tất cả các khách hàng vay vốn hiện nay, Agribank chi nhánh Tây Đô đều không có ràng buộc về phí và thời gian trả nợ truớc hạn. Phuơng thức này có nhuợc điểm là du nợ với các khách hàng có năng lực tài chính tốt trở nên kém ổn định do tâm lý của phần đông khách hàng đều muốn khi có nguồn tiền nhàn rỗi sẽ trả nợ truớc hạn, nhung lại là một lợi thế cạnh tranh khi cho vay của chi nhánh khi tiếp thị với khách hàng và là yếu tố để khách hàng cân nhắc khi xác lập quan hệ tín dụng với ngân hàng. Tuy nhiên, Agribank chi nhánh Tây Đô chua có các biện pháp khai thác và giới thiệu đến các khách hàng để tận dụng lợi thế này của mình.

Thứ sáu, do chi nhánh Tây Đô đuợc thành lập khá muộn, phần lớn cán bộ làm công tác tín dụng còn trẻ nên kinh nghiệm xử lý khi khoản vay phát sinh vấn đề còn hạn chế. Các báo cáo về những khoản vay để xảy ra nợ xấu do Trụ sở chính Agribank tiến hành kiểm tra tại chi nhánh cũng đã chỉ ra rằng nhiều truờng hợp các khoản vay có nguy cơ dẫn đến mất vốn là do cán bộ quản lý khoản vay không kịp thời nhận ra các dấu hiệu rủi ro của khoản vay dẫn đến không có các biện pháp ngăn chặn kịp thời. Bên cạnh đó việc thiếu kinh nghiệm xử lý khi khoản vay xảy ra nợ xấu nhu khởi kiện khách hàng, xử lý phát mại tài sản... cũng làm quá trình thu hồi vốn của chi nhánh bị ảnh huởng.

2.3.2.2. Nguyên nhân

a. Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Thứ nhất, chính sách, quy chế, quy trình nghiệp vụ tín dụng còn hạn chế

- Quy trình nghiệp vụ tín dụng phụ thuộc quá nhiều vào đánh giá chủ quan của CBTD: Thuc tế hiện nay, để thực hiện một món vay thì một CBTD là nguời thực hiện tất cả các công đoạn từ thẩm định là khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng là thu nợ. CBTD phải thu thập thông tin về khách hàng vay vốn, kiểm tra, rà soát đánh giá hồ sơ vay vốn của khách hàng; phân tích năng lực tài chính, mục đích đi vay; đánh giá tài sản bảo đảm, đánh giá khả năng trả nợ, mức độ rủi ro và các điều kiện cho vay theo quy định; kiểm tra, phân tích về tài sản bảo đảm tiền vay, về tính pháp lý, giá trị và khả năng xử lý tài sản này khi cần thiết. Toàn bộ ý kiến về vay hay từ chối

cho vay của CBTD sẽ được trình bày trong Báo cáo thẩm định trình lên người phê duyệt khoản vay. Neu khoản vay được duyệt, cũng chính CBTD đó sẽ tiến hành các thủ tục về công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm, tiến hành giải ngân cho khách hàng. Sau khi giải ngân, hồ sơ khách hàng cũng do chính CBTD đó phụ trách, có trách nhiệm giám sát khoản vay, thu lãi và gốc khi đến hạn cũng như xử lý các tình huống khác phát sinh cho đến khi khách hàng hoàn thành mọi nghĩa vụ đối với ngân hàng. Với quy trình như trên thì trách nhiệm của CBTD là rất lớn và họ sẽ không thể tránh được mọi khiếm khuyết. Đó là chưa kể đến trường hợp xảy ra rủi ro từ đạo đức nghề nghiệp của CBTD đó. Điều này nếu không được kiểm soát chặt chẽ sẽ ảnh hưởng lớn tới hiệu quả tín dụng của Ngân hàng.

- Chính sách tín dụng còn thiếu sự linh hoạt về lãi suất, thời hạn vay và các điều kiện tín dụng. Trong điều kiện địa bàn hoạt động của chi nhánh là thành phố Hà Nội, nơi tập trung rất nhiều các ngân hàng với hàng trăm chi nhánh và phòng giao dịch với chỉ một lượng khách hàng có hạn khiến cho các ngân hàng phải cạnh tranh rất gay gắt để tăng trưởng dư nợ cũng như cung cấp các dịch vụ tài chính của mình. Vì vậy để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho mình, các ngân hàng thương mại cổ phần, đặc biệt các ngân hàng thương mại cổ phần có vốn góp từ các tổ chức nước ngoài đã đưa ra rất nhiều loại hình dịch vụ phong phú, đáp ứng mọi nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng, từ đa dạng hình thức vay đến chính sách ưu đãi lãi suất, phí... Trong khi với Agribank nói chung và Agribank chi nhánh Tây Đô nói riêng, các loại hình sản phẩm dịch vụ về cho vay vẫn chưa phong phú, chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của các khách hàng và không tạo được lợi thế cạnh tranh với các ngân hàng trên địa bàn.

- Quá coi trọng tài sản bảo đảm: Cũng như các ngân hàng thương mại khác, Agribank chi nhánh Tây Đô quá coi trọng tài sản bảo đảm, xem tài sản đảm bảo là điều kiện tiên quyết, công cụ duy nhất đảm bảo cho việc thu hồi nợ, mà chưa thực sự chú trọng nhiều tới năng lực tài chính và hiệu quả của phương án, dự án kinh doanh. Điều kiện đầu tiên là khách hàng phải có tài sản thế chấp đã khiến rất nhiều khách hàng hầu như không có hy vọng tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng.

Theo quy định của Ngân hàng về mức cho vay với giá trị tài sản đảm bảo, đối với bất động sản tối đa 75% giá trị tài sản bảo đảm (trong thực tế khi thẩm định tài sản bảo đảm, cán bộ thẩm định luôn định giá thấp hơn giá trị thị trường hiện tại); với giấy tờ có giá, kim khí quý, đá quý, tối đa 90%; với tài sản máy móc, thiết bị khác tối đa là 50%. Việc cho vay một phần có tài sản bảo đảm và một phần tín chấp cũng rất hạn chế, chỉ được xem xét với nhóm khách hàng có quan hệ tín dụng lâu dài với chi nhánh, lịch sử giao dịch tốt, chưa từng có nợ quá hạn ... Trong khi đó, các DNNVV thường có vốn tự có rất hạn chế, nếu thực hiện đúng chế độ thì rất nhiều khách hàng không đáp ứng được yêu cầu vay vốn, hoặc sẽ được vay ở mức thấp, không đáp ứng đủ nhu cầu của phương án, dự án vay vốn. Nhưng nếu Ngân hàng xử lý linh động để cho vay thì có nguy cơ xảy ra mất vốn, vi phạm cơ chế tín dụng và ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng.

Ở nước ta, bất động sản là loại tài sản thế chấp phổ biến nhất nhưng chúng thường không ổn định, việc xác định giá trị tài sản thế chấp hoàn toàn phụ thuộc và đánh giá của ngân hàng. Nhưng với tâm lý tránh rủi ro để bảo đảm an toàn cho đồng vốn, giá trị tài sản thế chấp trong nhiều trường hợp thường bị ngân hàng hạ thấp hơn so với giá trị thực tế. Do đó, nhiều khách hàng nói chung, các khách hàng là DNNVV nói riêng rất khó vay được vốn đúng theo nhu cầu (cả về số lượng, và thời gian). Nhất là đối với những khoản vay trung dài hạn đầu tư dự án có thể vẫn bị từ chối cho vay mặc dù dự án có hiệu quả cao vì Ngân hàng hạn chế việc dùng tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay, trong khi các dự án này cần vốn rất lớn nên nếu không dùng tài sản hình thành trong tương lai thì không đủ tài sản để đảm bảo.

Thứ hai, năng lực và ý thức của đội ngũ cán bộ tín dụng còn hạn chế

Một trong những yếu quan trọng hàng đầu quyết định sự thành bại trong kinh doanh của một tổ chức là yếu tố con người. Chất lượng của yếu tố này thể hiện ở lực lượng lao động có trình độ cao, có kinh nghiệm sáng tạo, xử lý công việc nhanh nhậy và trung thực. CBTD tại Agribank chi nhánh Tây Đô có 100% trình độ đại học và trên đại học. Đội ngũ nhân viên trẻ thường có ưu điểm là tiếp thu nhanh cái mới, năng động, nhiệt tình trong công việc, tuy nhiên lại mắc có nhược điểm là chưa có

kinh nghiệm nghề nghiệp cao. Vì mỗi một khoản vay đều do một CBTD phụ trách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng nên có nhiều vấn đề có thể này sinh mà CBTD không thể luờng truớc để xử lý tốt đuợc. Những lỗi phát sinh của CBTD thuờng là việc đánh giá không chính xác khách hàng, công tác thẩm định sơ sài, qua loa dẫn đến sai lầm khi quyết định cho vay. Bên cạnh đó, khi phát sinh khoản nợ có vấn đề thì đôi khi chính CBTD cũng không tìm ra đuợc huớng giải quyết nhanh và hiệu quả nhất. Điều này, một phần do trình độ, nhung chủ yếu vẫn là do thiếu kinh nghiệm.

Thứ ba, công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay còn thiếu chặt chẽ, chưa chấp hành đầy đủ quy trình thủ tục

Trong quy trình cho vay của Agribank có quy định rất rõ ràng về công tác kiểm tra truớc, trong và sau khi cho vay. Kiểm tra truớc khi cho vay là việc Agribank thực hiện kiểm tra hồ sơ vay vốn, xem xét, đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án, phuơng án vay vốn, khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng và các điều kiện cho vay theo quy định. Kiểm tra trong khi cho vay là việc Agribank nơi cho vay kiểm soát và ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, kiểm tra việc giải ngân cho vay theo quy định. Kiểm tra sau khi cho vay là việc giám sát giải ngân vốn vay và định kỳ kiểm tra khách hàng sau khi giải ngân. Theo quy định của Ngân hàng, chậm nhất trong vòng 30 ngày kể từ ngày giải ngân khoản vay, CBTD phải tiến hành kiểm tra thực tế tình hình sử dụng vốn vay và các điệu kiện khác của khách hàng (tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, hiện trạng tài sản đảm bảo...). Định kỳ sau đó có thể theo tháng, quý tuỳ theo đặc điểm của từng đối tuợng khách hàng để tiến hành kiểm tra. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều công đoạn trong qui trình cho vay chua đuợc quan tâm chặt chẽ, nhu phân tích báo cáo tài chính của khách hàng, thẩm định dự án, đánh giá giá trị tài sản bảo đảm truớc khi cho vay thiếu những căn cứ khoa học, dựa vào kinh nghiệm chủ quan của CBTD là chủ yếu dẫn tới chất luợng thẩm định thấp. Việc kiểm soát tín dụng của Agribank chi nhánh Tây Đô đối với những hoạt động có liên quan đến khoản vay còn lơi lỏng. Hiện tại, Agribank chi nhánh Tây Đô chỉ có hai cán bộ làm công tác kiểm soát toàn bộ hoạt động của ngân hàng, do đó hầu nhu công tác tín dụng đều đuợc giao

phó cho bộ phận tín dụng tự kiểm soát. Chính điều này là thiếu sự khách quan và là nguy cơ dẫn đến những rủi ro về qui trình tín dụng.

Về công tác kiểm tra của cán bộ tín dụng chua chặt chẽ, đôi khi còn mang tính hình thức, không thuờng xuyên nên khó có thể kịp thời phát hiện và ngăn chặn những truờng hợp sử dụng vốn sai mục đích cũng nhu đua ra quyết định thu nợ truớc hạn. Kiểm tra, đánh giá lại tài sản bảo đảm giúp cho Agribank chi nhánh Tây Đô thấy đuợc giá trị tài sản thay đổi. Có truờng hợp Agribank chi nhánh Tây Đô đã bỏ qua hay lơ là kiểm tra tài sản bảo đảm, nên khi giá trị tài sản giảm, thất thoát, đồng thời doanh nghiệp vay vốn gặp khó khăn trong kinh doanh, Ngân hàng đã mất rất nhiều thời gian và chi phí để thu hồi vốn. Việc luu giữ hồ sơ trong cho vay còn có tình trạng thiếu: Hợp đồng kinh tế, hoá đơn bổ sung, biên bản kiểm tra xử lý nợ vay... Khi khách hàng không trả đuợc nợ ngân hàng gửi hồ sơ sang cơ quan pháp luật khởi kiện có thể sẽ gặp khó khăn. Do đó, xử lý du nợ tín dụng theo nguyên tắc cho vay có hoàn trả cả gốc và lã cùng các chi phí phát sinh sẽ không đuợc thực hiện, tất yếu dẫn đến hiệu quả tín dụng bị ảnh huởng.

Thứ tư, công tác quản trị rủi ro tín dụng chưa được chú ý đúng mức

Tuy tỷ lệ nợ quá hạn thời gian vừa qua tại Agribank chi nhánh Tây Đô không cao nhung xét về số tuyệt đối vẫn tăng. Công tác thu hồi nợ quá hạn và xử lý các khoản nợ xấu của khác hàng vẫn chỉ do CBTD phụ trách mà chua có một bộ phận độc lập giải quyết, vì vậy hiệu quả của việc thu hồi nợ quá hạn chua cao. Việc xử lý các khoản nợ vay có vấn đề cần một quy trình làm việc thuờng xuyên, chặt chẽ, liên tục trong khi một CBTD vừa tiến hành cho vay nhiều khách hàng, giám sát khoản vay, thu nợ thì không thể có đủ thời gian và công sức để tập trung vào việc xử lý nợ vay. Giao nhiều đầu việc cho một cán bộ phụ trách có uu điểm là mỗi cán bộ sẽ biết làm đuợc nhiều công việc nhung có nhuợc điểm là mỗi công việc CBTD làm sẽ không đuợc chuyên sâu đúng mức cần thiết.

Thứ năm, chiến lược khách hàng còn hạn chế, chưa sử dụng tốt chiến lược Marketing trong ngân hàng

Một phần của tài liệu 0405 giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tây đô luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 74 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w