Trong quá trình cho vay DNNVV, chi nhánh Tây Đô cần phải nghiêm túc tuân thủ quy định về quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp trong hệ thống Agribank được ban hành theo quyết định số 766/QĐ-NHNo-KHDN ngày 01 tháng 08 năm 2014 do Tổng giám đốc Agribank ban hành. Trong đó lưu ý một số nội dung cụ thế như sau:
Bước 1: Thẩm định, phê duyệt cho vay
Thẩm định, phê duyệt các khoản vay thuộc thẩm quyền
Sau khi tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng cung cấp hồ sơ theo quy định, người thẩm định khoản vay tiến hành thẩm định khoản vay theo quy định tại quy trình cho vay, lập báo cáo thẩm định và trình người kiểm soát khoản vay. Người kiểm soát khoản vay căn cứ vào báo cáo thẩm định và bộ hồ sơ vay vốn nêu ý kiến đồng ý hay không đồng ý cho vay vào báo cáo thẩm định và trình người phê duyệt khoản vay nơi cho vay phê duyệt.
Thẩm định, phê duyệt với các khoản vay vượt thẩm quyền
Trưởng ban KHDN/Phòng TD phân công cán bộ thẩm định xử lý hồ sơ trình vượt thẩm quyền, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của bộ hồ sơ được trình và tiến hành tái thẩm định theo quy định. Người thẩm định lập báo cáo tái thẩm định nêu rõ ý kiến đề xuất đồng ý/không đồng ý phê duyệt vượt thẩm quyền và trình Người kiểm soát khoản vay kèm theo Hồ sơ khoản vay. Trường hợp cần thiết Agribank nơi phê duyệt vượt thẩm quyền có thể thành lập tổ thẩm định để tái thẩm định khoản vay.
Người kiểm soát kiểm soát tính đầy đủ, hợp lệ của Hồ sơ vay vốn; tính chính xác và tính phù hợp của nội dung Báo cáo tái thẩm định, bao gồm nội dung ý kiến đề xuất của Người thẩm định. Nêu rõ ý kiến đồng ý/không đồng ý với nội dung báo cáo tái thẩm định, nội dung đề xuất đồng ý cho vay/không đồng ý cho vay và trình người có thẩm quyền phê duyệt khoản vay theo quy định.
Bước 2: Soạn thảo, ký kết các văn kiện
Căn cứ nội dung và điều kiện phê duyệt cho vay của cấp có thẩm quyền, kết quả thương thảo với khách hàng nhưng không trái với quyết định phê duyệt cho vay, Người quản lý khoản vay tiến hành soạn thảo các văn kiện sau và trình người kiểm soát, người phê duyệt khoản vay phê duyệt:
Soạn thảo, ký kết hợp đồng tín dụng
Soạn thảo, ký kết hợp đồng bảo đảm tiền vay Soạn thảo, ký kết các văn kiện liên quan khác
Bước 3: Bàn giao và quản lý hồ sơ khoản vay
Dựa theo quy định về lưu chuyển hồ sơ, chứng từ trong hệ thống trong hệ thống Agribank, người quản lý khoản vay tiến hành bàn giao cho bộ phận kế toán hồ sơ, chứng từ liên quan đến khoản vay.
Bước 4: Giải ngân
Bước 5: Kiểm tra, giám sát khoản vay Kiểm tra tại Agribank nơi cho vay:
Kiểm tra sử dụng vốn vay các lần giải ngân
a. Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của chứng từ, sổ sách kế toán chứng minh mục đích sử dụng tiền vay.
b. Kiểm tra thực tế mục đích sử dụng vốn. c. Nội dung khác.
Thời điểm kiểm tra sử dụng vốn vay: trong vòng 30 ngày kể từ ngày giải ngân của từng lần giải ngân
Kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện các cam kết, điều kiện cho vay, tình hình thực hiện phương án/dự án, hoạt động kinh doanh của khách hàng
Mỗi lần kiểm tra Người quản lý khoản vay thực hiện kiểm tra một số hoặc toàn bộ các nội dung sau:
a. Kiểm tra tiến độ thực hiện phương án/dự án.
b. Tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng tại thời điểm hiện tại, những yếu tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng.
c. Kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện các cam kết, các điều kiện cho vay trong HĐTD.
d. Kiểm tra các nội dung khác có ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh và khả năng trả nợ ngân hàng.
Thời điểm kiểm tra: kiểm tra ít nhất 06 (sáu) tháng một lần
Kết thúc kiểm tra, Agribank nơi cho vay phải tiến hành lập Biên bản kiểm tra
Kiểm tra tài sản bảo đảm Báo cáo, xử lý qua kiểm tra
Giám sát sau khi cho vay
a. Giám sát tình hình sử dụng vốn vay, tình hình trả nợ, việc thực hiện các điều kiện cho vay và thỏa thuận tại HĐTD.
b. Giám sát tình hình hoạt động kinh doanh (doanh thu, lợi nhuận), tình hình tài chính và khả năng trả nợ Ngân hàng.
c. Theo dõi chấm điểm, xếp hạng khách hàng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank và diễn biến trạng thái khoản vay theo nhóm nợ
Bước 6: Theo dõi, đôn đốc thu hồi nợ
Bước 7: Thanh lý hợp đồng, quản lý, lưu trữ hồ sơ cho vay
Có thể nói việc xây dựng thành công quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp đã giúp Agribank chi nhánh Tây Đô nói riêng và toàn bộ hệ thống Agribank cả nước nói chung cung ứng tín dụng cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế hiệu quả và an toàn hơn.
Việc thống nhất về các danh mục hồ sơ, mẫu biểu và quy trình thẩm định đã giúp các cán bộ tín dụng thuận lợi hơn khi tiến hàng công tác thẩm định và ra quyết định tín dụng, đồng thời nâng cao tính chủ động, sáng tạo trong công việc. Một ưu điểm nữa trong quy trình cho vay mới của Agribank là mỗi giai đoạn thực hiện đều rõ ràng và tách bạch với nhau, từ việc thẩm định năng lực tài chính, tính khả thi của
phương án/ dự án kinh doanh, đến thẩm định tài sản bảo đảm, kiểm tra việc sử dụng vốn vay, tài sản bảo đảm và kiểm soát mỗi lần giải ngân đều được thực hiện một cách tuần tự và riêng biệt được thể hiện thông qua các báo cáo thẩm định, biên bản định giá tài sản, biên bản kiểm tra sau cho vay về tình hình sử dụng vốn vay, tài sản bảo đảm và báo cáo đề xuất mỗi lần giải ngân thay vì gộp chung vào như trước kia. Thêm vào đó, quy trình cho vay mới cũng đã có sự phân công trách nhiệm rất rõ ràng, cụ thể giữa người quản lý khoản vay, người kiểm soát, người phê duyệt khoản vay và bộ phận kế toán, về việc quản lý các khoản vay vượt quyền phán quyết của chi nhánh/ phòng giao dịch.
Với những ưu điểm trên đã giúp hoạt động cấp tín dụng được an toàn hơn, và Agribank chi nhánh Tây Đô cần tiếp tục tuân thủ và đảm bảo hoạt động cấp tín dụng luôn theo qui trình. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng quy trình cho vay cũng không tránh khỏi những hạn chế khiến cho việc cấp tín dụng không được thuận lợi. Một điểm khác biệt của quy định, quy trình cho vay mới của Agribank là việc Chi nhánh không được ủy quyền cho phòng giao dịch trực thuộc quản lý các khoản vay lớn hơn 2 tỷ đồng, điều này đã làm giới hạn tính chủ động của các phòng giao dịch trong việc tiếp cận khách hàng và còn dẫn đến việc hồ sơ của khách hàng bị tắc nghẽn tại phòng Tín dụng của chi nhánh khiến việc xử lý nhu cầu vay vốn của khách hàng không được xử lý kịp thời. Bên cạnh đó việc khoản vay từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và giải ngân phải trải qua nhiều khâu, liên quan đến nhiều bộ phận khiến cho thời gian xử lý khoản vay bị kéo dài; theo quy trình mới bộ phận kế toán là bộ phận trực tiếp tiến hành việc giải ngân, nhưng nhiều cán bộ kế toán phụ trách tín dụng lại chưa hiểu biết đầy đủ về hoạt động tín dụng cũng như phạm vi trách nhiệm của mình đối với khoản vay dẫn đến nhiều trường hợp hoạt động cấp tín dụng bị ách tắc. Trong thời gian tới chi nhánh Tây Đô cần khắc phục nhược điểm này để đảm bảo hoạt động tín dụng đối với DNNVV có hiệu quả hơn.