Những tồn tại nợ xấu trong những năm truớc đây để lại là một gánh nặng rất lớn đối với Agribank chi nhánh Tây Đô bởi nó gây ứ đọng một phần vốn không nhỏ, làm ảnh huởng tới mọi hoạt động của chi nhánh. Giải quyết dứt điểm những khoản nợ xấu, nợ tồn đọng sẽ góp phần làm lành mạnh hóa tình hình tài chính của ngân hàng, nâng cao chất luợng tín dụng đồng thời giải quyết dứt điểm những khoản nợ tồn động tạo thêm nguồn vốn với chi phí thấp.
Đây là biện pháp cuối cùng nhằm hạn chế tối đa những khoản thiệt hại đã xảy ra và cũng là một vấn đề bức xúc đối với Agribank chi nhánh Tây Đô trong việc xử lý các khoản nợ khó đòi đang chiếm tỷ lệ cao trong tổng du nợ quá hạn của ngân hàng hiện nay. Đối với những khoản nợ này, hầu nhu không còn khả năng thu hồi nhu dự kiến, vì vậy chi nhánh cần có những biện pháp xử lý kiên quyết. Agribank chi nhánh Tây Đô cần xúc tiến những biện pháp sau:
❖ Phân tích khả năng thu hồi các khoản nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro
Thứ nhất, xây dựng kế hoạch thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro trong chi nhánh theo năm, chia ra các quý, giao chỉ tiêu thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro cho CBTD. Đây là chỉ tiêu bắt buộc thực hiện và là cơ sở quyết định việc chi luơng kinh doanh đối với cán bộ.
Thứ hai, tăng cuờng quản lý nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro bằng các giải pháp sau: Nâng cao hiệu quả của Tổ xử lý nợ xấu trên cơ sở phân tích từng khoản nợ, những nguyên nhân dẫn đến khoản nợ, tập hợp các giải pháp thu hồi nợ, cách thức tiến
hành chi tiết giao cho từng cán bộ phụ trách hoặc nhóm phụ trách thực hiện. Sau khi thực hiện về phải có phân tích đánh giá cụ thể những mặt được, chưa được, trên cơ sở đó hoàn thiện các giải pháp, kỹ năng, kinh nghiệm xử lý nợ xấu.
Thứ ba, đề nghị với các cơ quan bảo vệ pháp luật, chính quyền địa phương tiếp tục phối hợp thu hồi các khoản nợ tồn đọng, nợ khó đòi do nguyên nhân khách hàng có dấu hiệu lừa đảo, chây ỳ (kể cả việc khởi kiện)
Thứ tư, sau khi phân tích, đánh giá những khoản nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro và làm việc trực tiếp với khách hàng, rất nhiều khách hàng trả ngay được một phần và xây dựng kế hoạch trả nợ dần trong tương lai. Do vậy, Chi nhánh phải sử dụng các biện pháp động viên phối hợp, tiếp tục hỗ trợ để khôi phục năng lực sản xuất của người vay, cứu lấy người vay để họ có thể trả nợ cho ngân hàng. Để làm được điều này, về phía ngân hàng cán bộ phải giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có kiến thức về kinh tế xã hội và đặc biệt phải có quá trình làm việc, am hiểu về lịch sử khách hàng.
❖ Tăng cường các biện pháp thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro
Sau khi phân tích, xây dựng kế hoạch thu hồi các khoản nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro, công việc tiếp theo là phải tổ chức thực hiện kế hoạch đã xây dựng.
Chẳng hạn như với khoản vay của trường THPT Dân lập Phương Nam được bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai là công trình Trường Tiểu học và Trung học Dân lập Phương Nam xây dựng trên lô đất 18 Khu đô thị mới Định Công, P. Định Công, Q. Hoàng Mai, hiện nay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất của công trình trên đang trong quá trình làm thủ tục tại Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội, chi nhánh Tây Đô cần theo dõi, bám sát và phối hợp với khách hàng để khẩn trương hoàn thiện thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo theo đúng quy định.
Với khoản vay của Doanh nghiệp tư nhân chăn nuôi Việt Linh do khách hàng bị chiếm dụng nhiều vốn, chi phí tài chính cao, mất cân đối tài chính dẫn đến mất khả năng thanh toán và phát sinh nợ quá hạn, hiện tại chi nhánh đang tiến hành phát mại tài sản thế chấp của doanh nghiệp nhưng chưa thành công, trong thời gian tới chi nhánh Tây Đô cần có kế hoạch nhanh chóng thanh lý tài sản của khách hàng trong
năm tài chính và hoàn thiện các hồ sơ chuẩn bị cho việc khởi kiện khách hàng. Để có thể thu hồi đuợc các khoản nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro đuợc tốt thì CBTD phải thuờng xuyên bám sát khách hàng, yêu cầu khách hàng trả nợ và giám sát việc thực hiện kế hoạch trả nợ của khách hàng, khi khách hàng xuất hiện các nguồn thu phải bám sát, yêu cầu khách hàng trả nợ ngân hàng. Đồng thời phải rà soát lại hồ sơ của các khách hàng này nhằm hoàn thiện các giấy tờ pháp lý, giấy tờ về tài sản bảo đảm tiền vay, phối hợp cùng với các cơ quan tu vấn pháp luật để bổ sung các hồ sơ còn thiếu để đảm bảo về mặt pháp lý của những bộ hồ sơ đó đuợc cặn kẽ để sẵn sàng cho việc khởi kiện trong truờng hợp cần thiết.
3.3. KIẾN NGHỊ