Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng thông qua các chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu 0405 giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tây đô luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 60 - 72)

Để tìm hiểu cụ thể về hiệu quả tín dụng đối với DNNVV tại Agribank chi nhánh Tây Đô ta xem xét bảng số liệu sau:

Bảng 2.3. Hiệu quả tín dụng đối với DNNVVtại Agribank chi nhánh Tây Đô Đơn vị: Triệu đồng

Nợ quá hạn 0 0 28.314 % 10,26% Nợ quá hạn/Tổng dư nợ(%) 56 6“ 5“ 54 2“ 4,4 3,66%- -18,92% Nợ có khả năng mất vốn 3.19 2 5.506 7.140 72,49 % 29,68% Nợ có khả năng mất vốn/Tổng dư nợ(%) 0,9 1 7 1,1 1 1,1 %28,01 -4,64% Vòng quay vốn TD (vòng) 1,5 8^ 56 7“ 1,8 ? 5,7% 8,38% Dư nợ tín dụng/CBTD 34.97 2 2 43.04 53.404 %23,08 24,07%

+/- % +/- %

Doanh số cho vay 796.290 1.096.512 1.210.256 300.222 38% 113.744 10%

Doanh số thu nợ 747.803 974.97

0 1.040.668 227.167 30% 8 65.69 7%

(Nguôn: Báo cáo tông kêt Agribank chi nhánh Tây Đô 2012 - 2014)

a. Doanh số cho vay

Doanh số cho vay DNNVV của Agribank chi nhánh Tây Đô tăng trưởng đều qua các năm. Năm 2012, tổng doanh số cho vay đối với DNNVV là 796.290 triệu đồng, sang năm 2013 tổng doanh số cho vay DNNVV tăng lên 1.096.512 triệu đồng, tương ứng với mức tăng 37,7%. Và năm 2014 tổng doanh số cho vay với nhóm khách hàng này là 1.210.256 triệu đồng, tăng 10,37% so với năm 2013. Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay chưa thực sự cao, nhưng trong giai đoạn nền kinh tế vẫn còn khó khăn hai năm vừa qua, kết quả này đã thể hiện sự cố gắng của chi nhánh trong việc tạo vốn luân chuyển trong nền kinh tế nhiều hơn, tiếp cận và tạo điều kiện cho các DNNVV vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

b. Doanh số thu nợ

Bảng 2.4. Doanh số cho vay và doanh số thu nợDNNVVcủa Agribank

DNNVV của Agribank chi nhánh Tây Đô cũng tăng lên qua các năm, với tốc độ tăng thấp hơn tốc độ tăng của doanh số cho vay. Neu năm 2013 doanh số cho vay đối với DNNVV của chi nhánh tăng trưởng 38% thì doanh số thu nợ với nhóm khách hàng này tăng 30% so với năm 2012. Sang đến năm 2014, do những khó khăn nhất định trong việc cho vay ra, doanh số cho vay đối với DNNVV chỉ tăng 10% và doanh số thu nợ tương ứng chỉ tăng 7% so với năm 2013. Việc tăng doanh số cho vay qua các năm trong khi vẫn đảm bảo việc thu hồi nợ góp phần làm cho đảm bảo hiệu quả tín dụng đối với các DNNV luôn tốt.

c. Dư nợ cho vay

Các DNNVV tại Agribank chi nhánh Tây Đô gồm nhiều loại hình: Công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân. Đa số các doanh nghiệp thuộc khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Dư nợ cho vay loại hình này chiếm tỷ trọng 60- 80% tổng dư nợ của ngân hàng. Cụ thể cơ cấu và tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp này được thể hiện qua Biểu đồ 2.1 và 2.2 dưới đây:

Đơn vị: Triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết Agribank chi nhánh Tây Đô 2012 - 2014) Hình 2.3. Dư nợ tín dụng DNNVV

Nhìn vào Biểu đồ 2.1 ta thấy, dư nợ đối với DNNVV của Agribank chi nhánh Tây Đô tăng trưởng mạnh qua các năm:

Dư nợ tín dụng đối với DNNVV năm 2012 là 349.726 triệu đồng, sang năm 2013, dư nợ tín dụng đối với DNNVV là 471.268 triệu đồng, tăng 34,75% so với năm 2012 và tới năm 2014 dư nợ của nhóm khách hàng này là 640.856 triệu đồng, tăng 35,99% so với năm 2013 và tăng hơn 83% so với năm 2012. Mức tăng trưởng cao này cho thấy những nỗ lực trong việc tiếp cận khách hàng mới cũng như chất lượng phục vụ của ban Giám đốc và toàn thể cán bộ chi nhánh nhằm tiếp cận và đáp ứng nhu cầu vay vốn của nhóm khách hàng là các DNNVV.

Chỉ tiêu Năm 2012

Năm 2013 Năm 2014

Số

tiền giảm soTăng với năm 2012 (%)

Số

tiền giảm soTăng với năm 2013 (%) Dư nợ DNNVV 349,72 6 8471,26 34.75 640,856 9 35.9 Nợ quá hạn DNNVV 19,78 0 25,68 0 29.83 28,314 10.2 6 Nợ có khả năng mất vốn 3,19 2 5,506 72.49 7,140 8 29.6 Nợ quá hạn/Tổng dư nợ (%) 56 6 5.4 5 4.4 2 Nợ có khả năng mất vốn/Tổng dư nợ (%) 1 0.9 7 1.1 1 1.1 Đơn vị: Triệu đồng

Cơ cấu dư nợ tín dụng đối với DNNVV theo thời gian

700,000 600,000 500,000 400,000 300,000 200,000 100,000 0 576,704 2012 2013 2014

■ Dư nợ ngắn hạn ■ Dư nợ trung dài hạn

(Nguồn: Báo cáo tổng kết Agribank chi nhánh Tây Đô 2012 - 2014)

Hình 2.4. Cơ cấu dư nợ tín dụng đối với DNNVVtheo thời gian

Xét trên góc độ thời hạn cho vay thì cơ cấu dư nợ tín dụng ngắn hạn, trung dài hạn đối với DNNVV là tương đồng đối với cơ cấu dư nợ tín dụng của chi nhánh nói chung. Trong gian đoạn 2012 - 2014 tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn đối với DNNVV cụ thể như sau:

Năm 2012: Dư nợ tín dụng ngắn hạn đối với DNNVV chiếm tỷ trọng 82,77% dư nợ tín dụng đối với DNNVV.

Năm 2013: Dư nợ tín dụng ngắn hạn đối với DNNVV chiếm tỷ trọng 82,59% dư nợ tín dụng đối với DNNVV.

Năm 2014: Dư nợ tín dụng ngắn hạn đối với DNNVV chiếm tỷ trọng 89,99% dư nợ tín dụng đối với DNNVV.

Những khoản cho vay trung, dài hạn đối với các DNNVV là những khoản vay thường đem lại lợi nhuận cao hơn cho ngân hàng do có lãi suất cao hơn nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong khi đó các khoản cho vay ngắn hạn đối với DNNVV thường với mục đích bổ sung vốn lưu động mở rộng sản xuất, kinh doanh thường có lãi suất thấp hơn khoản vay trung, dài hạn nhưng lại ít rủi ro hơn. Trong cơ cấu dư nợ tín dụng đối với DNNVV thì dư nợ tín dụng ngắn hạn của chi nhánh lại chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều (Từ 82-90% tổng dư nợ tín dụng đối với DNNVV) và có xu hướng tăng giảm không đều qua các năm. Việc cân đối dư nợ tín dụng ngắn hạn và trung, dài hạn là yếu tố quyết định đến việc tăng lợi nhuận cho ngân hàng mà vẫn đảm bảo an toàn vốn. Do đó với cơ cấu dư nợ như trên của Agribank chi nhánh Tây Đô là chưa thực sự đảm bảo hiệu quả cao cho hoạt động tín dụng

d. về tỷ lệ nợ quá hạn

Bảng 2.5. Nợ quá hạn đối với DNNVV

nợ gốc và lãi của ngân hàng đó và từ đó tác động đến lợi nhuận trong năm tài chính. Tỷ lệ nợ quá hạn đối với các DNNVV qua các năm 2012-2014 luôn cao hơn tỷ lệ nợ quá hạn chung của ngân hàng, cụ thể: Năm 2012, tỷ lệ nợ quá hạn cho vay đối với DNNVV là 5,66%, năm 2013, tỷ lệ nợ quá hạn cho vay DNNVV là 5,44%, năm 2014, tỷ lệ nợ quá hạn cho vay DNNVV là 4,41%. Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn đối với DNNVV có xu hướng giảm qua các năm nhưng tỷ lệ này không giảm nhiều và vẫn

ở mức khá cao và nợ quá hạn về số tuyệt đối vẫn tăng lên qua các năm. Nguyên nhân chính của việc giảm tỷ lệ nợ quá hạn là do sự tăng truởng nhanh của du nợ cho vay đối với DNNVV. Vì vậy, để đạt đuợc hiệu quả tín dụng tốt đối với loại hình DN này, bên cạnh việc tăng du nợ cần chú trọng hơn nữa đến việc thu hồi các khoản nợ quá hạn cũ, nâng cao chất luợng các khoản vay, giảm thiểu sự phát sinh các khoản nợ quá hạn mới. Để làm đuợc điều này, Ngân hàng cần phải giám sát chặt chẽ hơn quá trình sử dụng vốn vay của doanh nghiệp. Mặt khác, cần phải chú trọng hơn nữa trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng đối với DNNVV.

Nợ có khả năng mất của các DN này tăng qua các năm về số tuyệt đối năm 2012 là 3.192 triệu đồng, chiếm 0,92% tổng du nợ; năm 2013 là 5.506 triệu đồng, chiếm 1,17% tổng du nợ và năm 2014 là 7.140 triệu đồng, chiếm 1,11% tổng du nợ. Đây là một dấu hiệu không tốt cho hiệu quả hoạt động tín dụng vì đó là một trong những yếu tố làm tăng chi phí của Ngân hàng.

e. về vòng quay vốn tín dụng

Vòng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết Agribank chi nhánh Tây Đô 2012 - 2014)

Vòng quay vốn tín dụng thể hiện đốc độ luân chuyển vốn tín dụng. Vòng quay càng cao cho thấy vốn tín dụng đuợc luân chuyển càng nhanh và với cơ cấu du nợ tín dụng chủ yếu là nợ ngắn hạn thì vòng quay tín dụng tăng lên phần nào cũng phản ánh hoạt động tín dụng có hiệu quả.

Năm 2012, vòng quay vốn tín dụng đối với DNNVV của Agribank chi nhánh Tây Đô là 1,58. Đến năm 2013, vòng quay vốn tín dụng đối với DNNVV là 1,67. Và tới 2014, vòng quay vốn tín dụng đối với DNNVV là 1,81.

Với du nợ tín dụng ngắn hạn đối với DNNVV luôn chiếm tỷ trọng cao và ổn định (80-90%) trong tổng du nợ đối với DNNVV của Agribank chi nhánh Tây Đô cho ta thấy hiệu quả tín dụng đối với nhóm khách hàng nay đang ngày càng đuợc cải tuy nhiên điều này cũng cho thấy sự mất cân đối trong việc sử dụng vốn khi tỷ lệ du nợ tín dụng trung và dài hạn đối với DNNVV của Agribank chi nhánh Tây Đô đang khá thấp so với trung bình ngành trên địa bàn Hà Nội. Bên cạnh các nguyên nhân khách quan nhu các doanh nghiệp thiếu các dự án khả thi để đầu tu cho vay, các thủ tục chuẩn bị cho dự án đầu tu quá phức tạp, các doanh nghiệp phải thông qua quá nhiều cơ quan chức năng và đơn vị chủ quản trong quá trình thực hiện đầu tu... đã làm mất đi cơ hội kinh doanh của họ thì cũng có những nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng. Đó là những nguyên nhân nhu: Sự thận trọng quá mức cần thiết trong quá trình xét duyệt cho vay của ngân hàng dẫn đến việc mất cơ hội đầu tu của doanh nghiệp, trình độ CBTD còn hạn chế, công tác Marketing chua đuợc đẩy mạnh. đã làm cho hoạt động cho vay trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp nói chung và đối với các DNNVV nói riêng chua tuơng xứng với tiềm năng của chi nhánh. Điều này đòi hỏi Agribank chi nhánh Tây Đô phải tích cực hơn nữa trong việc tìm kiếm các dự án phát triển đổi mới công nghệ, đầu tu máy móc thiết bị nhà xuởng có hiệu quả để đầu tu nhằm tăng hiệu quả sự dụng vốn và góp phần phát triển kinh tế thủ đô hơn nữa.

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 LN từ HĐTD với DNNVV 6,776 9,112 12,678

Tăng truởng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng 27% 34% 39%

Dư nợ tín dụng trung bình DNNVV trên CBTD tăng dần qua các năm, cụ thể, năm 2012 là 24.980 triệu đồng, năm 2013 là 31.417 triệu đồng (tăng 25,7% so với năm 2012), năm 2014 là 37.697 triệu đồng (tăng 20% so với năm 2013). Mặc dù số lượng CBTD tăng qua các năm nhưng do tốc độ tăng dư nợ đối với DNNVV nhanh hơn tốc độ tăng của số lượng CBTD nên tỷ lệ dư nợ tín dụng/CBTD tăng. Tuy nhiên, nếu xét dư nợ tín dụng trung bình DNNVV trên CBTD của Agribank chi nhánh Tây Đô với các NHTM cổ phần khác trên cùng địa bàn thì tỷ lệ này chưa cao. Điều đó nếu xét trên hiệu quả tín dụng về lượng thì Agribank chi nhánh Tây Đô chưa thể sánh bằng nhiều ngân hàng khác. Do đó, bên cạnh việc tăng quy mô đối với DNNVV cần chú trọng tới hiệu quả tín dụng, trong đó có yếu tố quan trọng là quan tâm tới tình hình CBTD cả về số lượng và chất lượng (đào tạo nâng cao chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp) để nâng cao khả năng cạnh tranh với các NH khác.

Qua phân tích ở trên ta thấy rằng, tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với DNNVV tăng theo các năm, nhưng hiệu quả của việc cho vay đối với DNNVV chưa thực sự tốt. Các khoản vay của các doanh nghiệp này thường nhỏ, chi phí quản lý cao, dẫn đến thu nhập từ hoạt động tín dụng đối với DNNVV chưa cao. Mặt khác, các DNNVV chủ yếu sử dụng nhiều vốn vay, ít sử dụng các sản phẩm đa dạng khác của hoạt động tín dụng ngân hàng, dẫn đến thu nhập từ các sản phẩm này của ngân hàng thấp. Đây cũng là vấn đề đáng để Agribank chi nhánh Tây Đô quan tâm. Về vấn đề này, các CBTD phải giới thiệu, tư vấn đầy đủ về các sản phẩm của ngân hàng đối với DNNVV, bên cạnh đó các DNNVV cần nâng cao sự hiểu biết về ngân hàng để sử dụng có hiệu quả hơn các sản phẩm này.

g. Chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động tín dụng đối với DNNVV

Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả tín dụng của một Ngân hàng thương mại. Một NHTM không thể coi là hoạt động tốt và hiệu quả khi lợi nhuận từ hoạt động tín dụng mang lại là thấp

Bảng 2.6. Mức sinh lời từ hoạt động cho vay DNNVV

quả khi nó đóng góp vào lợi nhuận chung hàng năm của ngân hàng đó. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng đối với DNNVV của Agribank chi nhánh Tây Đô năm sau luôn cao hơn năm truớc với tỷ lệ tăng truởng ngày càng cao. Nếu nhu năm 2012, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng đối với DNNVV của chi nhánh là 6.776 triệu đồng thì năm 2013 con số này là 9.112 triệu đồng, tang 34% so với năm 2012 và năm 2014 là 12.678 triệu đồng, tăng 39% so với năm 2013. Có đuợc kết quả này là nhờ chi nhánh đã nỗ lực trong việc tìm kiếm và cho vay khách hàng, đồng thời đảm bảo chất luợng tín dụng, thu hồi đủ nợ gốc, nợ lãi song song với việc tăng truởng du nợ.

Tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng đối với DNNVV trong tổng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng nói chung cũng có xu huớng ngày càng tăng (từ 64% vào năm 2012 lên đến 74% vào năm 2014), điều này hoàn toàn phù hợp với định huớng kinh doanh của Agribank chi nhánh Tây Đô thời gian qua, chú trọng vào việc tăng truởng du nợ đối với nhóm khách hàng DNNVV thay vì nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn vốn đang phải chịu ảnh huởng lớn từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu thời gian qua.

đang ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong tổng lợi nhuận của Agribank chi nhánh Tây Đô. Tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng đối với DNNVV trên tổng lợi nhuận chi nhánh đã tăng từ 50% vào năm 2012 lên 62% vào năm 2014 cho thấy hiệu quả hoạt động cấp tín dụng của chi nhánh đối với nhóm khách hàng này đang ngày càng tăng.

Qua phân tích ở trên ta thấy rằng, tốc độ tăng truởng tín dụng đối với DNNVV tăng theo các năm, và hiệu quả của việc cho vay đối với DNNV đang ngày đuợc nâng cao, tuy nhiên mức hiệu quả này vẫn chua thực sự tốt do các khoản vay của các doanh nghiệp này thuờng nhỏ, chi phí quả lý cao, dẫn đến thu nhập từ hoạt động tín dụng đối với DNNVV chua cao. Mặt khác các DNNVV chủ yếu sử dụng nhiều vốn vay, sử dụng ít các sản phẩm đa dạng khác của hoạt động tín dụng ngân hàng, dẫn đến thu nhập từ các sản phẩm này của ngân hàng thấp. Đây cũng là vấn đề mà Agribank chi nhánh Tây Đô cần quan tâm trong thời gian tới. Về vấn đề này, các CBTD của chi nhánh phải tăng cuờng công tác giới thiệu, tu vấn đầy đủ về các sản phẩm của ngân hàng đối với DNNVV để các DNNVV nâng cao sự hiểu biết về các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng và sử dụng có hiệu quả hơn các sản phẩm này.

2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV

Một phần của tài liệu 0405 giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tây đô luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 60 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w