Tất cả các NHTM đều nhận thức đuợc ý nghĩa của việc cảnh báo sớm các dấu hiệu của khoản vay có vấn đề. Tuy nhiên, điều này chỉ thực hiện đuợc khi mỗi NHTM xây dựng đuợc hệ thống phân loại nợ và công tác theo dõi danh mục cho vay thuờng xuyên và chặt chẽ. Để thực hiện điều này, Chi nhánh cần bổ sung một số giải pháp sau:
về công tác phân loại nợ
- Chi nhánh có thể chia ra các nhóm nợ nhiều hơn 5 nhóm nhu hiện nay. Thực tế, trong hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, các NHTM hiện đại chia ra tối thiểu là 5 nhóm, thậm chí có ngân hàng chia ra thành trên duới 10 nhóm.
- Việc phân loại nợ hay phân loại rủi ro không chỉ thực hiện với các khoản vay đã đuợc thực hiện mà cần xếp hạng ngay tại thời điểm khoản vay đuợc thực hiện, sau đó giám sát lại trong suốt vòng đời của nó.
- Cán bộ phân loại nợ cần phải loại bỏ hoàn toàn các yếu tố chủ quan trong đánh giá chất luợng, đặc biệt là các chỉ tiêu định tính. Điều này đòi hỏi bố trí cán bộ phân loại phải có trình độ cao và kinh nghiệm.
- Bộ phận phân loại nợ tham khảo và khai thác thông tin từ phía cán bộ trực tiếp cho vay, vì cán bộ cho vay là nguời nắm đuợc rõ nhất các thông tin đánh giá chất luợng khoản vay của mình thực hiện.
về giám sát, theo dõi danh mục cho vay
Đây là hoạt động quan trọng bậc nhất trong phát hiện các dấu hiệu bất thuờng của các khoản vay, dựa trên bảng xếp hạng các khoản vay. Từ đó Chi nhánh có thể đua ra các giải pháp kịp thời để khắc phục.
Để hoàn thiện công tác này, Chi nhánh cần thực hiện các giải pháp sau:
- Xây dựng kế hoạch, chuông trình, nội dung kiểm tra thận trọng và chi tiết, tập trung vào các vấn đề chủ yếu: kế hoạch trả nợ của khách hàng; chất luợng của TSBĐ; điều kiện tài chính của doanh nghiệp; sự thay đổi nhu cầu vốn vay; khoản tín dụng có tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng tín dụng và chính sách cho vay của Chi nhánh.
- Tiến hành lịch trình kiểm tra theo định kỳ rõ ràng, với các nhóm nợ khác nhau thời gian kiểm tra cũng khác nhau, nhóm nợ có chất luợng càng thấp kiểm tra càng thuờng xuyên.
- Với các khoản vay có du nợ lớn phải kiểm tra thuờng xuyên, vì nếu khoản vay lớn bị vỡ nợ sẽ nguy hiểm tới tình trạng tài chính của Chi nhánh.
- Tăng cuờng công tác kiểm tra với tất cả khoản nợ khi nền kinh tế có dấu hiệu
đi xuống, các thị truờng hoạt động có biến động ảnh huởng tiêu cực. Hoặc với các khoản vay của các doanh nghiệp trong ngành hàng đang có diễn biến bất lợi.
- Phối hợp với các bộ phận khác trong Chi nhánh để phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo nhu bộ phận thanh toán, phân tích, huy động vốn. Tập trung vào các dấu hiệu:
o Sự chẩm trễ bất thuờng trong việc nộp các báo cáo tài chính, liên lạc với cán bộ tín dụng, chậm trễ trong trả nợ.
o Sự thay đổi bất thuờng tài khoản tiền gửi, doanh số thanh toán, kế hoạch trả luông, thuế, giá trị hàng tồn kho.
o Giá chứng khoán doanh nghiệp phát hành có sự thay đổi bất lợi, việc co cấu lại nợ, hạn chế thanh toán cổ tức.
o Sự thay đổi vị trí xếp hạng tín nhiệm khách hàng.
vay đó, nếu khoản vay quá hạn chậm trả nợ nhung vẫn đảm bảo có khả năng thu hồi thì Chi nhánh mới thực hiện gia hạn, với các khoản vay khả năng thu hồi suy giảm nghiêm trọng ngân hàng nhất thiết phải xử lý ngay, không gia hạn.
Tăng cường hoạt động quản trị rủi ro tín dụng
Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng có ảnh huởng lớn đến hiệu quả hoạt động tín dụng đối với DNNVV của chi nhánh. Agribank chi nhánh Tây Đô cần xây dựng và hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng, mô hình này gồm 3 bộ phận: Bộ phận quan hệ khách hàng, bộ phận quản lý rủi ro và bộ phận quản lý nợ.
Cần có sự phân chia rõ ràng trách nhiệm đối với từng bộ phận nhu sau:
a. Bộ phận quan hệ khách hàng: Có chức năng là đầu mối thiết lập quan hệ khách hàng, duy trì và không ngừng mở rộng mới quan hệ đối với khách hàng trên tất cả mọi mặt hoạt động, tất cả sản phẩm ngân hàng nhằm đạt đuợc mục tiêu phát triển kinh doanh một cách an toàn, hiệu quả và tăng thị phần của chi nhánh.
b. Bộ phận quản lý rủi ro: Có nhiệm vụ xây dựng chính sách quản lý rủi ro tín dụng và theo dõi việc thực hiện các chính sách đó, trực tiếp thẩm định rủi ro từng khoản tín dụng thông qua cho điểm tín dụng, đánh giá rủi ro. Ngoài ra còn tham gia đề xuất hạn mức tín dụng, tham gia quy trình phê duyệt tín dụng, giám sát quá trình thực hiện các quyết định đã đuợc phê duyệt và tham gia xử lý các khoản tín dụng có vấn đề.
c. Bộ phận quản lý nợ: Có chức năng quản lý trực tiếp, thực hiện các tác nghiệp liên quan đến việc giải ngân, thu hồi nợ. Đảm bảo số liệu trên hệ thống khớp đúng với số liệu trên hồ sơ. Đảm bảo việc luu giữ hồ sơ vay đầy đủ và an toàn. Đảm bảo các khoản cấp tín dụng đều tuân thủ các buớc trong quy trình tín dụng.
Bộ phận quan hệ khách hàng chịu trách nhiệm nắm các thông tin liên quan đến khách hàng vay, kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng định kỳ và đột xuất. Mọi bất thuờng trong quá trình theo dõi giám sát khách hàng phải phản ánh với bộ phận quản lý rủi ro biết và cùng tìm biện pháp xử lý.
Bộ phận quản lý rủi ro, quản lý nợ có trách nhiệm phối hợp cùng bộ phận quan hệ khách hàng trong việc phát hiện kịp thời các dấu hiệu rủi ro, đề xuất các biện
pháp xử lý trong trường hợp các khoản vay có dấu hiệu bất thường.