Hoạt động kiểm tra, kiểm soát luôn được Ban lãnh đạo Agribank Việt Nam hết sức quan tâm nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, kiểm tra viên. Nhờ vậy, bộ máy kiểm tra, kiểm soát đã tham mưu cho Ban lãnh đạo Agribank Việt Nam chỉ đạo sát sao việc khắc phục, chỉnh sửa những sai phạm trong hoạt động nghiệp vụ tín dụng ở các chi nhánh, đơn vị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.
Trong những năm qua, Agribank chi nhánh Tây Đô đã rất chú trọng đến công tác kiểm tra, kiểm soát, thực hiện nghiêm chỉnh việc kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay. Hàng tháng các phòng khách hàng t ổ chức kiểm tra chéo hồ sơ cho vay giữa các CBTD, kịp thời chỉnh sửa các sai sót, hoàn chỉnh hồ sơ. Mặc dù vậy, bên cạnh kết quả đạt được, hoạt động kiểm tra, kiểm soát của Agribank Chi nhánh Tây Đô vẫn còn một số bất cập nhất định: một số vụ việc chưa được xử lý kịp thời, trình độ của một số kiểm soát viên còn hạn chế,...
Để nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát tín dụng thì thời gian tới Chi nhánh cần chú ý một số vấn đề sau đây:
- Việc kiểm tra, giám sát cần phải được thực hiện thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình khách hàng vay vốn, sử dụng vốn cho đến khi ngân hàng thu được gốc lẫn lãi của khoản vay đó.
- Cán bộ tín dụng có trách nhiệm phản ánh đầy đủ, kịp thời, trung thực, khách quan các nội dung kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn và trả nợ của khách hàng. Nếu nhận thấy có dấu hiệu rủi ro, khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích thì cần đề xuất, kiến nghị kịp thời, cụ thể với Ban lãnh đạo để có các biện pháp nghiệp vụ bảo đảm an toàn vốn, phòng tránh rủi ro.
Quá trình kiểm tra cần lưu ý: kiểm tra trên sổ sách kết hợp với kiểm tra thực tế khách hàng khi cần thiết. Cần kiểm tra trên các mặt: Kiểm tra thường xuyên, đột xuất tại cơ sở xản xuất kinh doanh của khách hàng; kiểm tra việc đánh giá tài sản thế chấp theo giá trị và hiện trạng của tài sản thế chấp ở thời điểm hiện tại; theo dõi tình hình, xu hướng biến động của thị trường có ảnh hưởng đến khách hàng; kiểm
tra qua các thông tin thu thập các nguồn khác.
Bám sát cùng khách hàng nắm bắt kịp thời mọi thông tin và tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, trên cơ sở thế mạnh về phát triển kinh tế - xã hội của địa phuơng để có phuơng án đầu tu phù hợp, kịp thời nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh kịp thời nếu khách hàng có biện pháp kinh doanh kém hiệu quả.
Việc phát hiện xử lý kịp thời những khoản nợ có vấn đề, những khoản nợ có nhiều khả năng không thu hồi đuợc là biện pháp hữu hiệu góp phần hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng