Hoạt động cho vay có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào nguời sử dụng vốn vay. Thời gian qua, các DNNVV đã chứng tỏ vai trò của mình đối với nền kinh tế, tuy nhiên vẫn còn nhiều doanh nghiệp tự làm mất uy tín của mình, làm ăn lừa đảo, chụp giật, phát triển quá “nóng”, sử dụng vốn sai mục đích dẫn tới thua lỗ, mất khả năng thanh toán, không thực hiện theo chế độ kế toán hiện hành... Chính vì
vậy đã gây ra cho Ngân hàng không ít khó khăn trong việc thu hồi vốn, nợ quá hạn gia tăng, do đó Ngân hàng thu hẹp phạm vi cho vay đối với khu vực kinh tế này. Vì vậy để hoạt động cho vay đối với DNNVV đạt đuợc hiệu quả thì bản thân mỗi DNNVV cần phải tự hoàn thiện mình hơn nữa.
Một là, Các DNNVV cần phải nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật
Sự thiếu hiểu biết về pháp luật là một trong những nguyên nhân gây khó khăn, cản trở hoạt động của doanh nghiệp nhu thiếu hiểu biết về pháp lệnh hợp đồng kinh tế dẫn đến kí kết hợp đồng kinh tế không đúng thẩm quyền, không chấp hành đầy đủ các thủ tục trong giao dịch thuơng mại, tham gia vào những vụ làm ăn phi pháp... dẫn đến những hậu quả pháp lý nghiêm trọng mà doanh nghiệp phải gánh chịu, có khi phải tuyên bố phán sản. Để đuợc an toàn trong hệ thống pháp luật và đuợc hệ thống pháp luật bảo vệ thì các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu về pháp luật để hiểu, tuân thủ các quy định pháp luật. Nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật cũng có nghĩa là nâng cao uy tín và hiệu quả kinh doanh. Đây là nhân tố tạo nên mối quan hệ tín dụng lâu dài giữa Ngân hàng và doanh nghiệp.
Hai là, Các DNNVV cần học cách lập kế hoạch kinh doanh, tăng cường
kiến thức về kế toán lập báo cáo tài chính một cách chuyên nghiệp
Các DNNVV phải thực hiện đầy đủ các chế độ báo cáo, kế toán, thống kê tài chính tạo thông tin chính xác cho cán bộ ngân hàng trong công tác thẩm định khách hàng và theo dõi vốn vay, tạo lòng tin cho ngân hàng về tu cách, uy tín của doanh nghiệp mình.
Ba là, các DNNVV cần nâng cao năng lực kinh doanh của mình
Năng lực kinh doanh là một trong những yếu tố quan trọng nhất để ngân hàng xem xét cấp tín dụng cho doanh nghiệp. Hiện nay vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp hoạt động mang tính tạm thời, chứ chua nghĩ đến lâu dài. Đây là một trong những yếu tố làm cho năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp giảm đi, trong đó có các DNNVV. Để nâng cao năng lực kinh doanh cho các doanh nghiệp nhằm tạo đuợc lòng tin đối với các ngân hàng cần phải tập trung vào giải quyết về vấn đề con nguời, công nghệ và vốn của các DNNVV.
* về con người: Phải lựa chọn những nhà quản lý có trình độ, có sự hiểu biết về pháp luật, kinh tế, chính trị, có đạo đức, sau đó doanh nghiệp cần tổ chức học tập, bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản lý của chủ doanh nghiệp, của Ban quản trị nhằm tạo điều kiện để tạo ra đội ngũ các nhà doanh nghiệp tài ba. Đồng thời cũng cần tuyển chọn mội đội ngũ lao động có trình độ và được có cơ hội phát huy hết sở trường của mình. Bên cạnh đó cũng cần phải nâng cao trình độ của cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp để họ nhanh chóng tiếp thu cái mới, cái tốt để nâng cao trình độ của bản thân.
* về công nghệ: DNNVV cần chú trọng đến việc đổi mới dây chuyền công nghệ. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ hiện nay đã đặt ra nhiều thách thức lớn cho các DNNVV. Bởi vì đầu tư dây chuyền công nghệ cần khoản vốn rất lớn, trong khi đó vốn của các DNNVV lại rất hạn hẹp. Vì thế các DNNVV phải chủ động tìm kiếm tiếp cận các nguồn vốn tài trợ khác nhau ngoài nguồn vốn tín dụng của ngân hàng. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần phải ứng dụng công nghệ cân xứng để có thể tiếp nhận được các dịch vụ hiện đại của Ngân hàng cung cấp (ngân hàng điện tử, giao dịch trực tuyến...)
* về vốn: Ngoài vốn bổ sung từ lợi nhuận để lại, các DNNVV cần tìm thêm các nguồn vốn tài trợ từ các nguồn vốn khác như: Nguồn vốn vay ngân hàng, trên thị trường chứng khoán, tăng cường hợp tác liên kết với nhau để nâng cao năng lực tài chính. Bên cạnh đó phải thực hiện các biện pháp nhằm giảm chi phí sử dụng vốn, đa dạng hóa cơ cấu vốn nhằm gia tăng lợi nhuận cho DNNVV.
Bốn là, nâng cao năng lực tài chính
Năng lực tài chính của doanh nghiệp thể hiện ở mức vốn tự có, vòng quay vốn tín dụng, các khoản phải thu, hàng tồn kho. Để nâng cao năng lực tài chính, doanh nghiệp cần phải có cơ cấu vốn hợp lý, luôn chủ động nâng cao quy mô vốn tự có và có các biện pháp để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đó. Ngoài ra phải xác định tỷ lệ trích lợi nhuận để lại một cách hợp lý, duy trì các khoản phải thu và hàng tồn kho ở mức hợp lý. Điều đó sẽ giúp nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp, nâng cao uy tín, tạo thuận lợi khi tiếp cận các nguồn vốn tài trợ trong đó có
vốn vay ngân hàng.
Trên đây là những giải pháp cơ bản mà nếu được tiến hành một cách đồng bộ thì chắc chắn rằng “rào cản” giữa Agirbank chi nhánh Tây Đô và cộng đồng các DNNVV sẽ nhanh chóng được phá bỏ. Ngân hàng và các DNNVV sẽ đồng hành cùng phát triển ổn định, bền vững trong nền kinh tế hội nhập.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Thông qua hệ thống lý luận và thực trạng hoạt động cho vay đối với DNNVV tại Agribank chi nhánh Tây Đô được được đề cập trong chương một và chương hai thì trong chương ba luận văn đã nêu lên các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng đối với DNNVV tại Agribank chi nhánh Tây Đô. Tôi hy vọng đây sẽ là một trong những giải pháp mà Ngân hàng có thể áp dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh để không ngừng khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường.
KẾT LUẬN•
Vai trò và tầm quan trọng của các DNNVV đang ngày càng được khẳng định và trở thành động lực cho sự phát triển kinh tế nước ta hiện nay. Các DNNVV tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của hoạt động kinh tế, tạo ra công ăn việc làm cho số lượng lớn lao động. Ngoài ra, các DNNVV còn đóng một vai trò rất quan trọng trong việc nỗ lực phân bổ các ngành công nghiệp đến nhiều vùng dân cư khác nhau, tạo ra sự phát triển đồng đều hơn nữa giữa các vùng, khu vực trong phạm vi toàn quốc.
Hoạt động tín dụng đối với các DNNVV hiện nay không những là một kênh sử dụng vốn quan trọng của Agribank chi nhánh Tây Đô mà nó còn góp phần tích cực vào việc tăng cường hiệu quả sử dụng vốn, tăng thu nhập cho ngân hàng. Trong những năm vừa qua, nhờ đa dạng hóa các loại hình cho vay, chủ động tiếp cận tìm kiếm khách hàng nên hoạt động tín dụng đối với DNNVV của Agribank chi nhánh Tây Đô đã có nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, hiệu quả tín dụng đối với các DN này vẫn chưa cao và hoạt động này vẫn tiềm ản có thể xảy ra rủi ro.
Luận văn đã đi vào phân tích và làm rõ tình hình chung của các DNNVV trong nền kinh tế thị trường hiện nay, về vai trò của vốn vay ngân hàng đối với các DNNVV và sự cần thiết nâng cao hiệu quả cho vay của ngân hàng đối với các DNNVV, về thực trạng cho vay đối với DNNVV tại Agribank chi nhánh Tây Đô, qua đó đưa ra một số ý kiến đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay đối với DNNVV tại đơn vị. Tuy nhiên đây là một lĩnh vực phức tạp mà bản thân tôi trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thực tế còn có những hạn chế về nhận thức và thời gian. Do vậy, những nội dung thể hiện trong luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giao cùng các bạn để luận văn của tôi được hoàn thiện.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Agribank Chi nhánh Tây Đô (2012, 2013, 2014), Báo cáo thống kê về tình hình cho vay năm 2012 đến năm 2014.
2. Agribank Chi nhánh Tây Đô (2012, 2013, 2014), Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh tại Agribank Chi nhánh Tây Đô từ năm 2012 đến năm 2014.
3. Các Mác (1987), Tư bản Phần 3, Nxb Sự thật, Hà Nội.
4. Nguyễn Đăng Dờn, Hoàng Đức, Trần Huy Hoàng, Trầm Xuân Huong (2005), Tiền tệ Ngân hàng, Nxb Thống Kê, Thành Phố Hồ Chí Minh.
5. Nguyễn Đăng Dờn, Hoàng Đức, Trần Huy Hoàng, Trầm Xuân Huong (2005), Nguyễn Quốc Anh, Tín dụng ngân hàng, Nxb Thống Kê, Thành Phố Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Đăng Dờn, Hoàng Đức, Trần Huy Hoàng, Trầm Xuân Huong (2005), Nguyễn Quốc Anh, Quản trị Ngân hàng, Nxb Lao động Xã Hội, Thành Phố Hồ Chí Minh.
7. Frederic, S.M. (1994), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà nội.
8. Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Giao thông Vận tải, Hà Nội.
9. Hiệp hội ngân hàng (2009, 2010, 2011), Tạp chí tài chính tiền tệ các năm 2009, 2010, 2011.
10. Nguyễn Ninh Kiều (1998), Tiền tệ - ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội. 11. Ngân hàng Nhà Nuớc Việt Nam, Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN; Quyết
định 493/2005/QĐ-NHNN; Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN...
12. Ngân hàng Nhà Nuớc Việt Nam (2012, 2013, 2014), Tạp chí ngân hàng các năm 2012,2013,2014.
13. Ngân hàng No&PTNT Việt Nam (2011, 2012, 2013), Tài liệu báo cáo thường niên năm 2011, 2012, 2013và các văn bản hiện hành liên quan đến công tác tín dụng trong hệ thống ngân hàng No&PTNT Việt Nam Việt Nam.
14. Paul, A. S. (1997), Kinh tế học, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
15. Peter, S. R. (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội.
16. Lê Văn Te (2004), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê, Hà Nội.
17. Kiều Hữu Thiện, Nguyễn Trọng Tài (2012), Quản trị rủi ro tài chính, Nxb Giao thông Vận tải, Hà Nội.
18. Nguyễn Trịnh Thắng (2010), “Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam’”, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Học viện Ngân
hàng, Hà Nội.