Hội nhập kinh tế quốc tế đi liền với các cam kết quốc tế về mở cửa thị truờng tài chính ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho lĩnh vực DVNH ngày một phát triển. Theo cam kết của hiệp định thuơng mại Việt - Mỹ và các cam kết gia nhập, Việt Nam phải mở cửa, thực hiện tự do hoá thị truờng DVNH. Cụ thể nhu sau:
* Trước hết Việt Nam phải tuân thủ các nguyên tắc của WTO đối với sự phát triển dịch vụ nói chung và dịch vụ ngân hàng nói riêng.
- Nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc (MFN). - Nguyên tắc minh bạch, công khai của GATS. - Nguyên tắc đối xử quốc gia
- Nguyên tắc tiếp cận thị truờng
* Các cam kết của Việt Nam về mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính theo yêu cầu của WTO.
- Việt Nam cam kết cho phép thành lập ngân hàng liên doanh tại Việt Nam ngay từ thời điểm gia nhập WTO (11/1/2007) với điều kiện:
+ Phía nuớc ngoài tham gia liên doanh phải là NHTM có tổng tài sản có trên 10 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm liền truớc thời điểm nộp đơn xin thành lập liên doanh tại Việt Nam; và
+ Phần vốn góp của phía nuớc ngoài trong liên doanh không vuợt quá 50% vốn điều lệ.
- Việt Nam cam kết cho phép thành lập ngân hàng 100% vốn nuớc ngoài kể từ ngày 1/4/2007 với điều kiện ngân hàng nuớc ngoài là chủ đầu tu phải là NHTM có tổng tài sản có trên 10 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm liền truớc thời điểm nộp đơn xin thành lập ngân hàng tại Việt Nam.
Ngoài điều kiện theo cam kết, việc thành lập ngân hàng tại Việt Nam phải tuân thủ các điều kiện áp dụng chung theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, các ngân hàng nuớc ngoài đuợc huởng đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia đầy đủ, tức là các ngân hàng này có quyền thiết lập và vận hành các máy rút tiền tự động nhu các ngân hàng Việt Nam. Hiện nay đối với các ngân hàng Việt Nam, không có hạn chế số luợng các
máy rút tiền tự động mà các ngân hàng này được phép lắp đặt.
Các tổ chức tín dụng nước ngoài cũng được phép phát hành thẻ tín dụng tại Việt Nam như các ngân hàng Việt Nam.
- Việt Nam cam kết về việc góp vốn dưới hình thức mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng Việt Nam như sau:
+ Đối với các ngân hàng thương mại quốc doanh được cổ phần hóa (ví dụ Vietcombank, BIDV...): Tỷ lệ cổ phần của các tổ chức tín dụng nước ngoài trong các ngân hàng cổ phần hóa này có thể bị hạn chế như mức tỷ lệ cổ phần của các ngân hàng dân doanh Việt Nam trong các ngân hàng cổ phần hóa này;
+ Đối với các ngân hàng thương mại cổ phần thuộc khu vực dân doanh: tổng số cổ phần do các cá nhân, tổ chức nước ngoài nắm giữ tại mỗi ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam không được vượt quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng đó, trừ khi luật pháp Việt Nam có qui định khác hoặc được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
-Về ngoại hối, Việt Nam cam kết như sau:
+ Về giao dịch vãng lai: dỡ bỏ tất cả các biện pháp kiểm soát giao dịch vãng lai (và trên thực tế Việt Nam đã thực hiện cam kết này);
+ Về giao dịch vốn: Việt Nam đã nới lỏng các giao dịch chuyển vốn của các nhà đầu tư nước ngoài và việc vay nước ngoài của các tổ chức cư trú;
+ Về các biện pháp quản lý ngoại hối: chỉ được áp dụng trong những trường hợp ngoại lệ, do Chính phủ quyết định, để duy trì an ninh tài chính và tiền tệ quốc gia phù hợp với điều lệ của Quỹ Tiền tệ quốc tế;
+ Về cân đối ngoại tệ: Chính phủ cam kết bảo đảm cân đối nhu cầu ngoại tệ cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các dự án đặc biệt quan trọng trong các chương trình của Chính phủ và hỗ trợ cân đối ngoại tệ cho các dự án cơ sở hạ tầng và một số dự án quan trọng khác trong trường hợp các ngân hàng được phép giao dịch ngoại hối không thể đáp ứng được tất cả các yêu cầu về ngoại tệ.
* Sự phù hợp của pháp luật Ngân hàng Việt Nam với các cam kết quốc tế
luật, nghị định và pháp lệnh phù hợp với yêu cầu phát triển của ngành ngân hàng trong tình hình mới, mở cửa thị truờng tài chính, tự do hoá dịch vụ tài chính và hội nhập kinh tế quốc tế sau đây:
- Luật các công cụ chuyển nhuợng số 49/2005/QH 11 do Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 điều chỉnh các quan hệ công cụ chuyển nhuợng trong việc phát hành, chấp nhận, bảo lãnh, chuyển nhuợng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy đòi, khởi kiện. Công cụ chuyển nhuợng quy định trong luật này gồm hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, công cụ chuyển nhuợng khác, trừ công cụ nợ dài hạn đuợc tổ chức phát hành nhằm huy động vốn trên thị truờng.
- Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 thông qua ngày 29/11/2005. Nghị định số 57/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 09/06/2006 huớng dẫn thi hành luật giao dịch điện tử. Ngày 23/2/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định 27/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
- Pháp lệnh Ngoại hối của Uỷ ban Thuờng vụ Quốc hội số 28/2005/PL- UBTVQH11 ngày 13/12/2005 và nghị định 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 quy định chi tiết thi hành pháp lệnh ngoại hối.
- Luật Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 29/06/2010. So với luật NHNN năm 1997 và Luật NHNN đuợc sửa đổi, bổ sung năm 2003, Luật NHNN Việt Nam năm 2010 gồm 7 chuơng, 66 Điều. Trong đó, bổ sung mới 26 điều, sửa đổi, bổ sung 38 điều, giữ nguyên 5 điều và huỷ bỏ 4 điều trong Luật NHNN Việt Nam 2003.
+Về địa vị pháp lý, cách thiết kế trong luật NHNN 2010 đã thể hiện rõ hơn vị trí của NHNN là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, đồng thời xác định rõ các chức năng, nhiệm vụ của NHNN với tu cách là Ngân hàng Trung uơng của nuớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện các chức năng về quản lý nhà nuớc trên lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, qua đó, khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa hai chức năng quan trọng của một Ngân hàng Trung uơng: Thực thi chính sách tiền tệ và giám sát an toàn hoạt động của hệ thống các TCTD. Đây là nội dung quan trọng đã đuợc thực tiễn chứng minh qua cuộc khủng hoảng tài chính ở các nuớc vừa qua.
Bên cạnh đó, Luật NHNN Việt Nam năm 2012 có nhiều nội dung thay đổi so với Luật NHNN 2003 và 1997, đó là:
+ Cụ thể hoá đuợc vai trò, vị trí của các cơ quan nhà nuớc trong việc quyết định và thực thi chính sách tiền tệ quốc gia trên cơ sở phù hợp Hiến pháp, Luật Tổ chức Chính phủ, trong đó thẩm quyền và tính tự chủ của NHNN trong việc chủ động, linh hoạt sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ đã đuợc xác định rõ ràng.
+ Xác định rõ đuợc thẩm quyền của NHNN trong việc giám sát an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng thông qua hai hoạt động giám sát và thanh tra, cùng với việc thành lập Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng thuộc NHNN để đảm bảo sự quản lý chặt chẽ hơn đối với hệ thống tổ chức tín dụng.
+ Quy định rõ trách nhiệm giải trình, báo cáo của NHNN truớc Quốc hội, Chính phủ và công chúng. Đây là nội dung mới, quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng Trung uơng nhằm minh bạch hoá, công khai hoá các quyết định trong điều hành của mình với cơ quan cấp trên và với công chúng, thị truờng.
+ Luật NHNN năm 2012 còn có những nội dung quan trọng khác đã đuợc điều chỉnh, sửa đổi so với Luật hiện hành trên nhiều lĩnh vực hoạt động của NHNN, nhu: lãi suất, kế toán, quan hệ với Kho bạc Nhà nuớc, dự trữ ngoại hối, kiểm toán nội bộ, quản lý nhà nuớc đối với Bảo hiểm tiền gửi...
- Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 29 tháng 06 năm 2010. + Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997 không quy định phân biệt phạm vi hoạt
động của từng loại hình TCTD nên khi triển khai thực hiện đã gặp nhiều vuớng mắc, đặc biệt trong việc xác định loại nghiệp vụ mà một loại hình TCTD cụ thể đuợc phép
thực hiện, do vậy đã ảnh huởng đến hoạt động và sự phát triển của các loại hình TCTD. Trên cơ sở tiêu chí phân loại các TCTD, Luật Các tổ chức tín dụng 2010 đã quy định cụ thể phạm vi hoạt động của từng loại hình TCTD, trong đó lấy hoạt động của NHTM làm căn cứ dẫn chiếu khi quy định phạm vi hoạt động của TCTD khác.
+ Luật các tổ chức tín dụng 2012 cũng quy định rõ những nghiệp vụ tổ chức tín dụng đuơng nhiên đuợc kinh doanh, những nghiệp vụ kinh doanh phải đuợc
phép của NHNN Việt Nam, những nghiệp vụ khi thực hiện phải thành lập công ty con, công ty liên kết và những nghiệp vụ TCTD không được thực hiện.
+ Luật các tổ chức tín dụng 2012 đã có nhiều quy định để nâng cao mức độ an toàn trong hoạt động của các TCTD trên cơ sở quán triệt quan điểm: TCTD là các doanh nghiệp đặc biệt, cần được quản lý một cách đặc biệt và tiếp cận sát với thông lệ quốc tế về các yêu cầu bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng (các nguyên tắc của Uỷ ban Basel). Nội dung này được thể hiện như sau:
Một là, quy định về cấp phép đối với các tổ chức tín dụng theo hướng nâng cao các yêu cầu, tiêu chí, điều kiện để bảo đảm an toàn cho từng tổ chức tín dụng và cho cả hệ thống các tổ chức tín dụng.
Hai là, quy định theo hướng đại chúng hoá về sở hữu đối với các TCTD cổ phần để hạn chế việc chi phối, lạm dụng quyền lực do sở hữu tỷ lệ lớn cổ phần. Cụ thể, luật đã quy định giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần của một cá nhân không được vượt quá 5% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng, tỷ lệ sở hữu cổ phần của một tổ chức không được vượt quá 15% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng.
Ba là, bổ sung nhiều quy định nhằm nâng cao yêu cầu trong quản trị, điều hành, kiểm soát TCTD, đặc biệt là các quy định liên quan đến tư cách, năng lực, trình độ người quản lý, kiểm soát, điều hành tổ chức tín dụng, các quy định ràng buộc những người có liên quan với nhau về huyết thống hoặc tài chính, các quy định về thành viên độc lập Hội đồng quản trị.
Bốn là, đưa ra các quy định hạn chế và kiểm soát việc tổ chức tín dụng mở rộng phạm vi hoạt động sang quá nhiều lĩnh vực không có liên quan trực tiếp đến hoạt động chính của TCTD, vì việc này về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và sự an toàn của TCTD. Cụ thể, Luật quy định TCTD được thành lập công ty con, công ty liên kết, góp vốn, mua cổ phần đối với những lĩnh vực nào và trong giới hạn tỷ lệ sở hữu là bao nhiêu....
(%) (%) (%) (%)
của TCTD vào một hoặc một nhóm khách hàng, Luật Các tổ chức tín dụng 2012 có một điều chỉnh quan trọng so với Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997 là không xác định hạn mức tín dụng cho một khách hàng theo từng loại nghiệp vụ tín dụng, mà đưa ra hạn mức cấp tín dụng tổng thể đối với một khách hàng. Đây là quy định phù hợp nhằm hạn chế rủi ro cho các TCTD vì thực tế là rủi ro của TCTD khi cấp tín dụng cho một khách hàng không phụ thuộc vào loại nghiệp vụ tín dụng mà phụ thuộc vào rủi ro của chính khách hàng.
Sáu là, đưa ra các quy định nhằm hạn chế các xung đột lợi ích thông qua các quan hệ cấp tín dụng, góp vốn, mua cổ phần chéo, góp vốn, mua cổ phần ngược giữa TCTD, công ty con, công ty liên kết, công ty kiểm soát.
Ngoài ra, NHNN đã xây dựng được hệ thống các qui định an toàn hoạt động ngân hàng (phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, quản lý rủi ro, mức độ đủ vốn, hệ thống kế toán ngân hàng, minh bạch hoá hoạt động ngân hàng, qui chế kiểm toán, công bố thông tin) tương đối phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế (Basel I), đồng thời chỉnh sửa các qui định tiếp cận thị trường DVNH trong nước (các qui định về dịch vụ và nghiệp vụ ngân hàng, hình thức cung cấp DVNH, cấp phép, mở chi nhánh TCTD, qui chế cho vay của TCTD...) phù hợp với cam kết quốc tế về mở cửa thị trường DVNH. Khuôn khổ thể chế về hoạt động ngân hàng ngày càng thông thoáng và minh bạch hơn đã góp phần từng bước hạn chế phân biệt đối xử giữa các loại hình TCTD, giữa các TCTD trong nước và TCTD nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận đến DVNH