CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Ở

Một phần của tài liệu 0436 giải pháp phát triển dịch vụ NH tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 79)

NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 3.1.1. Cơ hội, thách thức đối với sự phát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn Việt Nam

a, Cơ hội

Đảng và Nhà nước đã có đường lối, chủ trương và nhiệm vụ cụ thể đối với ngành Ngân hàng trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng

Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối đổi mới, mở đường cho sự hình thành và phát triển dịch vụ của các NHTM với những nhiệm vụ cụ thể. Nghị quyết Đại Hội Đại Biểu toàn quốc lần thứ IX khẳng định: Mở rộng các dịch vụ tài chính tiền tệ như Tín dụng, Kế Toán, Kiểm Toán, Chứng khoán.. .đi thẳng vào công nghệ hiện đại, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế. Từng bước hình thành trung tâm dịch vụ tài chính lớn trong khu vực.

Nghị quyết Đại Hội Đại Biểu toàn quốc lần thứ X khẳng định: Phát triển mạnh thị trường vốn theo hướng phát triển mạnh hệ thống NHTM thuộc các thành phần kinh tế, phát huy vai trò của các ngân hàng trong việc huy động và cho vay vốn đầu tư.. .phát triển thị trường tiền tệ, hiện đại hóa và đa dạng hóa các hình thức hoạt động; hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao sức cạnh tranh, năng lực quản trị của các ngân hàng; xóa bỏ phân biệt đối xử trong tiếp cận nguồn vốn và tham gia thị trường, tạo môi trường bình đẳng trên thị trường tiền tệ, tăng cường liên kết giữa thị trường tiền tệ với thị trường vốn.

Khoa học kỹ thuật, công nghệ tin học phát triển nhanh chóng

Khoa học công nghệ trên thế giới phát triển mạnh, các tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng vào thực tiễn với tốc độ vô cùng nhanh chóng sẽ tác động sâu sắc tới sự phát triển của công nghệ và các dịch vụ ngân hàng. Internet đang trở thành yếu tố không thể thiếu của nền kinh tế mỗi nước cũng như kinh tế toàn cầu.

Internet phát triển, các hình thức mới của hoạt động ngân hàng lập tức ra đời: Ngân hàng điện tử, Ngân hàng tại nhà. Nhờ sự kết nối các máy tính cá nhân với ngân hàng và với Internet, khách hàng từ mọi nơi mọi lúc có thể giao dịch với ngân hàng, được ngân hàng đáp ứng mọi yêu cầu.

Môi trường kinh tế - xã hội có nhiều thay đổi theo hướng thuận lợi

Đối mặt với khủng hoảng, suy thoái toàn cầu nhưng nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tuy không cao như những năm trước. GDP năm 2011 đạt mức tăng trưởng 8,5%, năm 2012 đạt 6,2%, năm 2013 đạt 5,3%. Trình độ chuyên môn hóa của các ngành sản xuất kinh doanh ngày càng cao, đòi hỏi phải có các dịch vụ tài chính, ngân hàng đa dạng để đáp ứng yêu cầu của họ.

Môi trường thương mại cũng sẽ thay đổi tích cực hơn. Với sự ra đời của các trung tâm thương mại dịch vụ, các siêu thị, các cửa hàng tự chọn, và nhất là thương mại điện tử phát triển sẽ tạo điều kiện để ứng dụng công cụ thanh toán không dùng tiền mặt và phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại ở Ngân hàng và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

Bên cạnh đó, nền kinh tế phát triển, nhu cầu dịch vụ tiện ích trong xã hội, trong đó, dịch vụ ngân hàng ngày càng tăng sẽ kích thích dân cư sử dụng dịch vụ ngân hàng nhiều hơn. Trong xu thế hội nhập kinh tế, nhiều doanh nghiệp nước ngoài, người nước ngoài đến kinh doanh và sinh sống tại Việt Nam, nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng phong phú và đa dạng, hiện đại của họ sẽ tiếp thêm sức cho thị trường dịch vụ ngân hàng. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, để đứng vững trên thị trường họ cần phải đổi mới hoạt động kinh doanh, cải tiến kỹ thuật công nghệ, phải thích ứng với phương thức kinh doanh hiện đại, vì thế mà nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng cũng tăng lên.

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo nhiều cơ hội cho sự phát triển dịch vụ của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Để có thể thực hiện các cam kết khi gia nhập WTO, các chủ trương chính sách vĩ mô của nhà nước buộc phải thể chế hóa bằng pháp luật và ngày càng phù hợp với xu thế hội nhập với tập quán và thông lệ quốc tế trong kinh tế thị trường.

Mọi quan hệ kinh tế, quan hệ giữa các doanh nghiệp đều thực sự đuợc điều chỉnh bằng pháp luật, ý thức chấp hành luật pháp của các tổ chức kinh tế và nguời dân cũng sẽ đuợc nâng cao, do đó việc thực hiện các dịch vụ ngân hàng cũng sẽ thuận lợi hơn.

Theo lộ trình đã cam kết, các loại hình dịch vụ ngân hàng và các hình thức tổ chức pháp lý để xúc tiến kinh doanh dịch vụ nuớc ngoài sẽ đuợc thực hiện ở Việt Nam. Sự cọ xát, va chạm hàng ngày về quyền lợi với các định chế tài chính ngân hàng nuớc ngoài ngay tại thuơng truờng Việt Nam sẽ giúp Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam có thêm kinh nghiệm và bản lĩnh thuơng truờng, điều hành tác nghiệp, quản trị kinh doanh, quan hệ khách hàng, dự báo phòng ngừa rủi ro,...Những bài học đó giúp NH No&PTNT Việt Nam phát triển nhanh và vững chắc hơn.

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo áp lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và cải cách hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và NH No&PTNT Việt Nam nói riêng, buộc NH No&PTNT Việt Nam phải nhanh chóng khắc phục những tồn tại để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, đòi hỏi phải thay đổi cơ cấu tổ chức nâng cao năng lực tài chính, thực hiện hoàn thiện, chuyên môn hóa sâu hơn đối với từng dịch vụ ngân hàng, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn và phát triển các dịch vụ ngân hàng mới để không bị đào thải.

b, Thách thức

Nền kinh tế của Việt Nam còn phát triển ở mức thấp, chua đồng đều, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, công nghệ, kỹ thuật phần lớn lạc hậu, trình độ nắm bắt khoa học kỹ thuật của nguời quản lý và nhân viên thừa hành nói chung mới đáp ứng đuợc yêu cầu ở mức thấp.

Cạnh tranh giữa các NHTM trong nước và các ngân hàng nước ngoài ngày càng gay gắt

Hệ thống ngân hàng hiện nay có một ngân hàng chính sách với 65 chi nhánh, 5 NHTM Nhà Nuớc, 39 NHTM cổ phần với 756 chi nhánh, 47 chi nhánh ngân hàng nuớc ngoài, 5 ngân hàng liên doanh với 31 chi nhánh, 5 ngân hàng 100% vốn nuớc

ngoài. Với số lượng ngân hàng đông đảo như vậy, sự cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ sẽ vô cùng gay gắt. Các NHTM đều kinh doanh đa năng, bình đẳng trên thị trường, sức ép cạnh tranh giữa các ngân hàng nội địa với nhau và với các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài sẽ rất lớn. Các ngân hàng nước ngoài có tiềm lực về vốn, công nghệ, có kinh nghiệm hoạt động trong nền kinh tế thị trường sẽ là đối thủ cạnh tranh đáng ghờm của các ngân hàng nội địa. Các ngân hàng cổ phần ngày càng nhiều và được sắp xếp củng cố lại sẽ trở thành những ngân hàng có qui mô đủ lớn, quản lý tốt và có sức cạnh tranh. Các định chế tài chính phi ngân hàng như: Công ty Bảo Hiểm, Công ty Tài Chính, Quỹ đầu tư... sẽ được thành lập nhiều và mở rộng phạm vi hoạt động cũng sẽ là đối thủ cạnh tranh của các NHTM.

Các ngân hàng nước ngoài có trình độ quản trị chuyên nghiệp, trình độ công nghệ cao, sản phẩm dịch vụ đa dạng, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng...khi đó khách hàng sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn dịch vụ tốt, tiết kiệm thời gian, chi phí giảm hơn. Nếu NH No&PTNT Việt Nam không nhanh chóng đạt tới trình độ ngân hàng nước ngoài thì sẽ mất hết khách quen thuộc.

Cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ ngân hàng của NH No&PTNT Việt Nam chưa thực sự hiện đại, chưa đáp ứng được các nhu cầu để thực hiện các dịch vụ ngân hàng hiện đại, chưa đủ khả năng để hội nhập với khu vực và quốc tế.

Trình độ của đội ngũ quản lý và nhân viên còn nhiều bất cập, thiếu kiến thức về quản trị kinh doanh trong kinh tế thị trường, các dịch vụ ngân hàng hiện đại, ngoại ngữ, tin học chưa đáp ứng yêu cầu kinh doanh và hội nhập quốc tế.

Hội nhập làm tăng các giao dịch vốn cũng sẽ làm tăng rủi ro trong hoạt động ngân hàng trong khi cơ chế quản lý và hệ thống thông tin giám sát của NH No&PTNT Việt Nam chưa thật tốt, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế và hiệu quả.

Với những cam kết về cắt giảm thuế quan và xóa bỏ chính sách bảo hộ của Nhà Nước sẽ làm tăng cường độ cạnh tranh đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Một số doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về tài chính và nguy cơ gia tăng nợ quá hạn là khó tránh khỏi cho NH No&PTNT Việt Nam.

cho sự phát triển của mình, song những thách thức kể trên chắc chắn sẽ gây khó khăn không nhỏ nếu NH No&PTNT Việt Nam không có những cải cách thích hợp và đồng bộ với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

3.1.2. Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng Nông Nghiệp vàPhát triển Nông thôn Việt Nam Phát triển Nông thôn Việt Nam

3.1.2.1. Xu hướng phát triển dịch vụ ngân hàng trên thế giới

Hoạt động ngân hàng bảo lãnh (NHBL) ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động của các NHTM trên thế giới. Các NHBL sẽ đóng vai trò chủ đạo trong danh sách 20 ngân hàng toàn cầu hàng đầu theo xếp hạng của tạp chí The Banker vào năm 2014.

Đặc biệt trong hoạt động NHBL, DVNH điện tử rất được chú trọng và đã được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới với số lượng người sử dụng các loại dịch vụ này cũng tăng dần qua các năm. Tại các nước đi đầu như Mỹ, các nước Châu Âu, Australia và tiếp sau đó là các quốc gia và vùng lãnh thổ như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông, Đài Loan.. .các Ngân hàng ngoài việc đẩy mạnh phát triển hệ thống thanh toán điện tử còn mở rộng phát triển các kênh giao dịch điện tử như các loại thẻ giao dịch qua máy rút tiền tự động ATM, các loại thẻ tín dụng Smart Card, Visa, Master Card.và các DVNH trực tuyến như Internet-banking, Mobile-banking, TelePhone-banking, Home-banking.

Ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Singapore và Hồng Kông đã phát triển các DVNH điện tử từ rất sớm. Tại Hồng Kông, DVNH điện tử có từ năm 1990, còn các Ngân hàng ở Singapore cung cấp DVNH qua Internet từ năm 1997. Dịch vụ Internet-banking ở Thái Lan hoạt động từ năm 2001. Trung Quốc mới tham gia vào hệ thống Ngân hàng trực tuyến từ năm 2000 nhưng đã có rất nhiều cải cách về chính sách cũng như chiến lược để phát triển lĩnh vực này.

Trong số các ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, HSBC và Citibank là hai ngân hàng nổi tiếng toàn cầu về kinh doanh NHBL, và tại thị trường Việt Nam chiến lược phát triển kinh doanh NHBL được triển khai rất hiệu quả và kết quả là HSBC Việt Nam được Global Finance bình chọn là ngân hàng có dịch vụ

Internet banking tốt nhất Việt Nam năm 2009, NHBL tốt nhất Việt Nam 2006, Citibank được bình chọn là NHBL tốt nhất Việt Nam năm 2007 do Asian Banker bình chọn.

3.1.2.2. Triển vọng phát triển dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam

DVNH ở Việt Nam đang phát triển hết sức nhanh chóng, đem lại tiện ích cho người dân, thúc đẩy chu chuyển vốn trong xã hội và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Cùng với nhận thức và quan điểm đó sự cạnh tranh phát triển dịch vụ của các NHTM ở nước ta đang đi theo ba xu hướng sau:

Thứ nhất, các NHTM Việt Nam đã và đang đẩy mạnh phát triển DVNH bán lẻ.

Không thể ngồi yên hưởng lợi thế sân nhà như trước kia, nhiều NHTM Việt Nam xác định phát triển DVNH bán lẻ là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát

triển của mình, bắt đầu từ sự nắm bắt các cơ hội có được từ các thị trường mới, từ việc

áp dụng công nghệ và sử dụng hệ thống tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới, phương thức phân phối hiệu quả, tăng cường mối quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng.

- Tăng tiện ích của tài khoản cá nhân: Ngoài chức năng là tài khoản tiền gửi thông thường của cá nhân, các NHTM còn cung cấp DVNH thấu chi trên tài khoản, với hạn mức thấu chi dựa trên thu nhập ổn định hàng tháng, mức tiền lương, tài sản đảm bảo khác, cung cấp DVNH hiện đại Internet Banking, Mobile Banking, SMS Banking, Phone-Banking... cho chủ tài khoản.

- Hầu hết các NHTM đang cung cấp dịch vụ thẻ trên tài khoản cá nhân, chủ yếu là thẻ ATM nội địa, một số đối tượng khách hàng và một số NHTM còn phát hành thẻ tín dụng quốc tế: VISA, Master Card... Dịch vụ chi trả lương qua tài khoản cá nhân, thanh toán tiền hàng hoá và dịch vụ, chuyển tiền và thanh toán khác cũng đang phát triển mạnh như dịch vụ thanh toán hóa đơn tiền điện, điện thoại với Viễn thông Điện lực, Bưu điện Hà Nội, Vinaphone, MobiFone.

- Đa dạng các sản phẩm của DVNH cá nhân: Các NHTM đang mở rộng dịch vụ cho vay vốn trả góp mua ô tô, kể cả xe du lịch gia đình, xe du lịch kinh doanh, xe vận tải,... Dịch vụ mua nhà trả góp cũng đang phát triển mạnh tại các đô thị,...

- Các sản phẩm liên kết, bán chéo sản phẩm tài chính, được triển khai ngày càng nhiều, ví dụ Bancasurrance (liên kết ngân hàng - bảo hiểm), đem lại khoản thu cho ngân hàng, phát triển khách hàng, tạo ra tiện ích đa dạng hơn. Việc hợp tác giữa Sacombank và PVN trong cho vay tiêu dùng và sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, ABBank và Prudential Việt Nam (PVN) mở các điểm giao dịch ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, HDBank và ACE Life, Standard Chartered Bank - SCB và PVN... đã cho thấy triển vọng của dịch vụ bán chéo sản phẩm tài chính ở Việt Nam. Riêng Prudential đã thành công với mô hình này với hơn 70 quan hệ hợp tác ở 12 quốc gia châu Á.

Hai là, phát triển các dịch vụ trên thị trường tài chính, chủ yếu trên thị trường chứng khoán. Một điều rõ nét và dễ nhận thấy đó là đến nay đã có nhiều NHTM thành lập và đưa vào hoạt động có hiệu quả công ty chứng khoán trực thuộc. Bên cạnh đó, các NHTM cũng phối hợp với các công ty chứng khoán thực hiện dịch vụ cho vay cầm cố cổ phiếu, cầm cố chứng khoán để đầu tư chứng khoán. Một số NHTM còn liên doanh với một số định chế tài chính nước ngoài thành lập Quỹ đầu tư chứng khoán, như: Vietcombank, Sacombank, ACB,... Bên cạnh đó, một số NHTM khác còn triển khai nghiệp vụ lưu ký chứng khoán, thanh toán bù trừ chứng khoán và ngân hàng giám sát.

Ba là, mở rộng các dịch vụ ngân hàng quốc tế. DVNH quốc tế được hiểu là các giao dịch ngân hàng liên quan tới một hoặc nhiều bên đối tác ở ngoài biên giới nước có trụ sở chính của ngân hàng cung cấp dịch vụ.

Một số loại DVNH quốc tế mà các NHTM Việt Nam đã và đang rất chú trọng phát triển:

- Dịch vụ ngân hàng đại lý: Các NHTM Việt Nam hiện đang có quan hệ với nhiều ngân hàng đại lý, đã biết lựa chọn một số ngân hàng chủ chốt để phân phối các giao dịch qua các ngân hàng này, đảm bảo các hoạt động kinh doanh quốc tế của ngân hàng được an toàn, hiệu quả; đồng thời tận dụng được các ưu đãi mà các ngân hàng đại lý dành cho ngân hàng như: chia sẻ phí, lãi suất cho vay thấp, lãi tiền gửi cao, đào tạo cán bộ. Cho đến nay, nhiều ngân hàng quốc tế đã cung cấp cho

NHTM hạn mức giao dịch ngoại tệ, hạn ngạch xác nhận L/C, trong đó nhiều ngân

Một phần của tài liệu 0436 giải pháp phát triển dịch vụ NH tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w