Kiến nghị với chính phủ

Một phần của tài liệu 0436 giải pháp phát triển dịch vụ NH tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 112 - 115)

Ngân hàng là một trong những ngành nhiều rủi ro, đạc biệt trong bối cảnh

hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, các sản phẩm dịch vụ được đa dạng hóa và phát

triển rất nhanh khiến cho mức độ rủi ro càng tăng cao. Vi vậy, Nhà nước cần có một

cơ chế giám sát theo kịp với sự biến đổi của thị trường này, tạo điều kiện thuận lợi

cho sự phát triển ổn định của ngành ngân hàng.

* Trước hết, Chính phủ cần phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế luật pháp chính sách để tạo điều kiện cho các ngân hàng có một môi trường pháp lý thông thoáng minh bạch và đồng bộ, môi trường kinh doanh ổn định, lành mạnh.

Vai trò hỗ trợ của Nhà nước phải thể hiện bằng các chính sách, văn bản pháp lý

đồng bộ tạo ra môi trường kinh doanh ổn định, lành mạnh giúp các ngân hàng trưởng

thành chắc chắn hơn, nhanh chóng tiếp cận được thị trường dịch vụ tài chính quốc tế.

Hiện nay, công cụ tài chính là bảo hiểm tiền gửi được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Bảo hiểm tiền gửi được coi là một bộ phận cấu thành của hệ thống tài chính quốc gia và là công cụ không thể thiếu của nền kinh tế hiện đại, đặc biệt đối với nền kinh tế hội nhập. Khi Việt Nam gia nhập WTO, vai trò của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam càng thể hiện rõ nét là một kênh quan trọng giúp Chính phủ giám sát rủi ro, góp phần đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và an ninh kinh tế quốc gia. Trong bối cảnh mới, Chính phủ cần phải sử dụng tốt công cụ bảo hiểm tiền gửi thông qua việc nâng cao năng lực pháp lý, năng lực tài chính cho bảo hiểm tiềm gửi Việt Nam đáp ứng được nhu cầu nhiệm vụ mới. Cần xây dựng Luật Giám sát, Luật BHTG đồng bộ với Luật NHNN, Luật các TCTD, Luật kinh doanh chứng khoán, Luật kinh doanh bảo hiểm để hoạt động giám sát được thực thi theo luật.

* Chủ động có kế hoạch hỗ trợ các tổ chức tín dụng trong việc nâng cao trình độ dân trí nhằm tạo nhu cầu về DVNH trên thị trường

Điều này rõ ràng là thách thức cho Chính phủ đồng thời cũng là cơ hội cho ngành ngân hàng. Để làm thay đổi các thói quen cũ của người dân, giúp họ tự giác tiếp cận với các dịch vụ hiện đại không thể bằng các biện pháp truyền thống hay cưỡng chế hành chính. Khách hàng dù là cá nhân hay doanh nghiệp sẽ đón nhận các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, chuyển tiền, hỗ trợ tư vấn... khi họ thực sự thấy được lợi ích của những hoạt động này. Do đó, rất cần có sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ. Kinh nghiệm tại các quốc gia phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên thế giới cho thấy, khi có sự chỉ đạo quyết liệt, đúng mức của Chính phủ cũng như các cơ quan chức năng, các kênh giao dịch thanh toán không dùng tiền

mặt sẽ nhanh chóng tạo được bước chuyển biến hiệu quả. Tại Việt Nam Chính phủ có thể thực hiện các giải pháp như:

- Bắt buộc các doanh nghiệp phải áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt, yêu cầu các doanh nghiệp bán lẻ khi đăng ký kinh doanh phải trang bị hệ thống, phương tiện hỗ trợ thanh toán không dùng tiền mặt...

- Chính phủ cũng cần xem xét để đưa ra những ưu đãi như cho phép doanh nghiệp khi áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt sẽ được hưởng một số thuận lợi hơn so với việc thanh toán dùng tiền mặt như được giảm một phần thuế thu nhập, một phần thuế VAT...

- Chính phủ và các cơ quan khác như Bộ Tài chính cần nghiên cứu, đưa ra những quy định về hạn mức nhất định quy định người dân, doanh nghiệp không được phép dùng tiền mặt để thanh toán (ví dụ, từ mức 5 triệu trở lên), mà phải thông qua các phương tiện như thẻ, chuyển khoản...

* Nhà nước cần phải đưa ra những tiêu chuẩn về công nghệ, về hoạt động kinh doanh cho những đơn vị tham gia cung cấp giải pháp, phần mềm cho các ngân hàng.

Việc mở rộng và phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trước tiên là nhiệm vụ của ngành ngân hàng nhưng nếu chỉ riêng ngành ngân hàng thì không thể đạt được mục tiêu này, bởi các tiêu chuẩn về công nghệ thanh toán và viễn thông, phát triển mạng máy tính toàn cầu Internet cũng như các tiêu chuẩn đảm bảo an toàn cho giao dịch điện tử có thể coi là những điều kiện quan trọng cho sự thành công và phát triển lâu dài của các DVNH hiện đại. Do vậy, Nhà nước cần đưa ra những tiêu chuẩn về công nghệ, về hoạt động kinh doanh cho những đơn vị tham gia cung cấp giải pháp, phần mềm cho các ngân hàng.

Hiện nay hầu hết các ngân hàng trong nước đều tung ra các dịch vụ hỗ trợ người dùng thanh toán không dùng tiền mặt . Tuy nhiên, đáng lưu ý là thực trạng này cũng khiến cho người sử dụng dịch vụ lo ngại đến các vấn đề mất an toàn bảo mật.

Trên thực tế, hạ tầng CNTT, bảo mật trong từng giải pháp của các ngân hàng trong nước không đồng đều. Trong khi đó đáng lưu ý là tại Việt Nam cũng như nhiều quốc gia đang phát triển khác đang xuất hiện hiện tượng các đơn vị phát triển

những phần mềm đã “bắt chước” quốc tế trong lĩnh vực Mobile Banking, Mobile Payment, Internet Banking, dù chưa được kiểm chứng trong thực tế đã đưa vào ứng dụng trong ngành ngân hàng. Thực trạng này rất đáng lo ngại và nguy hiểm trong giao dịch, bởi với một quy mô nhỏ thì những ứng dụng đó có thể đáp ứng được, nhưng nếu là đưa ra phổ biến rộng rãi, số lượng lớn thì điều đó lại quả thực mạo hiểm. Vì vậy Chính phủ phải đưa ra các tiêu chuẩn kiểm định phần mềm công nghệ này.

Một phần của tài liệu 0436 giải pháp phát triển dịch vụ NH tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w