Phát triển Nông thôn Việt Nam
3.1.2.1. Xu hướng phát triển dịch vụ ngân hàng trên thế giới
Hoạt động ngân hàng bảo lãnh (NHBL) ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động của các NHTM trên thế giới. Các NHBL sẽ đóng vai trò chủ đạo trong danh sách 20 ngân hàng toàn cầu hàng đầu theo xếp hạng của tạp chí The Banker vào năm 2014.
Đặc biệt trong hoạt động NHBL, DVNH điện tử rất được chú trọng và đã được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới với số lượng người sử dụng các loại dịch vụ này cũng tăng dần qua các năm. Tại các nước đi đầu như Mỹ, các nước Châu Âu, Australia và tiếp sau đó là các quốc gia và vùng lãnh thổ như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông, Đài Loan.. .các Ngân hàng ngoài việc đẩy mạnh phát triển hệ thống thanh toán điện tử còn mở rộng phát triển các kênh giao dịch điện tử như các loại thẻ giao dịch qua máy rút tiền tự động ATM, các loại thẻ tín dụng Smart Card, Visa, Master Card.và các DVNH trực tuyến như Internet-banking, Mobile-banking, TelePhone-banking, Home-banking.
Ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Singapore và Hồng Kông đã phát triển các DVNH điện tử từ rất sớm. Tại Hồng Kông, DVNH điện tử có từ năm 1990, còn các Ngân hàng ở Singapore cung cấp DVNH qua Internet từ năm 1997. Dịch vụ Internet-banking ở Thái Lan hoạt động từ năm 2001. Trung Quốc mới tham gia vào hệ thống Ngân hàng trực tuyến từ năm 2000 nhưng đã có rất nhiều cải cách về chính sách cũng như chiến lược để phát triển lĩnh vực này.
Trong số các ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, HSBC và Citibank là hai ngân hàng nổi tiếng toàn cầu về kinh doanh NHBL, và tại thị trường Việt Nam chiến lược phát triển kinh doanh NHBL được triển khai rất hiệu quả và kết quả là HSBC Việt Nam được Global Finance bình chọn là ngân hàng có dịch vụ
Internet banking tốt nhất Việt Nam năm 2009, NHBL tốt nhất Việt Nam 2006, Citibank được bình chọn là NHBL tốt nhất Việt Nam năm 2007 do Asian Banker bình chọn.
3.1.2.2. Triển vọng phát triển dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam
DVNH ở Việt Nam đang phát triển hết sức nhanh chóng, đem lại tiện ích cho người dân, thúc đẩy chu chuyển vốn trong xã hội và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Cùng với nhận thức và quan điểm đó sự cạnh tranh phát triển dịch vụ của các NHTM ở nước ta đang đi theo ba xu hướng sau:
Thứ nhất, các NHTM Việt Nam đã và đang đẩy mạnh phát triển DVNH bán lẻ.
Không thể ngồi yên hưởng lợi thế sân nhà như trước kia, nhiều NHTM Việt Nam xác định phát triển DVNH bán lẻ là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát
triển của mình, bắt đầu từ sự nắm bắt các cơ hội có được từ các thị trường mới, từ việc
áp dụng công nghệ và sử dụng hệ thống tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới, phương thức phân phối hiệu quả, tăng cường mối quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng.
- Tăng tiện ích của tài khoản cá nhân: Ngoài chức năng là tài khoản tiền gửi thông thường của cá nhân, các NHTM còn cung cấp DVNH thấu chi trên tài khoản, với hạn mức thấu chi dựa trên thu nhập ổn định hàng tháng, mức tiền lương, tài sản đảm bảo khác, cung cấp DVNH hiện đại Internet Banking, Mobile Banking, SMS Banking, Phone-Banking... cho chủ tài khoản.
- Hầu hết các NHTM đang cung cấp dịch vụ thẻ trên tài khoản cá nhân, chủ yếu là thẻ ATM nội địa, một số đối tượng khách hàng và một số NHTM còn phát hành thẻ tín dụng quốc tế: VISA, Master Card... Dịch vụ chi trả lương qua tài khoản cá nhân, thanh toán tiền hàng hoá và dịch vụ, chuyển tiền và thanh toán khác cũng đang phát triển mạnh như dịch vụ thanh toán hóa đơn tiền điện, điện thoại với Viễn thông Điện lực, Bưu điện Hà Nội, Vinaphone, MobiFone.
- Đa dạng các sản phẩm của DVNH cá nhân: Các NHTM đang mở rộng dịch vụ cho vay vốn trả góp mua ô tô, kể cả xe du lịch gia đình, xe du lịch kinh doanh, xe vận tải,... Dịch vụ mua nhà trả góp cũng đang phát triển mạnh tại các đô thị,...
- Các sản phẩm liên kết, bán chéo sản phẩm tài chính, được triển khai ngày càng nhiều, ví dụ Bancasurrance (liên kết ngân hàng - bảo hiểm), đem lại khoản thu cho ngân hàng, phát triển khách hàng, tạo ra tiện ích đa dạng hơn. Việc hợp tác giữa Sacombank và PVN trong cho vay tiêu dùng và sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, ABBank và Prudential Việt Nam (PVN) mở các điểm giao dịch ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, HDBank và ACE Life, Standard Chartered Bank - SCB và PVN... đã cho thấy triển vọng của dịch vụ bán chéo sản phẩm tài chính ở Việt Nam. Riêng Prudential đã thành công với mô hình này với hơn 70 quan hệ hợp tác ở 12 quốc gia châu Á.
Hai là, phát triển các dịch vụ trên thị trường tài chính, chủ yếu trên thị trường chứng khoán. Một điều rõ nét và dễ nhận thấy đó là đến nay đã có nhiều NHTM thành lập và đưa vào hoạt động có hiệu quả công ty chứng khoán trực thuộc. Bên cạnh đó, các NHTM cũng phối hợp với các công ty chứng khoán thực hiện dịch vụ cho vay cầm cố cổ phiếu, cầm cố chứng khoán để đầu tư chứng khoán. Một số NHTM còn liên doanh với một số định chế tài chính nước ngoài thành lập Quỹ đầu tư chứng khoán, như: Vietcombank, Sacombank, ACB,... Bên cạnh đó, một số NHTM khác còn triển khai nghiệp vụ lưu ký chứng khoán, thanh toán bù trừ chứng khoán và ngân hàng giám sát.
Ba là, mở rộng các dịch vụ ngân hàng quốc tế. DVNH quốc tế được hiểu là các giao dịch ngân hàng liên quan tới một hoặc nhiều bên đối tác ở ngoài biên giới nước có trụ sở chính của ngân hàng cung cấp dịch vụ.
Một số loại DVNH quốc tế mà các NHTM Việt Nam đã và đang rất chú trọng phát triển:
- Dịch vụ ngân hàng đại lý: Các NHTM Việt Nam hiện đang có quan hệ với nhiều ngân hàng đại lý, đã biết lựa chọn một số ngân hàng chủ chốt để phân phối các giao dịch qua các ngân hàng này, đảm bảo các hoạt động kinh doanh quốc tế của ngân hàng được an toàn, hiệu quả; đồng thời tận dụng được các ưu đãi mà các ngân hàng đại lý dành cho ngân hàng như: chia sẻ phí, lãi suất cho vay thấp, lãi tiền gửi cao, đào tạo cán bộ. Cho đến nay, nhiều ngân hàng quốc tế đã cung cấp cho
NHTM hạn mức giao dịch ngoại tệ, hạn ngạch xác nhận L/C, trong đó nhiều ngân hàng cam kết tài trợ với hạn mức không hạn chế. Nhiều ngân hàng đại lý cho phép các NHTM được thấu chi đến một hạn mức tiền nhất định. Ngoài ra, các NHTM còn khai thác được nguồn tài trợ không cam kết của nhiều ngân hàng, giúp cho các ngân hàng luôn đảm bảo khả năng thanh toán, đồng thời có nguồn ngoại tệ bổ sung cho nguồn vốn ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu cầu vay ngoại tệ.
- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ trên thị trường quốc tế. Song song với mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ ở thị trường trong nước, các NHTM cũng đã nhanh chóng tiếp cận với thị trường ngoại tệ quốc tế, đảm bảo đáp ứng được đầy đủ nhu cầu thanh toán đa dạng các loại ngoại tệ cho khách hàng như USD, DEM, GBP, JPY, AUD, CAD, FRF, CHF, SGD, EUR,... thực hiện chuyển đổi từ loại ngoại tệ này sang loại ngoại tệ khác.
Ngoài việc kinh doanh ngoại tệ phục vụ khách hàng, tại trụ sở chính của một số
ngân hàng cũng đã tiến hành nghiệp vụ đầu cơ trên thị trường ngoại tệ quốc tế thông qua
các ngân hàng nước ngoài trên hai thị trường lớn là Singapore và London.
- Bao thanh toán - Factoring cũng được nhiều NHTM giới thiệu cho khách hàng. Hiện nay, Hiệp hội Bao thanh toán quốc tế có 204 thành viên ở 60 quốc gia thì Việt Nam nhiều ngân hàng cũng đang triển khai nghiệp vụ này.
- Hiện tại, ở Việt Nam có nhiều NHTM được chấp nhận làm đại lý phát hành và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế của các tổ chức thẻ: VISA, Master Card,...
- Đặc biệt là dịch vụ chuyển tiền kiều hối đang được phát triển mạnh tại các NHTM Việt Nam, nhiều NHTM phối hợp với các tổ chức quốc tế như Western Union, Money gram... song dẫn đầu vẫn là Vietcombank, ACB, Eximbank,...
Như vậy, danh mục dịch vụ các ngân hàng cung cấp đang tăng lên nhanh chóng. Danh mục các dịch vụ đầy ấn tượng do ngân hàng cung cấp tạo ra sự thuận lợi lớn cho khách hàng. Khách hàng có thể hoàn toàn thỏa mãn tất cả các nhu cầu dịch vụ tài chính của mình thông qua một ngân hàng và tại một địa điểm. Thực sự ngân hàng đã trở thành “bách hóa tài chính” ở kỷ nguyên hiện đại, công việc hợp nhất các DVNH, bảo hiểm, môi giới chứng khoán... dưới một mái nhà chính là xu
hướng mà người ta thường gọi là Universal Banking ở Mỹ, Canada và Anh; là Allginanz ở Đức; và là Bancassurance ở Pháp.
Mặt khác, sự ổn định của tiền tệ cũng là một yếu tố quan trọng. Neu như đồng tiền bị mất giá nền kinh tế khủng hoảng sẽ kìm hãm sự phát triển của dịch vụ ngân hàng. Khi đó, doanh nghiệp có xu hướng hạn chế đầu tư, người dân có xu hướng rút tiền để tiêu dùng và mọi người không muốn sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong trường hợp này, nhu cầu về các dịch vụ ngân hàng khác cũng bị hạn chế.
3.1.2.3. Định hướng và mục tiêu phát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng Agribank
* Định hướng phát triển các dịch vụ ngân hàng của Agribank
Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng của Agribank giai đoạn đến năm 2019, tầm nhìn 2020 như sau:
- Phát triển đa dạng các sản phẩm DVNH trên cơ sở ứng dụng nền tảng công nghệ ngân hàng hiện đại, áp dụng các chuẩn mực quốc tế đối với việc quản trị ngân hàng, đặc biệt là quản trị rủi ro.
- Phát triển và đẩy mạnh DVNH bán lẻ, cạnh tranh bằng những sản phẩm, dịch vụ hiện đại tiện ích vượt trội, mang nét đặc thù của Agribank đặc biệt phát huy thế mạnh trên các lĩnh vực tài trợ thương mại, tài trợ xuất nhập khẩu, kinh doanh vàng, ngoại hối và kinh doanh vốn.
- Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, từng bước xâm nhập nhanh, có chọn lọc vào lĩnh vực Ngân hàng đầu tư (tư vấn, môi giới, kinh doanh chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư...), dịch vụ bảo hiểm, các dịch vụ tài chính và phi tài chính khác, bao gồm cả bất động sản thông qua liên doanh với các đối tác nước ngoài.
- Tạo lợi thế cạnh tranh Agribank đầu tư, nghiên cứu để cung cấp ngày càng nhiều hơn các tiện ích của những sản phẩm và phát triển thêm những sản phẩm mới để đa dạng hóa các sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Cụ thể như:
- Phát triển các tiện ích của Internet-banking
- Đẩy mạnh phát triển các hoạt động của các công ty con, công ty liên kết, thành lập/mua lại hoặc liên doanh thành lập một số công ty và đơn vị thành viên mà Agribank là chủ sở hữu hoặc nắm quyền chi phối. Đồng thời, đẩy mạnh việc hợp tác với các đối tác chiến lược trong và ngoài nước nhằm phát huy sức mạnh của từng bên để đem lại lợi ích đối với các bên.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng thông qua chiến lược tập trung thể hiện bằng nỗ lực vào từng phân khúc thị trường theo tiêu thức vùng địa lý, mạng phân phối, nhóm khách hàng riêng biệt trên từng khu vực thị trường. Phát triển mạng lưới giao dịch và kênh phân phối gắn liền với kế hoạch đầu tư tài sản cố định và trang thiết bị cho mạng lưới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên.
* Mục tiêu phát triển dịch vụ của Agribank
Trên cơ sở đánh giá toàn diện các yếu tố kinh doanh cùng với kinh nghiệm hoạt động qua hơn 25 năm, Agribank đã xác định tầm nhìn để tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường là: “ Agribank từng bước phấn đấu trở thành tập đoàn Tài chính ngân hàng đa năng nằm trong tốp những tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam với hoạt động ở thị trường tài chính trong nước, khu vực và quốc tế. Mang đến sự thỏa mãn cho khách hàng bằng chất lượng và sự đa dạng của sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng công nghệ hiện đại, thúc đẩy sự hợp tác cùng có lợi. Xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp mang bản sắc cộng đồng, đóng góp quan trọng cho việc xây dựng nền kinh tế thịnh vượng của quốc gia và không ngừng gia tăng lợi ích cho cổ đông”.
Với mục tiêu cụ thể của Agribank là “Trong giai đoạn từ nay đến cuối năm 2015, Agribank tiếp tục duy trì là một trong số 5 NHTM lớn nhất của Việt Nam cả về
quy mô và hiệu quả”, rút ngắn khoảng cách về quy mô với các ngân hàng nước ngoài,
Agribank đã xây dựng kế hoạch phát triển với các chỉ số tăng trưởng cao về tổng tài sản, huy động vốn, dư nợ tín dụng... cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành.
Nguồn vốn chủ sở hữu cũng sẽ tăng rất nhanh trong những năm tới bằng lợi nhuận để
lại. Bên cạnh yếu tố tăng trưởng, Agribank cũng rất chú trọng vấn đề ổn định, an toàn
và hiệu quả trong hoạt động. Ngân hàng đang hướng dần công tác quản trị và điều hành
theo các chuẩn mực quốc tế. Các yếu tố đó thể hiện các định huớng và chiến luợc kinh
doanh của Agribank hoàn toàn phù hợp với định huớng của toàn ngành ngân hàng, sẵn
sàng cho thời kỳ hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.