Phát triển Nông thôn Việt Nam
2.2.2.1. Hoạt động cung cấp dịch vụ ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
a. Dịch vụ huy động vốn
Huy động vốn là hoạt động quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Đó là nguồn cung cấp vốn cho mọi hoạt động kinh danh của ngân hàng và đó cũng là chức năng cơ bản nhất của NHTM.
Tình hình huy động vốn của Agribank được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động của Agribank giai đoạn từ năm 2011- 2014
2. Phân loại theo thời hạn
2.1. Ngắn hạn 350.283 69,20 395.315 70.96 439.798 69,32 456.987 66,21 2.2. Trung và dài hạn 155.933 30,80 161.713 29.03 194.707 30,68 233.204 33,79
3. Phân loại theo tiên tệ
3.1. VNĐ 325.45
5 64.22 332.891 59,76 439.697 69,31 500.364 72,49 3.2.Ngoại tệ quy đổi VNĐ 108.96
0 21,34 198.902 35,71 158.098 24,91 163.005 23,62 3.3. Vàng quy đổi VNĐ 71.801 14,44 25.235 4,53 36.710 5,78 26.822 3,89
Tổng 506.21
nguồn vốn huy động được của Agribank có sự tăng trưởng liên tục qua các năm, năm 2011 mới huy động được 506.216 tỷ đồng đến năm 2014 vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 690.191 tỷ đồng.
* Xét phân loại theo khách hàng:
- Lượng vốn huy động chủ yếu từ khách hàng cá nhân, lượng vốn này có sự tăng giảm khác nhau qua các năm nhưng chênh lệch không đáng kể, trung bình chiếm tỷ trọng khoảng hơn 55%. Trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất là vào năm 2013 với tỷ trọng 73,97%.
Sở dĩ như vậy là do vào năm 2013 với nhiều biến động phức tạp của nền kinh tế, việc huy động vốn từ các tổ chức kinh tế gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, để không ảnh hưởng đến tình hình huy động vốn của ngân hàng, Agribank đã triển khai nhiều sản phẩm huy động mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một đa dạng của khách hàng nhất là sản phẩm huy động ngắn hạn, tặng thêm quà hay quay số trúng
(%) (%) (%) (%)
1. Phân loại theo khách hànggiải thưởng cho khách hàng khi gửi tiền, không ngừng cải tiến các sản phẩm và dịch vụ hiện có song song với việc tổ chức các chương trình chăm sóc khách hàng, chương trình khuyến mại với nhiều lợi ích thiết thực. Ngoài ra, Agribank còn chú trọng đến các hoạt động chăm sóc khách hàng thông qua việc phát triền trung tâm hỗ trợ khách hàng Call Center, cải tiến liên tục chất lượng dịch vụ, rút ngắn quy trình, chú trọng công tác đào tạo nghiệp vụ, tính chuyên nghiệp cao, tạo lập văn hóa bán hàng chuyên nghiệp, thay đổi tư duy bán hàng, tối ưu hóa lực lượng bán hàng và cơ chế khen thưởng linh hoạt, góp phần tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh.
* Xét theo thời hạn huy động:
Tỷ trọng vốn huy động ngắn hạn chiếm đa số trung bình chiếm khoảng hơn 65% tổng nguồn vốn huy động. Nguyên nhân chính là do nhằm tránh rủi ro lãi suất, nên lãi suất huy động trong nhiều năm liền được cơ cấu theo hướng kỳ hạn ngắn cao hơn kỳ hạn dài, hơn nữa như đã phân tích ở trên do những diễn biến phức tạp của thị trường tài chính tiền tệ, để giải quyết tình hình căng thẳng thanh khoản của ngân hàng sản phẩm huy động ngắn hạn được tung ra với nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn và lãi suất cao.
* Xét theo tiền tệ huy động:
Nhìn vào cơ cấu tiền gửi tại Agribank cho thấy, vốn huy động bằng VNĐ có xu hướng tăng lên. Trong đó, tiền gửi bằng VNĐ chiếm tỷ trọng lớn nhất trung bình khoảng 59%. Tiền gửi bằng vàng và ngoại tệ thì nhìn chung có xu hướng tăng không đều qua các năm.
Năm 2014 là năm tỷ lệ vốn huy động bằng VNĐ cao nhất chiếm 72,49%, cùng hòa nhịp với tốc độ tăng trưởng chung của toàn ngành, các chỉ tiêu kinh doanh của ngân hàng đều vượt mức kế hoạch đề ra, vốn huy động trung và dài hạn đạt 233.204 tỷ đồng, cao gấp 50% so với năm 2011.
Kết quả này là do ngân hàng thực hiện chương trình nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng về chất lượng dich vụ, chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực quản lý. ngoài ra ngân hàng còn tổ chức nhiều chương trình tiết kiệm dự thưởng.
Năm 2012 và năm 2014 huy động vốn USD của ngân hàng tương đối thuận lợi. Một mặt là do tâm lý lo ngại về tái lạm phát, dẫn đến hiện tượng găm giữ ngoại tệ, mặt khác là do tình hình biến động giá vàng, tỷ giá ngoại tệ giá đồng USD tăng cao, huy động vốn USD cùng chiều biến động tỷ giá USD. Bên cạnh đó để đảm bảo nguồn ngoại tệ cho hoạt động kinh doanh ngoại hối, hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng, Agribank đã tăng lãi suất huy động USD các kỳ hạn từ 1 tháng đến 36 tháng, đưa ra các chương trình dự thưởng đối với khách hàng gửi tiết kiệm bằng USD.
Năm 2011 và năm 2012 do giá vàng tăng cao và lãi suất vàng giảm, nên ảnh hưởng nhiều đến việc huy động vốn của ngân hàng. Nhiều khách hàng bán vàng giữ tiền đồng, hoặc một số khách hàng thì giữ vàng theo hình thức lướt sóng, không gửi cố định, lâu dài.
b. Dịch vụ tín dụng
Với thế mạnh về thương hiệu bên cạnh thái độ phục vụ khách hàng nhiệt tình cùng khả năng xử lý nhanh hồ sơ, thủ tục giao dịch đơn giản, lãi suất, phí dịch vụ cạnh tranh, Agribank đã khẳng định được vị trí vững chắc của mình trên thị trường tín dụng. Hoạt động tín dụng của Agribank luôn đạt mức tăng trưởng tốt thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 2.3: Tổng dư nợ và cơ cấu giá trị dư nợ cho vay của Agribank giai đoạn
từ năm 2011-2014
2. Phân loại theo thời hạn
2.1. Ngắn hạn 281.861 63,5 311.334 64,8 184.119 34,7 412.346 68,12 2.2. Trung và dài hạn 162.015 36,5 169.119 35,2 346.482 65,3 192.977 31,88
3. Phân loại theo tiên tệ
3.1. VNĐ________________ 409.157 92,26 323.249 67,28 339.532 63,99 394.308 65,14 3.2.Ngoại tệ quy đôi VNĐ 34.720 7,74 157.204 32,72 191.069 36,01 211.016 34,86
Tổng
443.877 480.453 530.601 605.324
Qua bảng trên ta có thể thấy cũng như huy động vốn, cơ cấu cho vay của Agribank được phân loại dựa trên 3 tiêu chí là: phân loại theo khách hàng, phân loại theo thời hạn và phân loại theo tiền tệ.
Dư nợ của Agribank những năm qua có tốc độ tăng trưởng đều, cơ cấu dư nợ cũng có những chuyển biến tích cực, phản ánh đúng thực tế phát triển của Ngân hàng. Từ mức dư nợ là 443.877 tỷ đồng năm 2011, năm 2014 đã lên đến 605.324 tỷ đồng, mức tăng mạnh nhất là năm 2014 tăng 14% so với năm 2013 và năm 2012 là năm tăng ít nhất, chỉ tăng 8% so với năm 2011.
Trước những tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2011, Agribank một mặt chủ động hạn chế tín dụng đối với một số lĩnh vực có nhiều rủi ro như bất động sản, chứng khoán...để đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh, mặt khác tích cực hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn thông qua các chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi, tập trung đẩy mạnh tín dụng vào những ngành nghề hoạt động có hiệu quả. Vì vậy, ngân hàng vẫn giữ được mức tăng trưởng tín dụng ổn định nhưng tốc độ tăng trưởng đã chậm lại.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ trong năm 2014, Agribank đã tích cực triển khai chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất và đưa ra hàng loạt sản phẩm tín dụng mới nhằm hỗ trợ KHDN tiếp cận nguồn vốn giá rẻ và tránh rủi ro về tỷ giá. Như vậy, việc nới lỏng CSTT, chính sách hỗ trợ lãi suất, cùng với sự hồi phục của thị trường chứng khoán cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung đã góp phần thúc đẩy dư nợ tín dụng của Agribank tăng cao trong năm 2014. Tuy nhiên vào giữa năm 2011 và năm 2012 khi thị trường bất động sản gặp nhiều bất lợi, kinh tế gặp nhiều khó khăn để hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng, Agribank đã thắt chặt các khoản vay liên quan đến bất động sản. Do vậy, tỷ lệ nợ xấu của Agribank có chiều hướng giảm còn 5,8% vào năm 2012, và giảm dần xuống mốc 3,32% vào năm 2014, tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng vẫn tương đối cao, do vậy Agribank cần nhiều biện pháp tích cực để xử lý các món vay nợ xấu hơn nữa.
* Xét phân loại theo khách hàng:
chiếm khoảng 56% và có xu hướng tăng liên tục qua các năm từ 231.512 tỷ đồng năm 2011 đến 31/12/2014 dư nợ cho vay KHDN đã đạt 413.194 tỷ đồng.
+ Chiếm tỷ trọng ít hơn trong cơ cấu cho vay là KHCN, trung bình chiếm khoảng 43.5%, năm 2012 dư nợ của KHCN tăng đạt mức 245.481 tỷ đồng nhưng từ năm 2013 dư nợ tín dụng cá nhân giảm nhẹ do những ảnh hưởng bất lợi của tình hình kinh tế nhưng vẫn đạt mức 232.403 tỷ đồng. Đến năm 2014 dư nợ tín dụng cá nhân có sự
sụt giảm đáng kể chỉ đạt mức 192.130 tỷ đồng.
Hoạt động tín dụng tiêu dùng đã trở thành một nguồn lực tăng trưởng và gia tăng thu nhập quan trọng của ngân hàng. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của KHCN, Khối KHCN đã nghiên cứu, phát triển và thường xuyên đổi mới các sản phẩm tín dụng, liên kết với các đối tác bán chéo sản phẩm, cho vay mua nhà, mua xe kết hợp bảo hiểm, cho vay thấu chi qua thẻ, cho vay tín chấp, hỗ trợ du học quốc tế, cho vay đối với cán bộ nhân viên, cho vay cầm cố chứng khoán, cho vay hỗ trợ các hộ nông dân... Đồng thời các sản phẩm tín dụng đang triển khai cũng được điều chỉnh cả về chính sách và qui trình cho phù hợp hơn với tình hình thực tế.
* Xét phân loại theo thời hạn:
- Tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu cho vay theo thời hạn vay là loại hình cho vay ngắn hạn tuy nhiên lại có xu hướng tăng không đều. Dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2011 là 281.861 tỷ đồng chiếm 63,5% tăng lên 311.334 tỷ đồng chiếm 64,8% tổng dư nợ vào năm 2012. Năm 2013 dư nợ cho vay ngắn hạn giảm xuống mức 184.119 tỷ đồng chiếm 34,7% tổng dư nợ, nhưng sang năm 2014, dư nợ loại hình cho vay này tăng mạnh đạt mốc 412.346 chiếm 68,12% tổng dư nợ
Trong hoạt động cho vay của ngân hàng dịch vụ cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay tài trợ XNK, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay chứng khoán, cho vay bất động sản,..là chủ yếu. Đây là những lĩnh vực kinh doanh có tốc độ quay vòng vốn nhanh vì vậy kỳ hạn vay vốn ngắn.
- Các khoản vay trung và dài hạn đang có xu hướng giảm, tỷ trọng cơ cấu cho vay từ chỗ chiếm 36,5% năm 2011 đã giảm xuống còn 35,2% năm 2012, có sự
tăng mạnh vào năm 2013 chiếm 65,3% và năm 2014 giảm mạnh chỉ còn 31,88%.
- Xét phân loại theo loại tiền:
+Nhìn vào cơ cấu dư nợ theo loại tiền, dư nợ cho vay bằng VNĐ chiếm tỷ trọng lớn trung bình chiếm khoảng 72,17%. Năm 2011 chiếm 92,26% nguyên nhân là do cơ chế hỗ trợ lãi suất và cho vay lãi suất thỏa thuận, Agribank đẩy mạnh cho vay VNĐ. Năm 2012 và 2013 tỷ trọng cho vay bằng VND có chiều hướng giảm chỉ chiếm 67,28% vào năm 2012 và giảm xuống còn 63,99% vào năm 2013. Năm 2014 dư nợ cho vay bằng VNĐ tăng lên tuy nhiên chỉ chiếm 65,14%.
+ Dư nợ ngoại tệ nhìn chung có xu hướng tăng lên, năm 2011 ngoại tệ đạt 34.720 tỷ đồng chiếm 7,74% tổng dư nợ đến năm 2014 đã tăng lên đạt 211.016 tỷ đồng chiếm 34,86% tổng dư nợ.Trong năm 2011 và năm 2012, giá USD và vàng có nhiều biến động, có chiều hướng tăng cao, hơn nữa thị trường bất động sản lại đóng băng do vậy nhiều khách hàng đã thay vì đầu tư vào bất động sản đã chuyển hướng đầu tư sang ngoại tệ.
* Tỷ lệ nợ xấu của Agribank:
Một trong những nhân tố thể hiện chất lượng dịch vụ ngân hàng là tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng. Theo NHNN quy định tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng là: Nợ quá hạn/ tổng dư nợ không được vượt quá 3% cho vay của ngân hàng đó.
Do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế và sau đó là sự suy giảm kinh tế toàn cầu, nhiều doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong nước lâm vào tình trạng hết sức khó khăn, dẫn đến quan hệ tín dụng với các NHTM bị ảnh hưởng. Hệ quả là tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ năm 2011 tại Agribank là 6,1%, trong khi tỷ lệ này trong các năm 2009, 2010 luôn được duy trì ở mức thấp (dưới 3%).
Trong năm 2012, Agribank đã triển khai hàng loạt các giải pháp để xử lý nợ, miễn giảm lãi, xử lý tài sản bảo đảm, cấu trừ nợ, khởi kiện, triển khai thành lập công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản, chủ động chuyển nhóm nợ cao hơn để trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý các khoản nợ không còn khả năng thu hồi. Bên cạnh đó, Agribank thực hiện việc kiểm soát chất lượng tín dụng chặt chẽ, các khoản tín dụng mới đảm bảo an toàn, đa dạng và được quản lý trên cơ sở phân tích kinh tế từng ngành hàng, từng doanh nghiệp, theo sát diễn biến thị
trường. Các khoản nợ khó đòi còn lại cũng đã có giải pháp xử lý thu hồi. Ket quả là năm 2012, Agribank đã giảm tỷ lệ nợ xấu xuống còn 5,8%.Năm 2010 và 2011 có rất nhiều biến động về kinh tế, thị trường bất động sản đóng băng dẫn đến nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ giải thể, ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Đứng trước tình hình đó, Agribank triển khai, kiểm soát quy trình cho vay.Đồng thời cũng giảm thẩm quyền cho vay đối với Phòng Giao Dịch, thắt chặt cho vay đối với món giải ngân liên quan đến bất động sản.Những biện pháp đó đã phần nào giúp cho Agribank kiểm soát tốt hơn những khoản nợ xấu, giúp cho tỷ lệ nợ xấu của Agribank trong năm 2013 giảm xuống còn 4,61% và năm 2014 giảm xuống chỉ còn 3,32%. Tuy nợ xấu có xu hướng giảm trong các năm qua nhưng tỉ lệ nợ xấu vẫn ở mức cao (>3%), do vậy Agribank vẫn cần phải có biện pháp xử lý nợ xấu hiệu quả hơn nữa.
c. Dịch vụ kinh doanh ngoại hối
Agribank thực hiện tất cả các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ phục vụ nhu cầu thanh toán quốc tế thông thường cũng như cung cấp các dịch vụ ngoại hối. Ngoài việc thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ dưới hình thức tiền mặt và chuyển khoản cho hầu hết các loại ngoại tệ mạnh như: USD, EUR, GBP, JPY, AUD,...Agribank còn cung cấp các dịch vụ tư vấn về tỷ giá. Agribank cũng thực hiện các nghiệp vụ quyền chọn (option) - một trong những nghiệp vụ phòng chống rủi ro tỷ giá tiên tiến nhất hiện nay bên cạnh các nghiệp vụ đã triển khai như mua bán giao ngay(spot), mua bán kỳ hạn (forward), hoán đổi (swaps).
Doanh số mua bán ngoại tệ liên tục tăng trưởng từ năm 2011 đến 2014 được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.4: Doanh số kinh doanh ngoại tệ của Agribank giai đoạn 2011-2014
Tốc độ tăng trưởng (%) 1 -2 5
(Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán của Agribank năm 2011-2014)
Nhìn bảng số liệu cho thấy doanh số và tốc độ tăng trưởng từ kinh doanh ngoại hối của Agribank nhìn chung có xu hướng tăng lên từ năm 2011 đến năm 2014.
Năm 2011 doanh số mua bán ngoại tệ là 263.926 tỷ đồng, đến năm 2012 doanh số đạt 306.584 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2011, sang năm 2013 doanh số vẫn tăng tuy tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 12% so với năm 2012. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Agribank cũng đã có sự cải thiện đáng kể sau khi NHNN Việt Nam đưa ra một loạt các giải pháp nhằm giảm sự căng thẳng trên thị trường ngoại hối. Trong đó, đáng chú ý nhất là tăng tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân