e. Còn nhiều dịch vụ thanh toán quốc tế hiện đại chưa được áp dụng
2.2.2.3 Nguyên nhân của những tồn tại, khó khăn trong chất lượng thanh
XNK như: chuyển vốn đầu tư trực tiếp, gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam, chuyển vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài, chuyển tiền cho vay, thu hồi nợ nước ngoài... Một số sản phẩm dịch vụ mới vẫn còn chỉ là ý tưởng như forfaiting, factoring, biên lai tín thác (trust receipt), tín dụng trọn gói (packing credit). Trong khi các dịch vụ này đã phát triển trên thế giới, mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Ngoài ra, các dịch vụ TTQT trực tuyến chưa được quan tâm nghiên cứu. Hạn chế về sản phẩm dịch vụ sẽ gây ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của Agribank Bắc Hà Nội với các NHTM khác, đặc biệt là các Ngân hàng nước ngoài - những ngân hàng luôn áp dụng công nghệ hiện đại trong giao dịch và là một thách thức lớn trong việc nâng cao chất lượng TTQT của Chi nhánh.
2.2.2.3 Nguyên nhân của những tồn tại, khó khăn trong chất lượngthanh thanh
toán quốc tế của Agribank Bắc Hà Nội a. Nguyên nhân khách quan
Một là, hành lang pháp lý cho hoạt động TTQT của NHTM còn thiếu và còn nhiều bất cập.
Hiện tại, ở Việt Nam chưa có một văn bản nào điều chỉnh hoặc hướng dẫn thi hành hoạt động TTQT một cách cụ thể, trong khi nhiều quốc gia trên thế giới đều có luật hoặc các văn bản dưới luật quy định cụ thể về các loại hình nghiệp vụ TTQT dựa trên cơ sở thông lệ quốc tế có tính đến đặc thù của nước họ. Các NHTM Việt Nam hiện nay đều áp dụng các thông lệ quốc tế như Incoterms 2010, Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ UCP600, URR525, Quy tắc Nhờ thu URC522. làm căn cứ để quy định trách nhiệm, quyền hạn của các bên liên quan. Tuy nhiên, những văn bản này chỉ là thông lệ quốc tế được áp dụng một cách tùy chọn nếu có tham chiếu đến.
Riêng như việc áp dụng UCP600 trong hoạt động TTQT của các NHTM cũng gặp nhiều khó khăn bởi văn bản này chỉ là văn bản quy định quyền hạn,
trách nhiệm của các bên liên quan, chứ không đề cập tới mối quan hệ pháp lý giữa các chủ thể trong nước. Mà mối quan hệ này lại chịu sự điều chỉnh của pháp luật trong nước, trong khi nước ta lại chưa có nguồn luật điều chỉnh vì vậy mà phải dựa vào các nguồn luật khác như Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại, Luật các Tổ chức tín dụng, các văn bản quy định của Ngân hàng Nhà nước... Hơn nữa, UCP600 không chỉ ra mức xử phạt khi có vi phạm và trong mọi trường hợp UCP vẫn phải tuân thủ theo luật pháp quốc gia, vì vậy, khi có tranh chấp phát sinh, các ngân hàng Việt Nam sẽ chịu nhiều rủi ro.
Bên cạnh đó, các quy định về quản lý ngoại hối còn nhiều điểm bất cập. Các văn bản về pháp lý ngoại hối có sự chồng chéo, qua nhiều lần bổ sung, sửa đổi gây khó khăn cho các ngân hàng trong việc áp dụng. Việc chuyển tiền ra nước ngoài cũng được quy định chặt chẽ với nhiều thủ tục đã gián tiếp làm hạn chế sự phát triển của hoạt động TTQT.
Hoạt động ngoại thương có tính chất vô cùng phức tạp, do đó, việc còn thiếu các văn bản pháp luật quy định điều chỉnh và xử phạt các vi phạm trong TTQT hay các nghị định ban hành thiếu tính đồng bộ thậm chí mâu thuẫn, thiếu tính linh hoạt cần thiết đối với các trường hợp trong thực tiễn đã tạo ra các khe hở, cơ hội để các đối tượng lừa đảo thương mại quốc tế thực hiện những hành vi phạm pháp gây nên thiệt hại cho ngân hàng cũng như khách hàng. Nhìn chung, nước ta chưa có khung cơ sở pháp lý hoàn chỉnh cho hoạt động TTQT.
Hai là, các chính sách quản lý kinh tế vĩ mô thay đổi thường xuyên làm ảnh hưởng đến hoạt động TTQT.
Chính sách mở cửa của Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị tham gia hoạt động XNK hàng hóa. Tuy nhiên, các chính sách quản lý kinh tế vĩ mô như: quy định về công tác XNK, thuế quan, hải quan của Việt Nam không ổn định, thay đổi thường xuyên và chưa hoàn chỉnh gây khó khăn cho
hoạt động của các doanh nghiệp cũng như ngân hàng. Hoạt động TTQT lại có đặc thù gắn liền với các chính sách nói trên, vì vậy, chỉ cần có sự thay đổi ở những cơ chế, chính sách này, các quy trình nghiệp vụ TTQT của Ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng rất lớn, làm giảm chất lượng TTQT của các Ngân hàng.
Ba là, trình độ nghiệp vụ, năng lực tài chính của các doanh nghiệp XNK còn thấp ảnh hưởng đến việc phát triển nghiệp vụ TTQT của ngân hàng.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tính đến hết tháng 12/2014, cả nước có hơn 400.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có hơn 50.000 doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK. Tuy nhiên đa phần các doanh nghiệp này có thực lực tài chính không tốt, phải dựa vào vốn vay của ngân hàng. Do vậy khi doanh nghiệp Việt Nam bị lừa đảo, thua lỗ khi kinh doanh với nước ngoài sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng và chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng.
Do sự yếu kém về trình độ nghiệp vụ thanh toán cũng như thiếu thông tin về đối tác kinh doanh nên một số doanh nghiệp thường yếu thế trong việc ký kết hợp đồng ngoại thương và chấp nhận một số L/C với những điều khoản bất lợi cho mình, không đề phòng rủi ro nên có thể chịu những hậu quả đáng tiếc. Hơn nữa với kinh nghiệm ít ỏi bước vào thương trường các doanh nghiệp không thể tránh khỏi việc mua bán vòng vèo, trung gian ảnh hưởng đến kết quả giao dịch.
Sự hạn chế kiến thức về ngoại thương, TTQT của các doanh nghiệp XNK, hiểu biết của các nhân viên giao dịch của doanh nghiệp về các quy tắc, thông lệ quốc tế đối với thanh toán XNK còn nhiều hạn chế, do đó việc kết hợp với cán bộ ngân hàng trong giao dịch đôi lúc còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Cũng vì thiếu hiểu biết trong nghiệp vụ ngoại thương, cộng với sự phức tạp của nghiệp vụ TTQT nên các doanh nghiệp thường mắc sai sót khi lập chứng từ thanh toán hoặc không lập được bộ chứng từ hoàn hảo để đòi tiền. Ngay cả việc lập các chứng từ theo mẫu có sẵn của ngân hàng cũng có sai
sót mặc dù cán bộ ngân hàng đã hướng dẫn tỉ mỉ, tận tình. Nguyên tắc của ngân hàng là cán bộ không được phép sửa chữa hay làm thay cho khách hàng, vì vậy, việc sửa chữa và hoàn thiện chứng từ của khách hàng sẽ gây mất thời gian, chi phí, ảnh hưởng tới tiến độ thanh toán cũng như là việc triển khai nghiệp vụ của ngân hàng.
Bên cạnh đó, do không nắm rõ về quyền hạn và trách nhiệm của các bên được quy định trong UCP600, nên khi có thiếu sót về hàng hóa khách hàng thường quay ra khiếu kiện ngân hàng mà không biết rằng ngân hàng chỉ chịu trách nhiệm về mặt chứng từ chứ không có trách nhiệm đối với hàng hóa.
Bốn là, thị trường ngoại hối chưa phát triển hoàn thiện, tỷ giá ngoại tệ biến động liên tục.
Thị trường ngoại hối ở Việt Nam hiện nay tuy đã có những bước phát triển đáng kể về quy mô cũng như loại hình nghiệp vụ giao dịch, thu hút được sự tham gia của nhiều doanh nghiệp và NHTM trong và ngoài nước, nhưng các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ trên thị trường chỉ chủ yếu dừng lại ở giao dịch mua bán giao ngay, các giao dịch phái sinh như mua bán kỳ hạn, quyền chọn vẫn còn sơ khai, kém phát triển thể hiện ở doanh số giao dịch thấp, thậm chí ở một số NHTM đã triển khai nghiệp vụ quyền chọn nhưng không có giao dịch. Mặc dù trên thế giới các nghiệp vụ phái sinh để bảo hiểm rủi ro tỷ giá như forward, option, swap, futures đã được sử dụng phổ biến từ rất lâu với doanh số hàng ngày lên tới hàng trăm tỷ USD.
Thị trường ngoại hối ở Việt Nam hiện nay mới chỉ ở dạng sơ khai là thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, song thị trường này còn bộc lộ nhiều hạn chế ảnh hưởng đến nguồn cung ngoại tệ cho hoạt động TTQT, đặc biệt trong những thời điểm biến động tỷ giá hoặc thời điểm tập trung nhiều nghĩa vụ thanh toán với nước ngoài. Trong khi đó, khách hàng có thể tự cân đối được nguồn ngoại tệ tại Agribank Bắc Hà Nội rất ít, chủ yếu là khách hàng có nguồn thu nội tệ VND.
Trong những năm gần đây, tỷ giá ngoại tệ thường xuyên có sự biến động, có những thời điểm xuất hiện tình trạng hai giá trong ngân hàng. Điều này đã gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp cũng như ngân hàng trong giao dịch TTQT.
Năm là, năng lực, uy tín của Agribank chưa cao ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế của Agribank Bắc Hà Nội.
Agribank mới thành lập năm 1988, thêm vào đó, hoạt động TTQT mới được triển khai thực hiện từ năm 1993, do TTQT là nghiệp vụ mới mẻ, có thể coi là sản phẩm mới của ngân hàng nên việc thu hút khách hàng cũng như triển khai nghiệp vụ gặp rất nhiều khó khăn. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của ngân hàng trong lĩnh vực TTQT. Mặt khác, Agribank được biết đến là ngân hàng hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn do đó khách hàng còn ngại khi sử dụng dịch vụ TTQT của Agribank. Bên cạnh đó cũng phải thừa nhận là năng lực của Agribank trong lĩnh vực TTQT do thiếu kinh nghiệm, không được chuyên môn hoá nên chưa thể bằng Ngân hàng Ngoại thương, ngân hàng từng một thời được độc quyền trong lĩnh vực thanh toán XNK của Việt Nam.
Để triển khai có hiệu quả nghiệp vụ TTQT, đòi hỏi mỗi ngân hàng phải có uy tín đối với quốc tế. Do mới tham gia vào thị trường quốc tế nên Agribank chưa được các ngân hàng quốc tế biết đến nhiều. Mặt khác, trước đó các ngân hàng nước ngoài chỉ biết đến Ngân hàng Ngoại thương trong lĩnh vực TTQT cho đến khi các ngân hàng khác trong đó có Agribank được tham gia lĩnh vực này. Chính vì Agribank chưa có uy tín cao trên thị trường quốc tế nên các ngân hàng nước ngoài còn ngần ngại khi lựa chọn Agribank là đối tác trong giao dịch.
Agribank Bắc Hà Nội là một chi nhánh của Agribank, nên mọi hoạt động TTQT của Chi nhánh đều phải thông qua Trụ sở chính. Do uy tín của Agribank trên thị trường quốc tế chưa cao nên cũng làm ảnh hưởng tới các
giao dịch TTQT của Agribank Bắc Hà Nội, điển hình là có trường hợp L/C do Agribank Bắc Hà Nội phát hành đã không được sự chấp nhận của ngân hàng nước ngoài và bị yêu cầu phải có xác nhận của Ngân hàng Ngoại thương.
Sáu là, công nghệ thanh toán của Agribank chưa hoàn thiện ảnh hưởng tới hoạt động thanh toán quốc tế của Agribank Bắc Hà Nội.
Hiện tại, Agribank Bắc Hà Nội đang áp dụng phần mềm IPCAS trong giao dịch - phần mềm chung trong hệ thống Agribank. Phần mềm này tuy được thường xuyên nâng cấp và hoàn thiện nhưng vẫn còn nhiều điểm bất cập. Nhiều chỉ tiêu thống kê, báo cáo phải thực hiện rất thủ công mà không có chức năng thống kê, xuất dữ liệu tự động gây mất nhiều thời gian và không đảm bảo tính chính xác. Một số module (ví dụ: Module TF, phần Export, mục Nego) không thể sửa được nội dung đã nhập mặc dù có chức năng Update, muốn sửa phải hủy toàn bộ giao dịch đó rồi nhập lại gây mất thời gian. Một số Module lại không sử dụng được (ví dụ: Module FX, phần Receive Commission/Charges) khiến cho giao dịch viên muốn thực hiện chức năng này lại phải dùng các Module khác để thay thế, tuy vẫn hoàn thành được giao dịch nhưng mất thời gian hơn nhiều.
Chương trình SWIFT cũng được tích hợp trong IPCAS nhưng vẫn còn một số điểm gây khó khăn cho giao dịch viên như: khi nhập mã SWIFT của ngân hàng vào thì chương trình không hiện tên ngân hàng ngay trên máy mà phải tiến hành in ấn mới kiểm tra được gây mất thời gian cho giao dịch viên trong việc kiểm tra tính chính xác của việc nhập dữ liệu; khi có sự thay đổi nội dung trong điện MT700 dù là chỉ là trên 1 trang giấy vẫn phải in lại toàn bộ các trang điện gây tốn kém.
Agribank cũng chưa có dịch vụ ngân hàng điện tử, thanh toán trực tuyến, trong khi nhiều ngân hàng khác đã triển khai dịch vụ này, nối mạng trực tiếp với khách hàng giúp tiết kiệm thời gian giao dịch của khách hàng. Điều này đã
làm giảm chất lượng thanh toán cũng như tính cạnh tranh của Agribank và làm ảnh hưởng tới hoạt động của các chi nhánh trong hệ thống.