1.3 RỦI RO VÀ CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG NGHIỆP VỤ
1.3.4. Những biện pháp hạn chế rủi ro
- về mặt nghiệp vụ: Quy trình bảo lãnh được thực hiện qua mơ hình ba cấp:
quan hệ khách hàng, quản lý khách hàng, bộ phận tác nghiệp. Tại bộ phận tác nghiệp để một thư bảo lãnh được phát hành phải qua nhiều tay: cán bộ nghiệp vụ, kiểm sốt viên, phụ trách phịng và ban giám đốc.
- Chú trọng cơng tác đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ: để hoạt
động bảo lãnh đạt được hiệu quả cao thì tất yếu phải địi hỏi phải có một cơ cấu tổ chức và quản lý nhân sự chặt chẽ, hợp lý. Cán bộ nhân viên phải đi sâu, đi sát thực tế, cùng đoàn kết xây dựng tập thể vững mạnh trong đó cán bộ lãnh đạo phải là những người có năng lực, khả năng tổ chức và tinh thần trách nhiệm cao. Đối với riêng ngành ngân hàng, nhân viên trực tiếp giao dịch với khách hàng được coi là hình ảnh của ngân hàng. Tác phong làm việc, trình độ chun mơn và thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng luôn là những yếu tố quan trọng tác động đến sự tin tưởng và trung thành của khách hàng đối với ngân hàng. Sự chính xác trong cơng việc của các cán bộ ngân hàng sẽ làm giảm bớt những rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải.
- Đầu tư công nghệ, hiện đại hóa hoạt động ngân hàng: Việc đầu tư vào
công nghệ thông tin không những tạo ra chất lượng tốt đối với hoạt động bảo lãnh mà còn giúp ngân hàng nắm bắt thông tin với khách hàng, với thị trường một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác. Tránh rủi ro cho ngân hàng.
- Thực hiện phân tán rủi ro: ngân hàng có thể phân tán rủi ro thơng qua việc
đa dạng hóa danh mục sản phẩm, phát triển nhiều lồi hình bảo lãnh khác nhau, tránh sự phụ thuộc quá nhiều vào chỉ một loại hình bảo lãnh nào đó.
- Thực hiện đảm bảo tín dụng trắc chắn: Các khoản bảo lãnh phải có tài sản
đảm bảo: có thể phải đủ 100% trị giá bảo lãnh hoặc một phần giá trị bảo lãnh.
- Thực hiện tốt việc giám sát tín dụng và xếp hạng khách hàng: Cán bộ tín
dụng phải theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của khách hàng, đôn đốc khách hàng thực hiện hợp đồng kinh tế với bên thụ hưởng dựa trên thơng tin về tình hình tài chính của khách hàng. Cịn sau khi doanh nghiệp đã hoàn tất các nghĩa vụ theo hợp đồng bảo lãnh, ngân hàng lập biên bản thanh lý hợp đồng bảo lãnh cho khách hàng và thu lại hợp đồng bảo lãnh, phong tỏa tài khoản kí quỹ, giao lại tài sản đảm bảo và xử lý các vấn đề liên quan khác nếu có. Sau đó tiến hành lưu trữ hồ sơ và tổ chức đánh giá lại hiệu quả đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm về những sai sót nếu có.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của khoá luận đã đề cập tới những vấn đề cơ bản nghiệp vụ bảo lãnh như: khái niệm, đặc điểm, vai trò... quan niệm nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng. Cùng với đó là các chỉ tiêu đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng tới việc hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng. Đây chính là cơ sơ lý luận nền tảng để khóa luận có thể phân tích, đánh giá thực trạng về nghiệp vụ bảo lãnh tại LienVietPostBank tại chương 2 để từ đó đưa ra những nhận xét về tình hình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI LIENVIETPOSTBANK