Vai trò bảo đảm tiền vay trong quan hệ tín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu 0186 giải pháp nâng cao chất lượng công tác xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội luận văn thạc sĩ (Trang 27)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.4. Vai trò bảo đảm tiền vay trong quan hệ tín dụng ngân hàng

1.1.4.1. Đối với ngân hàng thương mại

Mục tiêu hàng đầu kinh doanh của các ngân hàng thương mại là lợi nhuận; trong đó thu nhập được tạo ra chủ yếu từ cho vay vốn. Vì vậy, trước hết đầu tư tín dụng đòi hỏi phải được đảm bảo an toàn, hiệu quả. Một trong những biện pháp hàng đầu để thực hiện tín dụng an toàn hiệu quả là nâng cao hiệu quả xử lý tài sản bảo đảm tiền vay. Bởi lẽ, thực hiện bảo đảm tiền vay nhằm nâng cao khả năng trả nợ vay của người vay; đồng thời khi có rủi ro tín dụng xảy ra sẽ có nguồn xử lý nhanh nhất; đồng thời phòng ngừa khả năng rủi ro đạt hiệu quả.

Do vậy, một trong những chiến lược quan trọng của hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại là chú trọng đến công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro, tạo cơ sở cho sự phát triển của cả hệ thống ngân hàng cũng như toàn bộ nền kinh tế. Việc hoàn thiện và áp dụng linh hoạt các hình thức bảo đảm tiền vay sẽ là một trong những biện pháp rào chắn rủi ro hữu hiệu nhất, bởi lẽ:

Một là, bảo đảm tiền vay giúp cho ngân hàng có đủ cơ sở pháp lý để có nguồn thu nợ thứ hai khi nguồn thu nợ thứ nhất không thực hiện được. Mặc dù khi

cấp tín dụng, ngân hàng xác định được nguồn thu thứ nhất của mình là từ thu nhập của khách hàng. Chẳng hạn, cho vay vốn lưu động thì nguồn trả nợ chủ yếu là doanh thu, cho vay vốn cố định thì nguồn thu nợ chủ yếu là từ khấu hao và lợi nhuận để lại, cho vay tiêu dùng thì nguồn thu là phần chênh lệch giữa thu nhập và chi phí. Song, trong hoạt động kinh doanh có vô số những lý do, những tình huống bất khả kháng dẫn đến nguồn thu nợ thứ nhất không thực hiện được, nếu không có nguồn bổ sung tất yếu ngân hàng sẽ phải đối với rủi ro tín dụng. Vì vậy, để bảo vệ lợi ích của bản thân, ngân hàng thường yêu cầu người vay phải có bảo đảm cần thiết.

Hai là, bảo đảm tiền vay gắn liền với trách nhiệm vật chất của người đi vay trong quá trình sử dụng vốn vay, tránh tình trạng khách hàng sử dụng vốn. Ngoài ra bảo đảm tiền vay còn ràng buộc trách nhiệm của khách hàng phòng khi họ cố tình lơ là nghĩa vụ trả nợ của mình. Cho nên có bảo đảm tiền vay qua đó ngân hàng thương mại có thể kiểm soát được khách hàng của mình mặc dù trong thực hiện nhiều khi bảo đảm tiền vay vẫn chưa phát huy được sức mạnh và tác dụng vì nhiều lý do khách quan và chủ quan.

Ba là, bảo đảm tiền vay giúp cho ngân hàng tạo lập và mở rộng tín dụng đối với khách hàng. Vì đây là một trong những điều kiện cấp tín dụng. Như, khi có một khách hàng giao dịch lần đầu đề nghị vay vốn, họ có phương án kinh doanh được đánh giá khả thi song có thể khả năng tài chính chưa thực sự tốt hoặc ngân hàng chưa đủ cơ sở đánh giá mức độ tín nhiệm thì việc khách hàng có tài sản bảo đảm hoặc có bên thứ ba bảo lãnh sẽ giúp cho ngân hàng dễ dàng hơn trong việc đưa ra quyết định của mình, tạo điều kiện để ngân hàng mở rộng thị phần, đưa sản phẩm dịch vụ tiếp cận gần hơn với khách hàng.

1.1.4.2 Đối với khách hàng

Tuy bảo đảm tiền vay là một điều kiện đối với khách hàng trong quan hệ vay vốn tín dụng của ngân hàng; nhưng đó cũng là điều kiện để cho khách hàng thực hiện quan hệ bình đẳng với ngân hàng trong quan hệ vay vốn. Cũng từ đó sự

tín nhiệm giữa khách hàng và ngân hàng được tăng lên, việc thực hiện các quan hệ giao dịch với ngân hàng được thuận tiện hơn. Và trước hết, qua bảo đảm tiền vay là một trong những điều kiện để các tổ chức, cá nhân được cấp tín dụng, là bước khởi đầu trong quan hệ tạo lập tín dụng với ngân hàng, từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc vay vốn sản xuất- kinh doanh hay tiêu dùng. Giúp khách hàng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh, hoặc đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của dân cư.

Mặt khác, bảo đảm tiền vay giúp cho khách hàng có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, khả thi nhưng lại chưa có đủ tiềm lực tài chính và uy tín đối với ngân hàng có thể tạo lập quan hệ tín dụng, giải quyết nhu cầu vốn bức thiết của mình, từ đó mở rộng và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, gia tăng thu nhập, lợi nhuận. Hơn nữa, bảo đảm tiền vay còn ràng buộc trách nhiệm vật chất, buộc khách hàng phải luôn thận trọng trong việc sử dụng vốn vay đảm bảo hợp pháp, an toàn và hiệu quả, trả nợ ngân hàng đúng hạn để nhận lại các quyền về tài sản của mình.

1.1.4.3 Đối với nền kinh tế

Bảo đảm tiền vay là điều kiện thiết lập và thúc đẩy việc tạo lập quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng trong quan hệ vay vốn, qua đó góp phần đảm bảo phát triển hoạt động kinh doanh của cả ngân hàng và các thành phần kinh tế khác, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội thiết thực, góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng nền kinh tế vững mạnh và phồn vinh.

Bảo đảm tiền vay đóng một vai trò quan trọng đối với khách hàng, n gân hàng thương mại và đối với toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt trong việc tạo lập quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng, giúp các ngân hàng phòng ngừa và hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn vốn trong hoạt động kinh doanh. Song, quá chú trọng yếu tố này hoặc đặt vai trò của bảo đảm tiền vay không đúng chỗ, coi bảo đảm tiền vay là cơ sở để quyết định cho vay mà không quan tâm đúng mức đến yếu tố khác có thể dẫn đến tăng trưởng tín dụng bị hạn chế của ngân hàng. Do đó, bảo đảm tiền vay

chỉ là biện pháp phòng vệ khi gặp sự cố trong thực hiện hoạt động tín dụng chứ không phải là nguyên tắc cấp tín dụng. Và việc vận dụng linh hoạt các biện pháp bảo đảm tiền vay là một đòi hỏi tất yếu khách quan đối với ngân hàng nhằm giảm thiểu rủi ro, tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng phát triển, nâng cao uy tín của ngân hàng và tăng cường sức mạnh cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường tài chính cả nước và ngoài nước.

Từ những ý nghĩa nêu trên của bảo đảm tiền vay bằng tài sản, khẳng định việc nâng cao hiệu quả xử lý tài sản bảo đảm tiền vay bằng tài sản là một yêu cầu khách quan. Đặc biệt có ý nghĩa đối với các ngân hàng thương mại của các nước có điều kiện và trình độ như các ngân hàng thương mại Việt Nam.

1.2. XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY

1.2.1. Sự cần thiết phải xử lý tài sản bảo đảm

Như chúng ta đã phân tích, bảo đảm tiền vay có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng thương mại - đó là yếu tố nhằm làm hạn chế rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại. Cần nhận thức rằng việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ không phải là mong muốn của các bên khi ký kết hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm. Tuy nhiên, trên thực tế vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà khách hàng vay vốn không trả được hết nợ đã vay của ngân hàng và đương nhiên, trong trường hợp này tài sản bảo đảm phải được xử lý để ngân hàng có thể thu hồi được nợ vay. Như vậy, mục đích xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là nhằm thu hồi nợ mà khách hàng đã vay của ngân hàng khi khách hàng vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ. Mặc dù không mong muốn nhưng việc tiến hành các thủ tục để xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là thực sự cần thiết, nó chính là giải pháp cuối cùng để ngân hàng bảo toàn lượng vốn của mình khi đã cấp tín dụng cho khách hàng, từ đó tạo dựng sự an toàn trong hoạt động của ngân hàng mình nói riêng và của toàn hệ thống ngân hàng nói chung.

1.2.2. Các nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm

Việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là hết sức cần thiết, góp phần hạn chế rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, khi xử lý tài sản bảo đảm tiền vay phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay được hiểu là những tư tưởng chỉ đạo, xuyên suốt quá trình xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, yêu cầu các bên phải tuân thủ trong suốt quá trình xử lý tài sản bảo đảm tiền vay. Theo các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, thì khi xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ sẽ được thực hiện theo những nguyên tắc sau:

Thứ nhất'. Khi đến hạn mà khách hàng vay; bên bảo lãnh không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đối với ngân hàng thì tài sản bảo đảm tiền vay được xử lý để thu hồi nợ.

Thứ hai: Tài sản đảm bảo tiền vay phải được xử lý theo các phương thức mà bên đã thoả thuận trong hợp đồng trường hợp các bên không xử lý được theo các phương thức đã thoả thuận thì ngân hàng có quyền:

+ Bán, chuyển nhượng tài sản cầm cố, thế chấp để thu hồi nợ;

+ Yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ xử lý tài sản của bên bảo lãnh để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Thứ ba: Ngân hàng có quyền giao quyền thu hồi nợ và uỷ quyền cho bên thứ ba xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, trong trường hợp này thì bên thứ ba cũng có quyền xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ như ngân hàng

Thứ tư: Trường hợp tài sản được các bên xử lý theo thoả thuận thì thực hiện nhanh chóng, công khai, bảo đảm lợi ích của các bên; nếu tài sản không xử lý được do không thoả thuận được giá bán, thì ngân hàng có quyền thực hiện các thủ tục bán tài sản theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ.

Thứ năm: Trường hợp một tài sản bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ trả nợ, nếu phải xử lý tài sản đảm bảo tiền vay để thực hiện một nghĩa vụ trả nợ đến hạn, thì các nghĩa vụ trả nợ khác chưa đến hạn cũng được coi là đến hạn và được xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ.

Thứ saw. Các chi phí phát sinh trong xử lý bảo đảm tiền vay do khách hàng; bên bảo lãnh chịu. Tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm tiền vay sau khi trừ chi phí xử lý thì ngân hàng thu nợ theo thứ tự, nợ gốc, lãi vay, các khoản khí khác (nếu có). Tài sản bảo đảm tiền vay sau khi được xử lý nếu không đủ để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì khách hàng vay, bên bảo lãnh phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trả nợ đã cam kết.

Thứ bảy: Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trách nhiệm tạo điều kiện, hỗ trợ các bên xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ cho ngân hàng.

Thứ tám: Việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là biện pháp để thu hồi nợ, không phải là hoạt động kinh doanh tài sản của ngân hàng

1.2.3. Hình thức xử lý tài sản bảo đảm

Thứ nhất: Xác định các khoản vay xử lý để thu hồi nợ

- Sau thời hạn 60 ngày kể từ khi đến hạn trả nợ, mà tài sản bảo đảm tiền vay chưa được xử lý theo thoả thuận.

- Khách hàng vay phải trả nợ trước hạn theo quy định của pháp luật nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ.

- Khách hàng vay là tổ chức kinh tế bị giải thể trước khi đến hạn trả nợ thì nghĩa vụ trả nợ tuy chưa đến hạn cũng được coi là đến hạn, nếu khách hàng vay không trả nợ và không xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để trả nợ thì ngân hàng có quyền sử lý tài sản để thu hồi nợ.

- Khách hàng vay bên bảo lãnh là doanh nghiệp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, cổ phần hóa không thực hiện được các biện pháp theo quy định của pháp luật về bảo đảm tiền vay thì ngân hàng có quyền xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ trước khi thực hiện việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, cổ phần hóa.

Thứ hai: Phương thức xử lý: trong trường hợp tài sản được xử lý theo phương thức đã thỏa thuận thì tài sản bảo đảm tiền vay có thể:

- Bán tài sản bảo đảm tiền vay, trong trường hợp này, các bên thoả thuận thực hiện phương thức bán tài sản bảo đảm tiền vay thì bên được bán tài sản có thể là khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh bán, ngân hàng bán, hai bên phối hợp cùng bán hoặc uỷ quyền cho bên thứ ba bán. Bên được bán tài sản có thể trực tiếp bán cho người mua, uỷ quyền cho trung tâm bán đấu giá tài sản hoặc doanh nghiệp bán đấu giá tài sản thực hiện việc bán tài sản bảo đảm tiền vay.

- Ngân hàng nhận chính thức bảo đảm tiền vay để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm.

- Ngân hàng được trực tiếp nhận các khoản tiền hoặc tài sản cho khách hàng vay, bên bảo lãnh.

Còn đối với những trường hợp mà ở đó ngân hàng có quyền xử lý tài sản bảo đảm tiền vay thì khách hàng vay, bên bảo lãnh phải giao tài sản cho ngân hàng để xử lý. Ngân hàng có quyền xử lý tài sản bảo đảm tiền vay theo cách thức như sau:

+ Trực tiếp bán cho người mua.

+ Ủy quyền việc bán đấu giá tài sản cho trung tâm bán đấu giá hoặc khách hàng bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.

+ Ủy quyền hoặc chuyển giao có tổ chức có chức năng mua bán tài sản. + Khi ngân hàng nhận chính tài sản bảo đảm tiền vay thế chấp để thay thế cho nghĩa vụ trả nợ thì tài sản đó được chuyển quyền sở hữu cho ngân hang.

+ Trong trường hợp bên thứ ba có nghĩa vụ trả nợ tiền hoặc tài sản cho khách hàng vay, bên bảo lãnh thì ngân hàng trực tiếp nhận các khoản tiền hoặc tài sản bên thứ ba.

1.2.4. Nội dung cơ bản về chất lượng xử lý tài sản bảo đảm tiền vay1.2.4.1. Quan niệm về chất lượng xử lý tài sản bảo đảm tiền vay 1.2.4.1. Quan niệm về chất lượng xử lý tài sản bảo đảm tiền vay

Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, bảo đảm tiền vay luôn được xem xét như một yếu tố quan trong nhằm hạn chế tối đa rủi ro cho những khoản vay. Về mặt lý luận cũng như trong hoạt động thực tiễn cần phải coi đây như những biện

pháp dự phòng và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay chỉ là giải pháp cuối cùng khi khách hàng không thực hiện đúng những cam kết sau khi đã áp dụng các biện pháp khác. Tuy nhiên, khi đã phải tiến hành xử lý tài sản bảo đảm tiền vay thì chất lượng, hiệu quả của công tác xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là vấn đề không thể không bàn đến. Về vấn đề này, hiện nay chưa có tài liệu nào đưa ra định nghĩa một cách chính thống về chất lượng xử lý bảo đảm tiền vay, tuy nhiên căn cứ bản chất của việc xử lý tài sản tiền vay, mục đích của việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay chúng ta có thể hiểu vấn đề này như sau: chất lượng xử lý bảo đảm tiền vay được hiểu là những giá trị tốt nhất mà các bên thu được khi thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, những giá trị đó có thể là tiền vốn và lãi vay, có thể là

Một phần của tài liệu 0186 giải pháp nâng cao chất lượng công tác xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội luận văn thạc sĩ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w