Những tồn tại:

Một phần của tài liệu 0186 giải pháp nâng cao chất lượng công tác xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội luận văn thạc sĩ (Trang 65 - 67)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.2.1. Những tồn tại:

Thứ nhất, thực tế các loại tài sản bảo đảm tiền vay áp dụng trong cho vay ở Chi nhánh chưa thực sự đa dạng.

Trong Nghị định số 163/2006/NĐ-CP và Quyết định số 300/QĐ-HĐQT thì danh mục các tài sản bảo đảm rất đa dạng và phong phú nhưng khi áp dụng thì chỉ có một số ít danh mục tài sản được Chi nhánh sử dụng làm tài sản bảo đảm trong cho vay đối với khách hàng: nhà ở, quyền sử dụng đất, các giấy tờ có giá... Tài sản bảo đảm là máy móc thiết bị rất ít được sử dụng. Đặc biệt là các loại tài sản như các khoản phải thu, các hợp đồng bán hàng, các loại vật tư hàng hóa thì chưa xuất hiện trong danh mục tài sản bảo đảm sử dụng ở Chi nhánh. Do đó, làm hạn chế việc mở rộng tín dụng đối với khách hàng.

Thứ hai, Việc định giá tài sản bảo đảm mang tính chủ quan

Thường việc định giá tài sản bảo đảm do ngân hàng và doanh nghiệp quyết định, rất ít khi do các cơ quan chuyên môn tham gia định giá tài sản. Trong khi đó trừ một số doanh nghiệp Nhà nước được đầu tư đổi mới đồng bộ thiết bị và công nghệ được định giá tài sản rõ ràng theo các tiêu chuẩn của Nhà nước còn lại khá nhiều doanh nghiệp và khách hàng khác tài sản được định giá khá thấp. Khi dùng tài sản đó làm tài sản bảo đảm thì mức cho vay nhỏ hơn giá trị thực tế của tài sản rất nhiều làm khó khăn về vốn cho khách hàng vay.

Thứ ba, Chất lượng của quá trình thẩm định khách hàng và tài sản bảo đảm vốn còn chưa chính xác.

+ Việc thẩm định tư cách đạo đức và năng lực của khách hàng, đặc biệt là năng lực quản trị của lãnh đạo các khách hàng là doanh nghiệp chưa tốt, nên đã có tình trạng bị lừa đảo, chiếm đoạt vốn...

+ Việc thẩm định tài sản bảo đảm còn nhiều thiếu xót và tắc trách, đánh giá chưa sát với giá trị thực của tài sản, chủ quan trong việc xác minh lại tính đúng đắn và hợp pháp của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản để một số khách hàng lợi dụng kẽ hở thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt vốn của Chi nhánh. Chẳng hạn công ty TNHH Hải Hoàng dùng tài sản đảm bảo là

mảnh đất có sổ đỏ nhưng không hợp pháp, nhưng Chi nhánh vẫn không biết do thiếu cảnh giác và sơ hở trong công tác thẩm định.

Thứ tư, Việc xử lý tài sản bảo đảm gặp nhiều khó khăn

Đối với tài sản là máy móc thiết bị dây chuyền sản xuất thì khi phát mại tài sản bán giá rất thấp. Do những tài sản này mang tính chuyên dùng, giá trị cao và tính tiêu thụ trên thị trường thấp hoặc những tài sản này thường cồng kềnh, vận chuyển khó khăn, trong thời gian chờ xử lý thì Chi nhánh gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý và bảo quản tài sản.

Thứ năm, về mặt hồ sơ, thủ tục pháp lý và sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng còn gặp nhiều khó khăn: Chẳng hạn, sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền như: Phòng công chứng, Sở địa chính... Thủ tục công chứng còn rườm rà làm mất nhiều thời gian của cả ngân hàng và khách hàng.

Một phần của tài liệu 0186 giải pháp nâng cao chất lượng công tác xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội luận văn thạc sĩ (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w