Nguyên nhân gây nên tồn tại

Một phần của tài liệu 0186 giải pháp nâng cao chất lượng công tác xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội luận văn thạc sĩ (Trang 67 - 70)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.2.2. Nguyên nhân gây nên tồn tại

Thứ nhất, nguyên nhân từ môi trường pháp lý:

- Hiện nay việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diễn ra rất chậm. Theo quy định của pháp luật, quyền sử dụng đất được làm tài sản thế chấp. Trong rất nhiều trường hợp khách hàng, có cơ hội đầu tư tốt, nhưng không có các loại tài sản khác làm bảo đảm và sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Nhưng vì chưa xin được giấy chứng nhận quyền sử dụng để hoàn tất hồ sơ thủ tục xin vay, nên không vay được vốn của ngân hàng. Khi đó cơ hội kinh doanh sẽ trôi qua, khi lo xong giấy tờ về sử dụng đất.

- Quy định về cầm cố giấy tờ có giá và dịch vụ cầm đồ còn chưa đồng nhất: Theo công văn số 869/CV- NHNN “Về việc cầm cố giấy tờ có giá trị và dịch vụ cầm đồ” các tổ chức tín dụng thực hiện cầm cố tài sản như một biện pháp bảo đảm tiền vay theo cơ chế bảo đảm tiền vay và quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Quy định như vậy dường như khác biệt với đặc trưng cơ bản của

nghiệp vụ tín dụng dưới hình thức cầm cố thương phiếu và giáy tờ có giá ngắn hạn. Thông thường khi thực hiện cấp tín dụng dưới hình thức này, các ngân hàng sẽ tập trung chủ yếu vào đánh giá tình hình tài chính của các tổ chức phát hành mà ít quan tâm đến khách hàng.

Thứ ba, nguyên nhân từ bản thân ngân hàng

- Việc thu thập thông tin về khách hàng còn nhiều hạn chế. Hiện nay tại Chi nhánh cán bộ tín dụng còn ít so với quy mô hoạt động tín dụng. Do vậy, việc phải thường xuyên tiếp cận với một số lượng lớn các quan hệ với khách hàng làm cho họ không có nhiều thời gian thu thập thông tin đầy đủ, toàn diện để phân tích đánh giá dự án, phương án vay vốn của khách hàng. Mặt khác, đối với một khách hàng có biết bao thông tin cần kiểm tra độ chính xác và không phải có thể thực hiện một cách nhanh chóng được. Điều đó làm cho việc xử lý thông tin đôi khi còn chưa đem lại hiệu quả cao. Đặc biệt trong lĩnh vực xem xét tài sản bảo đảm.

- Trình độ cán bộ còn hạn chế, phong cách giao dịch còn chưa thích ứng được với cơ chế thị trường. Đặc biệt là kỹ năng thẩm định.

- Hoạt động marketing chưa tương xứng với tính chất, đặc điểm kinh doanh của Chi nhánh để mở rộng về số lượng, nâng cao về chất lượng hoạt động kinh doanh.

Thứ tư, nguyên nhân từ phía khách hàng

- Nhiều trường hợp khách hàng đến vay vốn thường nghĩ đơn điệu, chỉ cần có phương án sản xuất kinh doanh là đủ do không hiểu đầy đủ điều kiện vay vốn của ngân hàng. Ngân hàng không chỉ dựa trên khả năng mang lại lợi nhuận của dự án cũng như nguồn trả nợ đầy đủ của khách hàng mà còn phải xem xét mức độ rủi ro khi khách hàng gặp phải chia sẻ với ngân hàng. Tức là phải xem xét năng lực tài chính của khách hàng thực đầu tư vào dự án. Nên, có những khách hàng đã tự ý khai tăng phần vốn tự có của mình lên để có thể vay được vốn. Khi cán bộ tín dụng kiểm tra thực tế và phát hiện sự gian dối này thì đã từ chối cho vay.

- Do sự yếu kém trong năng lực quản lý kinh doanh, thiếu sự nhanh nhạy nằm bắt thị hiếu sản phẩm trên thị trường, sự đầu tư vốn không hợp lý đã dẫn đến việc tình hình sản xuất kinh doanh không hiệu quả làm ảnh đến bản thân hàng và ngân hàng. Khách hàng thì mất khả năng thanh toán còn ngân hàng thì không thu hồi được nợ.

- Ngoài ra, khách hàng cung cấp những thông tin sai lệnh, không chính xác về bản thân mình nhằm lừa đảo ngân hàng. Khi vay vốn thì sử dụng vốn sai mục đích, đến hạn thì chây ỳ không chịu trả...

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trong Chương 2, luận văn đã khái quát hóa quá trình hình thành, phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Nam Hà Nội, xác định chức năng hoạt động chủ yếu và kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Tiếp đến, luận văn đi sâu vào nghiên cứu thực hiện xử lý tài sản bảo đảm tiền vay trên cơ sở lý luận của Chương 1, các cơ sở pháp lý về tài sản bảo đảm tiền vay và các quy trình thực hiện tại Chi nhánh vận hành. Từ đó, luận văn đi sâu đánh giá hoạt động xử lý tài sản bảo đảm tiền vay theo từng hình thức bảo đảm tại Chi nhánh từ năm 2005 đến năm 2008. Trên cơ sở đó, luận văn rút ra những kết quả đạt được, tồn tại và phân tích những nguyên nhân gây ra tồn tại đó.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI

Một phần của tài liệu 0186 giải pháp nâng cao chất lượng công tác xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội luận văn thạc sĩ (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w