Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu 0186 giải pháp nâng cao chất lượng công tác xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội luận văn thạc sĩ (Trang 63 - 65)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.1. Những kết quả đạt được

Một là, chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc các văn bản pháp luật, văn bản hướng dẫn của Nhà nước, của ngành và các Bộ có liên quan về việc thực hiện các bảo đảm tiền vay bằng tài sản. Áp dụng cho các hình thức cho vay có bảo đảm bằng tài sản nêu trên đã góp phần mở rộng cho vay đối với hoạt động tín dụng của Chi nhánh. Các văn bản pháp luật quy định ngày càng cụ thể và rõ ràng hơn trong về việc bảo đảm tiền vay trong cho vay của ngân hàng. Sự đa dạng hóa các tài sản bảo đảm đã mở ra nhiều hướng cho vay cũng như làm cho các khoản tín dụng trở nên an toàn hơn, góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động của Chi nhánh.

Chi nhánh luôn cải tiến, đơn giản các thủ tục giúp khách hàng có thể hoàn thành hồ sơ trong suốt thời gian ngắn nhất khi thực hiện cho vay có bảo đảm bằng tài sản. Điều đó giúp khách hàng có thể triển khai được kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình như mong muốn và làm rõ cho khách hàng tin tưởng vào ngân hàng, nâng cao uy tín của ngân hàng trên thị trường.

Chi nhánh ngày càng thu hút thêm được nhiều khách hàng mới và tạo được vị thế trên thị trường do áp dụng linh hoạt các hình thức bảo đảm tiền vay kết hợp với việc tư vấn cho khách hàng lựa chọn hình thức vay vốn và thời hạn phù hợp.

Tuy đã áp dụng bảo đảm tiền vay trong cho vay đối với khách hàng nhưng Chi nhánh vẫn luôn chú trọng theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh việc sử dụng tài sản đảm bảo cũng như tư vấn kế hoạch tài chính cho khách hàng nên hoạt động tín dụng được mở rộng, an toàn

Hai là, đã vận dụng linh hoạt các hình thức bảo đảm tiền vay bằng tài sản phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh tín dụng của Chi nhánh. Với phương châm vừa mở rộng tín dụng, vừa đảm bảo an toàn hiệu quả. Một trong những hình thức tín dụng có bảo đảm bằng tài sản được Chi nhánh áp dụng nhiều nhất là hình tín dụng bảo đảm từ vốn vay. Hình thức này đã đem lại lợi thế cho Chi nhánh trong hoạt động tín dụng là tín dụng an toàn, vừa mở rộng được tín dụng (dư nợ từ 243 tỷ đồng năm 2005 lên 1085 tỷ đồng năm 2008, trong số dư nợ có tài sản bảo đảm này của hình thức cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành vốn vay chiếm trên 70%).

Hình thức cho vay có tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay, còn là hình thức thu hút được khách hàng và đặc biệt có ý nghĩa trong việc đầu tư vào các dự án lớn, đối tượng tín dụng trung và dài hạn. Do đó, đã góp phần tăng doanh số cho vay mạnh và liên tục qua các năm, thị phần khách hàng đều được mở rộng, danh mục sản phẩm dịch ngày càng phong phú đa dạng, thủ tục ngày càng gọn nhẹ, nhanh chóng, thông thoáng.

Ba là, cùng với việc góp phần tăng trưởng về số lượng các khoản cấp tín dụng qua đó chất, an toàn vốn cũng được nâng cao. Bởi vì trên thực tế, khi vận hành các hình thức tín dụng có bảo đảm bằng tài sản, tự nó cũng đã đòi hỏi Chi nhánh phải chấp hành nghiêm túc các cơ chế quản lý, quy trình tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước, đặc biệt là việc áp dụng rộng rãi biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản, mở rộng đối

tượng khách hàng, đa dạng về hình thức cho vay và tài sản bảo đảm nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. Qua đó, đặc biệt là qua áp dụng hình thức tín dụng bảo đảm tài sản hình thành từ vốn vay, thúc đẩy tổ chức phân tích tài chính đối với khách hàng (100% các doanh nghiệp đang có quan hệ tín dụng được thực hiện phân tích) để xác định quan điểm đầu tư phù hợp và đưa ra cơ chế áp dụng đối với từng đối tượng khách hàng. Từ đó, phát huy được tác dụng và hiệu quả của nghiệp vụ bảo đảm tiền vay bằng tài sản đối với bảo toàn vốn tín dụng.

Bốn là, thông qua thực hiện hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản và thực tiễn công tác xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh đã góp phần nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm của mỗi cán bộ đặc biệt là đối với cán bộ tín dụng trong mỗi quyết định, mỗi hành động việc làm của mình, do đó phát huy được tính chủ động, tinh thần trách nhiệm của mỗi người trong công việc được giao. Những khoản tín dụng được cấp ra cùng với những biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản được áp dụng sẽ đều có những cá nhân đứng ra chịu trách nhiệm về chất lượng tín dụng, từ việc nghiên cứu đề xuất cấp tín dụng đến việc bảo đảm thu hồi nợ và gánh chịu một phần hay toàn bộ hậu quả nếu rủi ro xảy ra. Chính việc quy trách nhiệm cụ thể rõ ràng trong cơ chế, quy trình giúp cho chất lượng khoản vay được đảm bảo, việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro cũng được cân nhắc kỹ lưỡng, đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng và chất lượng tín dụng.

Năm là, thông qua hàng loạt những khoản cấp tín dụng theo hình thức bảo đảm tiền vay của bên thứ ba (bảo lãnh của các Tổng công ty) đã tài trợ vốn cho nhiều dự án dài hạn, đem lại hiệu quả kinh tế xã hội, như dự án của tổng công ty lương thực miền Bắc, tổng công ty VINASHIN, công ty cổ phần điện Cửa Đạt, công ty cổ phần nhiệt điện Hải Phòng, công ty cổ phần Phát triển Điện lực.

Một phần của tài liệu 0186 giải pháp nâng cao chất lượng công tác xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội luận văn thạc sĩ (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w