Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu 0186 giải pháp nâng cao chất lượng công tác xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội luận văn thạc sĩ (Trang 94 - 97)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Đối với Chính phủ

- Hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến bảo đảm tiền vay. Hiện nay có rất nhiều văn bản pháp luật quy định các vấn đề liên quan đến bảo đảm tiền vay nhưng việc thực hiện còn gây ra nhiều tranh cãi. Do đó, Chính phủ cần sớm hoàn thiện, tạo tính đồng bộ các văn bản pháp luật liên quan đến bảo đảm tiền vay để

tạo một hành lang pháp lý thông thoáng cho các ngân hàng mở rộng quy mô cho vay và khách hàng có thể tiếp cận được vốn ngân hàng một cách dễ dàng.

- Chính phủ cần có những quy định rõ hơn về điều kiện đối với tài sản bảo đảm. Điều đó thể hiện rõ trong Nghị định số 163/2006/NĐ-CP khi quy định về tài sản đảm bảo- đó là tài sản bảo đảm do các bên thoả thuận và thuộc quyền sở hữu của bên có nghĩa vụ hoặc thuộc quyền sở hữu của người thứ ba mà người này cam kết dùng tài sản đó để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ đối với bên có quyền, tài sản có thể là tài sản hiện có hoặc hình thành trong tương lai và được phép giao dịch. Tuy nhiên, trong cả Nghị định này không có bất kỳ điều khoản nào giải thích hoặc định nghĩa thế nào là tài sản được phép giao dịch

- Theo quy định tại Khoản 2- Điều 61 của Nghị định 163/2006/NĐ- CP về bảo đảm tiền vay thì khi xử lý tài sản, đối với những tài sản có nguy cơ mất giá hoặc giảm sút giá trị, quyền đòi nợ'... thì người xử lý tài sản phải xử lý ngay đồng thời phải thông báo cho các bên cùng nhận bảo đảm khác biết. Có thể nhận thấy rằng, quy định này được áp dụng trong trường hợp tài sản đựơc sử dụng để đảm bảo thực hiện nhiều nghĩa vụ và tài sản bảo đảm thuộc diện có nguy cơ mất giá, sụt giảm giá trị. Tuy nhiên, thế nào là có nguy cơ mất giá hoặc tụt giảm giá trị, căn cứ vào đâu để xác định vấn đề này? Vì vậy, Chính Phủ cần có văn bản hướng dẫn một cách cụ thể để quá trình áp dụng được thuận lợi và thống nhất.

- Về việc thu giữ tài sản đảm bảo để xử lý: theo quy định tại Điều 63 - Nghị định số 163/2006/NĐ- CP về bảo đảm tiền vay thì bên giữ tài sản bảo đảm phải giao tài sản đó cho người xử lý tài sản theo thông báo của người này; nếu hết thời hạn ấn định trong thông báo mà bên giữ tài sản không giao tài sản thì người xử lý có quyền thu gữ bảo đảm để xử lý. Theo tinh thần của quy định này thì khi nhận được thông báo về việc xử lý tài sản thì bên giữ tài sản bảo đảm phải bàn giao ch o người xử lý để người xử lý giữ tài sản đó. Rõ ràng, quy định này trong nhiều trường hợp không thể áp dụng được- chẳng hạn một khách hành vay vốn ngân hàng mua 01 chiếc máy bay và dùng chính tài sản ấy để bảo đảm cho khoản vay.

Hình thức của hợp đồng trong trường hợp này là thế chấp tài sản, và tất nhiên bên vay vẫn cầm giữ và sử dụng máy bay đó. Khi bên vay không thực hiện đúng cam kết và hai bên thống nhất giao cho ngân hàng là người xử lý tài sản bảo đảm. Rõ ràng trong trường hợp này, không thể giao tài sản cho ngân hàng để xử lý. Vì vậy, Chính Phủ cần xem xét sửa đổi, bổ sung quy định này sao cho phù hợp

- Chính phủ cần quy định rõ thủ tục xử lý tài sản bảo đảm khi khách hàng vay bị phá sản. Về vấn đề này, theo quy định của Luật phá sản thì khi một tổ chức kinh tế bị phá sản thì việc thanh toán nợ phải thực hiện theo thứ tự ưu tiên: chi phí phá sản, các khoản nợ đối với người lao động, các khoản nợ của các chủ nợ. Tuy nhiên, trong các văn bản pháp luật về phá sản không đề cập gì đến các khoản nợ có bảo đảm- tức là những khoản nợ mà doanh nghiệp đã dùng tài sản của mình để đảm bảo chi trả. Do vậy, số tiền thu được từ bán đấu giá tài sản, thanh lý tài sản của tổ chức kinh tế đó là phần còn lại thường không đủ thanh toán nợ cho ngân hàng. Đó là không công bằng đối với ngân hàng, vì tài sản bảo đảm được khách hàng dùng để bảo đảm cho khoản vay ở ngân hàng và đã được công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm. Vì vậy, Chính phủ nên ban hành những quy định rõ ràng việc thực hiện xử lý tài sản bảo đảm của các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, giải thể một cách cụ thể, bảo đảm công bằng cho các bên liên quan.

- Hoàn chỉnh các quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất: việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diễn ra rất chậm gây hạn chế trong việc cấp tín dụng của ngân hàng và nhu cầu vay vốn của khách hàng. Hiện nay, khoảng hơn 70% tài sản thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và 100% tài sản thuộc thành phần kinh tế Nhà nước là không có giấy chứng nhận sở hữu tài sản. Trong khi đó các doanh nghiệp Nhà nước được vay không có tài sản bảo đảm thì hình thức này lại rất ít áp dụng đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Nhưng họ lại không có giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản để đem thế chấp, cầm cố như vậy sẽ rất bất lợi. Do vậy, chính phủ nên có những quy định cụ thể để thúc đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài

sản, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận được vốn ngân hàng.

- Về xác định giá trị tài sản bảo đảm: Theo Nghị định số 163/2006/NĐ- CP thay thế cho Nghị định số 178/NĐ- CP thì văn bản này không đề cập đến việc định giá đối với tài sản đảm bảo, điều đó cho thấy tổ chức tín dụng có quyền tự chủ trong việc xác định giá trị quyền sử dụng đất. Nhưng đó cũng là một khó khăn cho tổ chức tín dụng trong việc xác định giá cả của tài sản. Hiện nay thị trường bất động sản ở nước ta còn chưa phát triển. Giá cả bất động sản thường xuyên biến động, lên xuống thất thường nên rất khó xác định. Bên cạnh đó, việc xác định gi á này sẽ có thể dẫn đến việc cán bộ tín dụng lợi dụng quy định để xác định giá trị tài sản bảo đảm cao hơn nhằm cho vay với số vốn lớn hơn gây ra tổn thương cho ngân hàng. Do vậy, Chính phủ vẫn nên đưa ra một khung giá nhà đất có tính đến sự biến động của giá thị trường hiện tại và đưa ra các dự báo để các ngân hàng có thể tham khảo.

Một phần của tài liệu 0186 giải pháp nâng cao chất lượng công tác xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội luận văn thạc sĩ (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w