5. Kết cấu của luận văn
3.2.5. Thành lập bộ phận chuyên trách thựchiện tài sản bảo đảm tiền vay
Tuy khối lượng cho vay theo hình thức tài sản đảm bảo tiền vay chưa chiếm tỷ trọng lớn trong đầu tư tín dụng, nhưng quy trình thực hiện loại tín dụng này rất phức tạp: cả về kỹ năng, kỹ thuật xử lý, đồng thời nó còn liên quan đến nhiều hoạt động trong đời sống kinh tế xã hội. Do vậy, Chi nhánh cần thành lập bộ phận chuyên trách thực hiện tài sản bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh, bộ phận này nên là một tổ thuộc phòng tín dụng của Chi nhánh và có một số nhiệm vụ chủ yếu như sau:
Thứ nhất: phối kết hợp chặt chẽ với bộ phận thẩm định để thẩm định khách hàng vay bằng hình thức bảo đảm bằng tài sản
Hiện nay các cán bộ tín dụng ở Chi nhánh phải thực hiện tất cả các khâu từ tìm kiếm, thu hút khách hàng, giúp khách hàng xây dựng hồ sơ vay vốn, thẩm định phương án sử dụng vốn vay đến theo dõi tình hình sử dụng vốn khi vay. Hiện nay Chi nhánh đã qua tâm đến công tác thẩm định nhưng vẫn chưa đi sâu vào hoạt động nề nếp, ổn định. Do đó, cần phải nhanh chóng đưa hoạt thẩm định đi vào hoạt động ổn định mà trước hết thực hiện thẩm định khách hàng vay vốn bằng hình htức vay bảo đảm bằng tài sản, như vậy sẽ giảm nhẹ công việc mà một cán
bộ tín dụng phải thực hiện. Mặt khác, cán bộ thẩm định được đào tạo về chuyên môn sẽ đánh giá một cách chính xác và nâng cao chất lượng thẩm định dự án, chất lượng tài sản. Từ đó làm cơ sở để quyết định cho vay hoặc từ chối đối với khách hàng vay không có bảo đảm bằng tài sản.
Thứ hai: định giá và đánh giá lại tài sản bảo đảm tiền vay
- Đối với định giá tài sản bảo đảm tiền vay: có thể khẳng định rằng việc định giá bảo đảm là rất quan trọng. Do vậy, đòi hỏi cán bộ tín dụng cần phải có những hiểu biết về giá cả của tài sản, tình hình biến động giá cả trên thị trường. Theo quy định mới hiện nay, việc định giá tài sản bảo đảm do Chi nhánh và khách hàng tự thoả thuận theo giá thị trường của tài sản. Như vậy, sự hiểu biết và cập nhật về giá cả trên thị trường là rất quan trọng. Nếu có một bộ phận định giá tài sản riêng thì sẽ giảm bớt được áp lực công việc cho cán bộ tín dụng rất nhiều và công tác định giá tài sản sẽ trở nên chính xác hơn. Đặc biệt đối với việc định giá tài sản thế chấp là bất động sản thì tình trạng định giá cao xuyên xảy ra làm giá tài sản được tăng lên rất nhiều so với giá trị thực của nó. Nếu định giá quá cao so với giá trị thực của tài sản thì khi cho vay sẽ mang lại rủi ro cho ngân hàng. Ngược lại, định giá thấp hơn so với giá trị tài sản bảo đảm thì sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu về vốn của khách hàng gây khó khăn cho khách hàng trong việc tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của khách hàng.
Trong những trường hợp gặp khó khăn trong đánh giá tài, thông qua bộ phận này, Chi nhánh có thể khắc phục bằng cách nhờ cơ quan chuyên môn kiểm tra tình trạng kỹ thuật của tài sản thế chấp đồng thời thường xuyên theo dõi sự biến động giá trị của chúng trên thị trường. Việc quản lý tài sản, Chi nhánh giao cho bộ phận này thực hiện nhiệm vụ thường xuyên kiểm tra giám sát tình hình sử dụng tài sản bảo đảm của khách hàng và định kỳ định giá lại giá trị của máy móc, thiết bị vì các tài sản bảo đảm loại này có tính hao mòn rất nhanh.
- Đối với đánh giá lại tài sản bảo đảm: định kỳ đánh giá lại tài sản bảo đảm là yêu cầu hết sức cần thiết trong quá trình thiết lập và duy trì bảo đảm tiền vay.
Quá trình hoạt động cho vay, các tài sản này biến động vì nhiều lý do, nên mức giá cho vay lần đầu chỉ là cơ sở ban đầu để quyết định đầu tư vốn và phát triển tiền vay lần đầu. Thực hiện cho vay có tài sản bảo đảm có hiệu quả hay không là cả một quá trình, thứ nhất là đối với các khoản tín dụng dài hạn. Tài sản còn đủ điều kiện tín dụng hay không đòi hỏi phải thường đánh giá lại tài sản. Mục đích của đánh giá lại tài sản bảo đảm nhằm tránh rủi ro, tài sản bảo đảm phải được định giá lại trong từng trường hợp cụ thể: chẳng hạn:
+ Khi hết thời hạn tối đa (tuỳ theo từng loại tài sản mà quy định thời hạn thích hợp) kể từ lần định giá gần nhất.
+ Giá trị tài sản bị giảm do hư hỏng, lạc hậu, mất mát
+ Thực hiện gia hạn nợ, xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ
+ Giá trị thị trường của tài sản bảo đảm có biến động giảm so với lần định giá gần nhất
+ Cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm thường xuyên theo dõi để xác định và đề nghị thời điểm cần đánh giá lại giá trị tài sản bảo đảm. Khi cần định giá lại tài sản bảo đảm, để bảo đảm tính khách quan, Chi nhánh qua bộ phận này định giá theo quy định từng thời kỳ. Cách thức đánh giá lại tài sản được tiến hành giống như khi định giá ban đầu.
Trên cơ sở định giá lại tài sản bảo đảm, Chi nhánh sẽ yêu cầu khách hàng vay bổ sung tài sản bảo đảm hoặc giảm giá trị dư nợ tương ứng cho phù hợp và lập hợp đồng bảo đảm bổ sung theo quy định.
Thứ ba: xử lý tài sản bảo đảm tiền vay:
Một nhiệm vụ quan trọng của bộ phận này là tiến hành xử lý tài sản bảo đảm tiền vay.
- Trong trường hợp bên bảo đảm không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa trả nợ, thì tài sản dùng để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tại Chi nhánh được xử lý để thu hồi nợ.
- Tài sản bảo đảm tiền vay được xử lý theo phương thức đã thoả thuận trong trường hợp bảo đảm tiền vay giữa Chi nhánh và bên bảo đảm. Trường hợp các bên không xử lý được theo các phương thức đã thoả thuận thì Chi nhánh có quyền:
+ Bán, chuyển nhượng tài sản bảo đảm để thu hồi nợ
+ Yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, nếu bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì xử lý tài sản của bên bảo lãnh để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
- Chi nhánh có quyền chuyển giao quyền thu hồi nợ hoặc uỷ quyền cho bên thứ ba xử lý tài sản bảo đảm tiền vay. Bên thứ ba phải là tổ chức có tư cách pháp nhân và được thực hiện quyền thu hồi nợ hoặc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp được Chi nhánh chuyển giao quyền thu hồi nợ, bên thứ ba có quyền thực hiện các biện pháp để thu hồi nợ hoặc xử lý tài sản tương tự như Chi nhánh. Trong trường hợp được Chi nhánh uỷ quyền xử lý tài sản thì bên thứ ba được xử lý tài sản bảo đảm tiền vay trong phạm vi được uỷ quyền.
- Việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay nhanh chóng phải tuân thủ nguyên tắc công khai, thủ tục đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng, bảo đảm quyền, lợi ích của Chi nhánh và khách hàng vay và tiết kiệm chi phí.
- Trong trường hợp chủ sở hữu tài sản bảo đảm bị khởi tố vì một hành vi phạm tội không liên quan đến việc vay vốn của Chi nhánh hoặc không liên quan đến nguồn gốc hình thành tài sản bảo đảm thì tài sản bảo đảm của người đó sẽ bị kê biên và không được xử lý theo quy định của pháp luật.
Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà Chi nhánh có biện pháp xử lý thích hợp theo các cơ chế chính sách của Nhà nước, của ngành và các cơ quan chức năng theo phân cấp thẩm quyền.