Giải pháp về cán bộ

Một phần của tài liệu 0186 giải pháp nâng cao chất lượng công tác xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội luận văn thạc sĩ (Trang 92 - 94)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.7. Giải pháp về cán bộ

Một là, nâng cao kỹ năng, kỹ thuật chuyên môn cho cán bộ nhân viên, đặc biệt là cán bộ thẩm định.

Chi nhánh hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ đầy rủi ro, với chức năng cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng nên yếu tố con người có ý nghĩa chiến lược sống còn. Do đó, cần có những chính sách đào tạo nguồn nhân lực phù hợp nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ thành thạo về chuyên môn, có kiến thức tổng hợp, sâu rộng, có khả năng phân tích và dự đoán xu hướng thay đổi môi trờng kinh tế, đáp ứng được yêu cầu của hoạt động kinh doanh ngân hàng. Việc nâng cao năng lực trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ được tiến hành liên tục, đa dạng theo các cách thức, thời gian và chương trình khác nhau. Song, chúng ta có thể tiến hành theo các hình thức sau:

- Đào tạo tại chỗ: đây là hình thức đào tạo rất cần chú ý nhằm nâng cao trình độ và nhận thức cho cán bộ công nhân viên để đổi mới phong cách, lề lối làm việc, năng động, khoa học và hiệu quả hơn. Đồng thời nâng cao chất lượng tuyển dụng, bảo đảm thu hút thêm những cán bộ có phẩm chất tốt, có năng lực chuyên môn, nhiệt tình và có trách nhiệm trong công việc.

- Đào tạo chuyên môn thông qua các lớp ngắn hạn: Chi nhánh cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, của Chính phủ hoặc tổ chức phi Chính phủ... Nhằm nâng cao năng lực tổ chức, quản lý điều hành, cũng như nắm bắt cập nhật những văn bản pháp quy,

những thông tư, nghị định của các cấp có thẩm quyền. Thêm vào đó phải không ngừng khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên trong học tập ngoài giờ bằng những chính sách thiết thực như hỗ trợ học, cắt giảm bớt khối lượng công việc. Tuy nhiên, đào tạo cần tập trung theo trọng điểm, đào tạo một cách toàn diện, tránh đào tạo tràn lan, lãng phí thời gian và nhân lực.

- Đào tạo mở rộng theo chuyên ngành khác có liên quan: Chi nhánh cũng nên cử cán bộ đi học các lớp nghiệp vụ về kỹ thuật, về xây dựng... để có thể nắm bắt được các thông số kỹ thuật cần thiết, các phương pháp xác định sản lượng của các công trình dở dang, từ đó nâng cao khả năng thẩm định tính đúng đắn của các báo cáo tài chính, cũng như các yếu tố kỹ thuật của máy móc thiết bị được dùng làm bảo đảm tiền vay, giúp cán bộ tín dụng chủ động hơn trong việc thẩm định các dự án của các đơn vị thi công xây dựng, lắp đặt chế tạo máy...

- Đào tạo thông qua hoạt động hội thảo, nghiên cứu khoa học: có thể khẳng định đây là hình thức đào tạo tương đối khó thực hiện đối với các đơn vị kinh doanh. Tuy nhiên, rất có ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn hoạt động. Do vậy, Chi nhánh nên thường xuyên tổ chức các buổi toạ đàm, khuyến khích các bài tham luận về những vướng mắc khó khăn hay kinh nghiệm quý báu, thiết thực trong việc thực hiện quy chế cho vay, trong tuân thủ các quy định về bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh. Từ đó, lãnh đạo cập nhật được những tâm tư nguyện vọng của nhân viên, tập hợp được nhiều ý kiến đề xuất, đưa ra những giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và hiệu quả của công tác thẩm định.

- Đào tạo thông qua việc, trang bị, cung cấp thông tin cho cán bộ: Cung cấp đầy đủ sách báo tạp chí, nối mạng Internet để tạo điều kiện cho nhân viên đặc biệt là cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định mở rộng kiến thức tổng hợp về kinh tế - chính trị - xã hội. Từ đó, có được cách nhìn toàn diện, khoa học và biện chứng trong công tác thẩm định về

Hoạt động tín dụng là một trong những nghiệp vụ khó khăn và có nhiều rủi ro nhất trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Công tác tín dụng đòi hỏi những

cán bộ không chỉ giỏi về năng lực chuyên môn, mà còn cần một khả năng quyết đoán, một bản lĩnh vững vàng đồng thời phải có đạo đức nghề nghiệp để vượt qua những cám dỗ và tiêu cực. Vì vậy, Chi nhánh cần có chế độ đãi ngộ hợp lý, không chỉ trong việc tạo điều kiện nâng cao kiến thức mà còn nên có cơ chế khuyến khích vật chất hợp lý nhằm hỗ trợ và tạo động lực cho cán bộ tín dụng làm việc hăng sau và hiệu quả.

Hai là, quản lý cán bộ

Trong công tác quản lý cán bộ cần tiến hành việc quy trách nhiệm cụ thể, rõ ràng đối với cán bộ tín dụng trong việc thẩm định tài sản bảo đảm. Rủi ro xảy ra đối với khoản vay là điều không mong đợi của Chi nhánh và cán bộ tín dụng. Tuy nhiên, nếu tình trạng khách hàng không thực hiện đầy đủ hoặc không thực hiện nghĩa vụ trả nợ mà do lỗi chủ quan của cán bộ trong công tác phân tích thẩm định như: định giá tài sản không sát với giá trị thực tế hoặc tài sản bảo đảm không hợp pháp hay kết luận thẩm định qua loa, thiếu toàn diện do sử dụng thông tin sai lệch dẫn đến khối lượng tín dụng cấp ra vượt quá tỷ lệ quy định... thì chính cán bộ tín dụng phải chịu trách nhiệm trong việc xử lý, giải quyết hậu quả đó. Chi nhánh cần có một quy chế cụ thể về mức độ chịu trách nhiệm cũng như mức độ xử phạt, cảnh cáo, đến buộc thôi việc... đối với lỗi chủ quan người thẩm định gây ra, đặc biệt là đối với hành vi thông đồng cùng khách hàng cố tình làm sai lệch thông tin thẩm định nhằm tư lợi cá nhân.

Một phần của tài liệu 0186 giải pháp nâng cao chất lượng công tác xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội luận văn thạc sĩ (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w