5. Kết cấu của luận văn
3.2.4. Nâng cao trách nhiệm quản lý điều hành xử lý tài sản bảo đảm
Muốn xử lý nhanh chóng và có chất lượng tài sản bảo đảm, ngoài các kỹ năng, kỹ thuật thựchiện tài sản bảo đảm tiền vay; trước hết cần có sự quản lý chỉ đạo từ Ban giám đốc của Chi nhánh. Việc chỉ đạo có xát xao, đúng hướng thì hiệu quả xử lý mới cao, tốc độ xử lý mới ngày càng được cải thiện và sự phối hợp giữa các hoạt động, các phòng ban mớ đồng bộ, hiệu quả. Chẳng hạn:
Trong việc đeo đuổi các vụ kiện tại Tòa kinh tế: tại Chi nhánh hiện nay chưa có bộ phận cố vấn về pháp luật và thường thì cán bộ tín dụng sẽ được uỷ quyền làm nguyên đơn trước Toà kinh tế, mà việc thụ lý và xét xử vụ án kinh tế thường kéo dài, thủ tục rườm rà, gây mất thời gian, công sức và chi phí của Chi nhánh song hiệu quả mang lại không cao. Thực tế này đòi hỏi sự quan tâm chỉ đạo của Giám đốc Chi nhánh như: lập ban xử lý rủi ro kịp thời, tích cực sử dụng các mối quan hệ hợp tác để tác động lên các cơ quan chức năng nhằm đẩy nhanh tốc độ giải quyết, hoặc tiến hành thuyết phục, thoả thuận lại với khách hàng giảm thiểu chi phí và tiết kiệm được thời gian, công sức lại đẩy nhanh được tốc độ thu hồi nợ.
- Trong công tác phát mại tài sản bảo đảm: quy định rõ cách thức áp dụng đối với từng đối tượng khách hàng và tài sản bảo đảm. Nếu khách hàng có thiện ý trong việc khắc phục trả nợ, họ đã tận thu mà vẫn không trả được hết nợ thì Chi nhánh tạo điều kiện để họ tự phát mại tài sản, thu hồi đóng và đủ giá trị thực của tài sản từ đó thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho Chi nhánh. Biện pháp này vừa tiết kiệm thời gian và chi phí cho Chi nhánh, vừa phát huy được năng lực tự giải quyết của người tham gia, tuy nhiên chỉ áp dụng trong trường hợp khách hàng có thành ý cao trong hợp tác xử lý tài sản bảo đảm. Trường hợp tài sản bảo đảm là dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị không đồng bộ thì cần tham khảo ý kiến tư vấn của các nhà chuyên môn từ đó chọn giải pháp bán xé lẻ hay bán trọn gói nhưng với giá trị thấp hơn; hoặc giả sử thị trường trao đổi tài sản còn chưa sôi động, thủ tục pháp lý trong việc xử lý tài sản gặp nhiều khó khăn thì Chi nhánh nên phối hợp với các công ty đấu giá để đẩy nhanh tốc độ hoàn thiện thủ tục cũng như nhanh chóng chuyển nhượng được tài sản, thu hồi một phần hoặc toàn bộ nợ, tuy nhiên giá phải trả là chi phí rất cao. Như vậy, cần phải có tính linh hoạt trong mỗi tình huống, trường hợp đều phải có sự chỉ đạo thống nhất trong mỗi tình huống, trường hợp đều phải có sự chỉ đạo thống nhất trong xử lý để đảm bảo hiệu quả tối đa trong thu hồi nợ, bởi có thống nhất về lãnh đạo nhanh chóng thì công việc trôi chảy và chất lượng.
Ngoài ra, chi phí xử lý tài sản bảo đảm cũng là một vấn đề bức xúc của không riêng gì của Chi nhánh, bao gồm phí Toà án nếu kiện lên Toà kinh tế, phí định giá lại tài sản, chi phí cho tôn tạo bảo dưỡng (nếu cần), chi phí phát mại tài sản, và các chi phí khác phát sinh trong quá trình xử lý... Điều này đã làm tăng chi phí hoạt động của Chi nhánh lên cao, đặc biệt là trong năm gần đây. Vì vậy, Chi nhánh cần phải có cơ chế quản lý chi phí thích hợp, phải quán triệt tinh thần tiết kiệm, cắt giảm chi phí không hợp lý, hợp lệ trong công tác xử lý tài sản đảm bảo, tránh trường hợp phát sinh tiêu cực Chi nhánh cần chủ trương chi đúng, chi đủ và chi có hiệu quả. Và như vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng nâng cao hiệu quả quản lý điều hành xử lý tài sản bảo đảm là một đòi hỏi khách của hiệu quả xử lý tài sản bảo đảm tiền vay.