Nội dung cơ bản về chất lượng xử lý tài sản bảo đảm tiền vay

Một phần của tài liệu 0186 giải pháp nâng cao chất lượng công tác xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội luận văn thạc sĩ (Trang 33 - 63)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.4. Nội dung cơ bản về chất lượng xử lý tài sản bảo đảm tiền vay

1.2.4.1. Quan niệm về chất lượng xử lý tài sản bảo đảm tiền vay

Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, bảo đảm tiền vay luôn được xem xét như một yếu tố quan trong nhằm hạn chế tối đa rủi ro cho những khoản vay. Về mặt lý luận cũng như trong hoạt động thực tiễn cần phải coi đây như những biện

pháp dự phòng và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay chỉ là giải pháp cuối cùng khi khách hàng không thực hiện đúng những cam kết sau khi đã áp dụng các biện pháp khác. Tuy nhiên, khi đã phải tiến hành xử lý tài sản bảo đảm tiền vay thì chất lượng, hiệu quả của công tác xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là vấn đề không thể không bàn đến. Về vấn đề này, hiện nay chưa có tài liệu nào đưa ra định nghĩa một cách chính thống về chất lượng xử lý bảo đảm tiền vay, tuy nhiên căn cứ bản chất của việc xử lý tài sản tiền vay, mục đích của việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay chúng ta có thể hiểu vấn đề này như sau: chất lượng xử lý bảo đảm tiền vay được hiểu là những giá trị tốt nhất mà các bên thu được khi thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, những giá trị đó có thể là tiền vốn và lãi vay, có thể là mối quan hệ đối tác giữa các bên được duy trì và các giá trị xã hội khác.

1.2.4.2. Các tiêu chí đánh chất lượng xử lý tài sản bảo đảm tiền vay

* Tiêu chí định tính: có thể nhận thấy rằng, hiệu quả của công tác xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tiếp cận dưới khía cạnh này được thể hiện ở chỗ khi xảy ra bất kỳ trường hợp nào, khách hàng không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ các khoản nợ vay bao gồm cả nợ gốc và nợ lãi thì ngân hàng thực hiện kịp thời, đầy đủ các thủ tục để tiến hành xử lý tài sản bảo đảm tiền vay. Yêu cầu đặt ra là ngân hàng phải nắm được các quy định của pháp luật về vấn đề này và những thoả thuận đã cam kết trong hợp đồng để thực hiện cho chuẩn xác, tránh những khiếu kiện không cần thiết xảy ra.

* Tiêu chí định lượng: yêu cầu trong công tác xử lý bảo đảm tiền vay phải đạt nhiều mục đích do vậy khi thực hiện chúng ta phải bám sát những yêu cầu này để triển khai sao cho không đi lệch mục tiêu. Theo quan điểm của chúng tôi, trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm tiền vay phải đảm bảo vấn đề định giá tài sản cho phù hợp với tài sản hiện có, với giá trị thị trường, phải đúng trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật và thảo thuận trong hợp đồng, phải duy trì được mối quan hệ đối tác giữa các bên và chiến lược phát triển chung của đơn vị.

1.2.5. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến công tác xử lý tài sản Một là, giải quyết tốt về cơ chế, chính sách:

Hiện nay, một số TSĐB tiền vay còn chưa được xử lý tốt, do vướng mắc về cơ chế chính sách: chẳng hạn: Tại các văn bản pháp luật như Quyết định số 149/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày 05/10/2001, Thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT/NHNN-BTP-BCA-TCĐ ngày 23/04/2001 và Thông tư liên tịch số 02/2002/TTLT/NHNN/BTP ngày 05/02/2002, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm tuy đã tạo ra khung pháp lý để ngân hàng có thể tự xử lý bán tài sản thế chấp, cầm cố nhưng trên thực tế, việc xử lý tài sản đảm bảo vẫn không gặp ít khó khăn. Các công ty khai thác tài sản của Nhà nước (trực thuộc các ngân hàng thương mại hoặc Nhà nước) vẫn chưa chủ động xử lý bán tài sản bảo đảm (đặc biệt là bất động sản) nếu không có sự chấp thuận của chủ tài sản. Việc các công ty khai thác tài sản tự bán tài sản bảo đảm đòi hỏi phải thực hiện hàng loạt các thủ tục khác khiến cho việc xử lý tài sản đảm bảo thu hồi nợ rất chậm... Ngày 18/01/2005 Chính phủ ban hành Nghị định số 05/2005/NĐ - CP quy định về bán đấu giá tài sản thay cho Nghị định số 86/1996/NĐ - CP. Tại điều 34 của Nghị định này có quy định điều kiện Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản, Trung tâm dịch vụ bán đấu giá. Theo đó, công ty phải có đăng ký dịch vụ đấu giá tài sản và phải có ít nhất 01 đấu giá viên. Công ty đã làm thủ tục đăng ký để được công ty công nhận là Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản đến gần đây mới được công nhân. Do vậy, thời gian này các phòng công chứng không coi công ty là doanh nghiệp bán đấu giá nên không đến tham dự công chứng trong các buổi bán đấu giá, ngoại trừ các tài bán đáu giá theo Thông tư số 02/TT ngày 05/02/2002.

Ngoài ra, một số địa phương ban hành bảng giá đất không hợp lý, có khu vực được định giá quá cao so với giá thị trường...

Hai là, xử lý tốt khâu thị trường:

Trong thời gian qua, thị trường bất động sản Việt Nam nói chung hoạt động khá trầm lắng đã gây khó khăn lớn cho các ngân hàng và công ty khi xử lý tài sản bảo đảm. Thị trường cung bất động sản lớn hơn cầu, giá có xu hướng giảm. Nguyên nhân chính là do Nhà nước mới ban hành một loạt các Nghị định liên quan quản lý đất đai, các chế tài liên quan chuyển nhượng nhà đất (các Nghị định số 181; 182; 188; 197; 198).

Ba là, làm tốt khâu thi hành án và cá bản án:

Trong một số trường hợp, Toà án chỉ tuyên giao phần tài sản trên đất thuộc phần định đoạt của ngân hàng, còn phần đất đai lại thuộc sở hữu của Nhà nước làm cho công ty không xử lý được phần tài sản trên đất được, vì tâm lý người mua sợ sau khi mua tài sản này sẽ bị Nhà nước thu hồi lại và đền bù phần xây dựng trên đất với giá rẻ. Một số trường hợp khác, Toà án chỉ giao cho ngân hàng quyền quản lý khai thác mà không giao cho quyền định đoạt để bán. Trường hợp khác thường gặp là nội dung bản án tuyên không rõ ràng hoặc không hợp lý vô tình tạo điều kiện cho các đối tượng thi hành án dựa vào đó để chây ỳ không thanh toán cho ngân hàng và bàn giao tài sản cho các cơ quan thi hành án để phát mãi thu hồi nợ, hoặc bản án tuy đã có hiệu lực nhưng cơ quan thi hành án chậm tiến hành kê biên bản tài sản để bán, phát mãi có khi kéo dài đến 3, 4 năm gây khó khăn cho ngân hàng.

Bốn là, phối kết hợp từ các cơ quan chức năng tại địa phương

Việc xử lý nợ liên quan đến các doanh nghiệp địa phương rất khó khăn. Vì lợi ích cục bộ của địa phương, chính quyền địa phương có xu hướng ủng hộ các giải pháp xử lý nợ tài sản bảo đảm theo hướng có lợi cho địa phương nhưng lại bất hợp cho ngân hàng, biến vốn của ngân hàng thành tài sản của địa phương. Chính quyền địa phương thường ra quyết định thu hồi tài sản để giao cho đơn vị khai thác rồi đền bù cho chủ tài sản theo giá rẻ; tác động để trì hoãn việc thu hồi nợ.

Năm là, từ phía ngân hàng

Qua việc thi hành án những vụ án trong thời gian qua, nhiều ngân hàng đã được giao một khối lượng tài sản lớn tài sản đảm bảo là bất động sản để quản lý, phát mãi. Các tài sản này, trong nhiều trường hợp, nằm trong cùng một khu vực và được đem thế chấp ở nhiều ngân hàng khác nhau để vay. Do áp dụng tái cơ cấu nhiều ngân hàng thương mại Nhà nước, công ty quản lý nợ đã đẩy mạnh tốc độ xử lý tài sản, đồng loạt đưa nhiều tài sản (trong cùng khu vực) ra bán đấu giá trong khi sức mua của một số thị trường không lớn lắm khiến cho giá bất động sản giảm. Ngân hàng đã quá thiệt thòi khi cho vay các trường hợp này mang lại càng thiệt thòi hơn khi xử lý tài sản.

Sáu là, từ phía khách nợ, bên bảo lãnh thế chấp và từ tài sản bảo đảm

Đa số chủ tài sản có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến các tài sản mà các công ty khai thác tài sản quản lý đều có thiện chí trả nợ và trên thực tế họ đã hợp tác khá tích cực với ngân hàng để xử lý các khoản nợ. Tuy nhiên, những khách hàng này vẫn có tâm lý chờ đợi tình hình thị trường bất động sản sáng sủa hơn, giá cả nhích lên để có thể thanh toán nợ cho ngân hàng nhiều hơn sau khi bán tài sản đảm bảo. Do đó, tốc độ xử lý tài sản đảm bảo vẫn có phần nào bị hạn chế. Một phần khó khăn khi xử lý cũng do chính tài sản, nhiều tài sản bị tranh chấp, không đủ hồ sơ vị trí không thuận lợi, xuống cấp nghiêm trọng...

Bảy là, từ bên ủy thác:

Một số trường hợp, bên ủy thác thậm trễ trong việc phối hợp và thống nhất phương án đưa tài sản ra bán đấu giá, làm kéo dài tiến độ xử lý tài sản của các ngân hàng. Ngoài ra, một số đơn vị ủy thác đã đề nghị xác định giá khởi điểm đấu giá không hợp lý, thực tế cao hơn giá thị trường nhiều, do đó sau nhiều lần thông báo vấn không bán được, tình trạng này không những làm gia tăng chi phí mà còn làm mất nhiều thời gian xử lý.

1.3. MỘT SỐ KINH NGHIỆM XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY

1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước khu vực Châu Á

Xử lý tài sản đảm bảo là một nội dung quan trọng trong xử lý nợ tồn đọng của ngân hàng các nước trên thế giới. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận văn nghiên cứu xử lý nợ tồn đọng qua xử lý tài sản bảo đảm. Qua kinh nghiệm của Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan... mỗi nước tuy với các tên gọi khác nhau, đều thành lập một tổ chức riêng để xử lý các khoản tài sản bảo đảm bảo nợ. Chẳng hạn, Malaysia thành lập công ty quản lý tài sản (AMC), với chức năng bán tài sản thu hồi vốn về nhằm tái tạo và quay vòng vốn đầu tư cho nền kinh tế. Trung Quốc thành lập 4 AMC trực thuộc 4 NHTM Nhà nước. Các công ty này coi việc bảo toàn tài sản, giảm thua lỗ cho các DNNN làm mục tiêu kinh doanh chủ yếu của mình. Tại Thái Lan, ngân hàng Danu đã bán ra một khối lượng lớn tài sản nợ tồn đọng với giá trị danh nghĩa là 31 tỷ Baht (765 triệu USD) chỉ với giá là 8 tỷ Baht bằng 26% so với giá trị danh nghĩa. Nhìn bề ngoài có thể thấy rằng Thái Lan hẳn phải có một thị trường mua bán tài sản nợ tồn đọng phát triển. Thực tế, mọi việc không đơn giản như vậy, các giao dịch mua bán nợ tại các ngân hàng Thái Lan cho thấy rõ điều này. Chênh lệch giữa giá trị danh nghĩa và giá trị đánh giá lại theo thị trường lớn hơn khoản dự phòng các ngân hàng đã trích cho các khoản nợ tồn đọng. Hàn Quốc thành lập Công ty quả lý tài sản Hàn Quốc (KAMCO) và vấn đề xử lý nợ tồn đọng, với mục đích là xử lý tài sản tồn đọng của các định chế tài chính.

Qua thực tiễn của các nước trên luận văn rút ra bài học kinh nghiệm và khả năng áp dụng vào thực tiễn ở Việt Nam

- Thành lập một tổ chức trung gian, thường mang là tên Công ty quản lý khai thác tài sản, trực thuộc các ngân hàng hoặc Chính phủ

- Sớm thiết lập hệ thống phân loại tín dụng trong quá trình hướng tới lượng hóa rủi ro tín dụng, nhằm nâng cao khả năng quản lý rủi ro tín dụng...

- Tạo ra môi trường pháp lý riêng cho việc xử lý tài sản bảo đảm nợ. Bên cạnh đó xây dựng quy định về việc phân loại tài sản có và trích lập dự phòng rủi ro phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Cần có sự trợ giúp từ Chính phủ cũng như sự quan tâm của các ngành, các cấp để giải quyết các tài sản bảo đảm nợ.

1.3.2. Kinh nghiệm xử lý tài sản bảo đảm của một số ngân hàng thương mại Nhà nước ở Việt Nam

* Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam:

Tổng số nợ tồn đọng tại ngân hàng thời điểm 31/12/2005 là 6.572 tỷ quy đồng. Trong đó, tổng giá trị TSBĐ thế chấp cho các khoản nợ tồn đọng tín dụng là 3.500 tỷ chiếm 53%/tổng nợ tín dụng. Song trên thực tế, khi hội đồng thẩm định giá đánh giá lại thì tổng tài sản TSBĐ chỉ còn 1.710 tỷ đồng, bằng 48.5% giá trị TSBĐ khi cho vay và chỉ đạt 26% trên tổng dư nợ.

Cụ thể đến 31/12/2008 với kết quả như: Giá trị TSBĐ khi cho vay: 4.567 tỷ; giá trị TSĐB định lại: 2.326 tỷ đồng; giá trị TSBĐ đã bán: 1.670 tỷ đồng; số thực tế: 1.230 tỷ đồng; giá trị TSBĐ còn lại: 669 tỷ đồng; giá trị định lại mới: 438 tỷ đồng.

Đặc điểm TSBĐ khi nhận thế chấp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

- Tài sản làm bảo đảm cho khoản vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam tồn tại rất nhiều loại hình khác nhau, có thể kể đến như đất đai, nhà cửa, biệt thự... đây là một khó khăn đối với NHTMCPNT khi phải giải quyết các tài sản này để thu nợ. Mỗi loại hình tài sản có khó khăn riêng, hình thức xử lý, biện pháp xử lý khác nhau. Do đó, tốn rất nhiều thời gian và nhân lực cũng như chi phí cho việc phân loại tài sản và tiến hành xử lý thu nợ.

- Ngoài các loại hình tài sản rất đa dạng, việc phân bổ các tài sản đảm bảo này cũng là một khó khăn. Tại thời điểm đó, ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam có 17/25 chi nhánh phát sinh nợ có TSBĐ. Bên cạnh một số tài sản nằm tại

các thành phố hay vị trí địa lý thuận lợi thì rất nhiều tài sản khác nằm ở những vùng khó khăn cả về giao thông cũng như vị trí địa lý không tốt vì vậy việc phát mại, khai thác thu hồi nợ cho ngân hàng rất khó khăn.

- Đặc điểm nổi bật của tài sản bảo đảm nợ tồn đọng tại Ngân hàng TMCP Ngoai thương phần lớn là tài sản nằm trong vụ án. Do vậy, các tài sản này khi được Toà án giao cho NHTMCPNT thì tình trạng pháp lý chưa đầy đủ, thiếu hay NHTMCPNT chưa có chủ quyền hợp pháp, hợp lý để thanh lý thu hồi nợ vốn vay cho ngân hàng.

- Song việc giá trị tài sản thế chấp qua thời gian bị giảm sút, hao mòn và vô hình cũng như hữu hình đã ít nhiều gây ra tổn thất cho ngân hàng. Cụ thể là các tài sản như trang thiết bị văn phòng, vải vóc...

- Cũng do sự biến động kinh tế, chính trị và đặc biệt là các chính sách của nhà nước ta luôn thay đổi mà một số tài sản nằm trong quy hoạch giải toả, nhà nước lấy lại.. gây thiệt hại không nhỏ cho ngân hàng.

* Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

- Theo số liệu khảo sát thực tế đến 31/12/2008 tổng dư nợ vay có TSBĐ của BIDV là 97.544 tỷ đồng, chiếm 59% trên tổng dư nợ của BIDV, trong đó dư nợ có TSBĐ hợp pháp (theo đúng quy định của Nghị định Chính phủ số 163/2006/NĐ- CP về bảo đảm tiền vay và các văn bản hướng dẫn) chiếm khoảng 39%/TDN và dư nợ có TSBĐ hợp lệ chiếm 19%/TDN. Như vậy, tỷ trọng TSBĐ chưa đủ thủ tục theo đúng quy định, chỉ ở mức hợp lệ và vẫn đang được hạch toán trong toàn bộ hệ thống là khá cao chiếm 32/TDN có TSBĐ của BIDV sẽ khó khăn cho ngân hàng khi phát mại tài sản để thu hồi nợ (do hồ sơ TSBĐ chưa đầy đủ về pháp lý,

Một phần của tài liệu 0186 giải pháp nâng cao chất lượng công tác xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội luận văn thạc sĩ (Trang 33 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w