Các nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm

Một phần của tài liệu 0186 giải pháp nâng cao chất lượng công tác xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội luận văn thạc sĩ (Trang 30 - 32)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Các nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm

Việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là hết sức cần thiết, góp phần hạn chế rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, khi xử lý tài sản bảo đảm tiền vay phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay được hiểu là những tư tưởng chỉ đạo, xuyên suốt quá trình xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, yêu cầu các bên phải tuân thủ trong suốt quá trình xử lý tài sản bảo đảm tiền vay. Theo các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, thì khi xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ sẽ được thực hiện theo những nguyên tắc sau:

Thứ nhất'. Khi đến hạn mà khách hàng vay; bên bảo lãnh không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đối với ngân hàng thì tài sản bảo đảm tiền vay được xử lý để thu hồi nợ.

Thứ hai: Tài sản đảm bảo tiền vay phải được xử lý theo các phương thức mà bên đã thoả thuận trong hợp đồng trường hợp các bên không xử lý được theo các phương thức đã thoả thuận thì ngân hàng có quyền:

+ Bán, chuyển nhượng tài sản cầm cố, thế chấp để thu hồi nợ;

+ Yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ xử lý tài sản của bên bảo lãnh để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Thứ ba: Ngân hàng có quyền giao quyền thu hồi nợ và uỷ quyền cho bên thứ ba xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, trong trường hợp này thì bên thứ ba cũng có quyền xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ như ngân hàng

Thứ tư: Trường hợp tài sản được các bên xử lý theo thoả thuận thì thực hiện nhanh chóng, công khai, bảo đảm lợi ích của các bên; nếu tài sản không xử lý được do không thoả thuận được giá bán, thì ngân hàng có quyền thực hiện các thủ tục bán tài sản theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ.

Thứ năm: Trường hợp một tài sản bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ trả nợ, nếu phải xử lý tài sản đảm bảo tiền vay để thực hiện một nghĩa vụ trả nợ đến hạn, thì các nghĩa vụ trả nợ khác chưa đến hạn cũng được coi là đến hạn và được xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ.

Thứ saw. Các chi phí phát sinh trong xử lý bảo đảm tiền vay do khách hàng; bên bảo lãnh chịu. Tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm tiền vay sau khi trừ chi phí xử lý thì ngân hàng thu nợ theo thứ tự, nợ gốc, lãi vay, các khoản khí khác (nếu có). Tài sản bảo đảm tiền vay sau khi được xử lý nếu không đủ để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì khách hàng vay, bên bảo lãnh phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trả nợ đã cam kết.

Thứ bảy: Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trách nhiệm tạo điều kiện, hỗ trợ các bên xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ cho ngân hàng.

Thứ tám: Việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là biện pháp để thu hồi nợ, không phải là hoạt động kinh doanh tài sản của ngân hàng

Một phần của tài liệu 0186 giải pháp nâng cao chất lượng công tác xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội luận văn thạc sĩ (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w