Dịch vụ tín dụng

Một phần của tài liệu 0012 giái pháp phát triển dịch vụ NH tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 57 - 65)

Hoạt động tín dụng luôn được xác định là mặt trận hàng đầu, là hoạt động lớn, mang tính bao trùm, thường xuyên và mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng, đồng thời từ hoạt động này sẽ kéo theo được nhiều hoạt động kinh doanh dịch vụ khác phát triển. Do vậy, hoạt động tín dụng của Vietcombank Hà Nội luôn được quan tâm, chú trọng ở tất cả các khâu, đồng thời, tiếp tục được thực hiện theo phương châm “hiệu quả và an toàn”, bảo đảm cân đối giữa khả năng sinh lời và khả năng thanh khoản cho ngân hàng. Với lợi thế nguồn vốn huy động dồi dào cộng với sự nỗ lực của toàn bộ nhân viên Chi nhánh, Vietcombank Hà Nội đã chủ động mở rộng hoạt động tín dụng nhằm cung ứng vốn có hiệu quả cho nền kinh tế. Từ đó, góp phần bảo đảm ổn định các cân đối tiền tệ quan trọng, duy trì an toàn hệ thống ngân hàng và tạo điều kiện hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân phát triển sản xuất kinh doanh và đời sống.

trưởng tín dụng (tỷ đồng) - 0 66 1.193 4.126 3.466 2 3.87 Bán buôn - 44 1 676 3.033 1.199 1.75 7 Bán lẻ - 21 9 517 1.093 2.267 5 2.11 3 Tốc độ tăng trưởng tín dụng(%) - 17,74 % 27,24 % 74,04 % 35,73 % 29,41% Bán buôn - 14,23% 19,10% 71,94% 16,54% 20,80% Bán lẻ - 35,27% 61,55% 80,55% 92,52% 44,84%

Hoạt động tín dụng tại Chi nhánh có sự tăng trưởng vượt bậc trong giai đoạn 2012 - 2017, nên Chi nhánh luôn hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu do Hội sở chính giao. Theo đó, dư nợ tín dụng năm 2012 Chi nhánh đạt mức 3.720 tỷ đồng. Chỉ tiêu này có sự tăng mạnh qua các năm: đạt mức 4.380 tỷ đồng, 5.573 tỷ đồng, 9.699 tỷ đồng, 13.165 tỷ đồng và đạt mức cao nhất vào năm 2017 là 17.037 tỷ đồng (tương ứng với tốc độ tăng trưởng tín dụng lần lượt qua các năm là: 17,74%; 27,24%; 74,04%; 35,73%; 29,41%). Chỉ trong vòng 6 năm, dư nợ tín dụng của Chi nhánh đã tăng vượt bậc từ 3.720 tỷ đồng (năm 2012) lên 17.037 tỷ đồng (năm 2017), với mức tăng xấp xỉ 358% tương ứng 13.317 tỷ đồng. Biểu đồ 2.5: Tình hình dư nợ tín dụng Tỷ đồng 18,000 16,000 14,000 12,000 10,000 8,000 6,000 4,000 2,000 - Năm 2012 Bán buôn2013 2014 Bán lẻ 2015 ⅜ Tín dụng2016 2017

Thời gian qua, nền kinh tế Thủ đô tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá, các ngành, lĩnh vực chủ yếu đều lấy lại đà tăng trưởng, quản lý thị trường được tăng cường, lạm phát được kiểm soát. Việc gặp gỡ, khảo sát trực tiếp

các doanh nghiệp để nắm bắt tình hình, tháo gỡ khó khăn cụ thể đã được đẩy mạnh. Thị trường bất động sản có sự chuyển biến tích cực với các biện pháp được triển khai như điều chỉnh cơ cấu căn hộ thương mại, chuyển đổi nhà ở thương mại sang làm nhà ở xã hội... Cùng với chính sách khơi thông nguồn vốn tín dụng của NHNN, lãi suất cho vay tiếp tục có xu hướng giảm, cùng vớ i việc lãi suất liên ngân hàng trong tầm kiểm soát của NHNN, thị trường liên ngân hàng hoạt động thông suốt đã góp phần tháo gỡ các khó khăn về mở rộng tín dụng an toàn, đáp ứng nhu cầu vay hợp lý cho các đối tượng khách hàng là những điều kiện thuận lợi để hoạt động tín dụng của Vietcombank Hà Nội phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn qua. Trên cơ sở đó, với chủ trương đẩy mạnh phát triển dịch vụ tín dụng, cùng với Hội sở chính, Chi nhánh đã triển khai và quảng bá rộng rãi các chương trình lãi suất cạnh tranh, các gói vay ưu đãi. Theo đó, Chi nhánh áp dụng mức lãi suất cho vay thông thường cạnh tranh và ổn định; tiếp tục thực hiện các sản phẩ m cho vay lãi suất ưu đãi:

Chương trình cho vay lãi suất cạnh tranh, Chương trình cho vay ngắn hạn lãi suất cạnh tranh đối với doanh nghiệp; đặc biệt từ cuối năm 2014, Chi nhánh đã triển khai cho vay các gói ưu đãi: Chương trình cho vay an tâm lãi suất với lãi suất cố định dành cho khách hàng cá nhân/hộ kinh doanh, Chương trình cho vay tiêu dùng dành cho khách hàng cá nhân mua xe liên kết với các hãng xe như Mercedes-Benz, Mazda, KIA, Honda,...

Kết quả là dư nợ tín dụng của Chi nhánh đặc biệt tăng tốc mạnh vào thời điểm giai đoạn năm 2014 - năm 2015, đạt mức tăng trưởng 74,04% (trong đó mức tăng trưởng của tín dụng bán buôn là 71,94% và tín dụng bán lẻ là 80,55%). Điều này chủ yếu là do áp dụng gói tín dụng lãi suất cạnh tranh 7,5%/năm cố định trong năm đầu tiên. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc của tín dụng bán lẻ là một trong những dấu hiệu cho thấy Vietcombank Hà Nội đang hiện thực hóa chiến lược mở rộng cho vay tiêu

TT CHỈ TIÊU 201 2 3 201 2014 2015 2016 2017 1 Tín dụng 3.72 0 4.38 0 5.573 9.699 13.165 17.037 2 Nợ quá hạn 30 1 30 9 18 7 86 5 1 5 7 3 Nợ xấu 14 5 16 1 10 6 8 1 8 1 7 4 Tỷ lệ nợ quáhạn (2/1) Ắ 8,09 % %7,05 3,36% 0,89% 0,39% %0,33 5 Tỷ lệ nợ xấu (3/1) J 3,90 % %3,68 1,90% 0,08% 0,14% %0,10

6 Thu hồi nợngoại bảng 1 6 7 10 92 1 3 1 9

dùng vốn được coi là động lực tăng trưởng chính trong tương lai cho Chi nhánh. Mặc dù các ngân hàng khác trên địa bàn cũng đã tích cực triển khai và đưa ra nhiều gói cho vay ưu đãi để nhằm đẩy mạnh tín dụng. Trong đó, nhiều ngân hàng dành các gói tín dụng hàng nghìn tỷ đồng lãi suất thấp cho các khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp. Tuy nhiên, với lợi thế lớn về uy tín, thương hiệu cũng như các chính sách ưu đãi, cạnh tranh của mình, hoạt động cho vay của Chi nhánh không ngừng tăng trưởng và mở rộng trong thời gian qua.

Biểu đồ 2.6: Cơ cấu dư nợ tín dụng

Hoạt động tín dụng bán lẻ ngày càng được đầu tư phát triển và chiếm tỷ trọng tăng dần trong tổng dư nợ cho vay của toàn chi nhánh. Điều này cho thấy, trong những năm qua, Vietcombank Hà Nội đã thực hiện tốt định hướng của mình phát triển mạnh mẽ các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, giảm sự lệ thuộc vào các đối tượng khách hàng bán buôn. Theo đó, tỷ trọng dự nợ tín dụng bán lẻ so với tổng dự nợ của cả chi nhánh năm 2012 là 16,69%, tăng dần qua các năm với các mức tương ứng là 19,18%; 24,35%; 25,26%; 35,83% và đạt mức cao nhất là 40,10% vào năm 2017. Với định hướng phát triển tín dụng bán lẻ đã được đặt ra trong chiến lược ngân hàng bán lẻ, sự gia tăng mạnh dư nợ bán lẻ trong tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh, kéo theo sự tăng trưởng đáng kể trong dư nợ là một kết quả đáng ghi nhận.

Ve chất lượng tín dụng: Trong hoạt động ngân hàng thì hoạt động cho

vay là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất, đe dọa đến sự tồn tại và ảnh hưởng đến sự phát triển của ngân hàng, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường luôn chứa đựng nhiều biến động khó có thể đoán trước được thì việc cho vay vốn nhưng chậm hoặc không thu được vốn dẫn đến nợ quá hạn, thậm chí mất vốn là điều khó tránh khỏi. Nợ quá hạn, nợ xấu và tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu phản ánh chất lượng khoản cho vay rất rõ nét và mức độ an toàn trong hoạt động của ngân hàng, từ đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Do đó, giảm thiểu nợ quá hạn ở mức tối đa luôn là mục tiêu hàng đầu của các NHTM.

Bảng 2.4: Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu

(Đơn vị: tỷ đồng)

Nhìn chung, nợ quá hạn, nợ xấu trong dư nợ của Chi nhánh có xu hướng giảm qua các năm. Do nhận thức tầm quan trọng của việc quản trị rủi ro nên trong giai đoạn 2012 - 2017 khi triển khai mạnh mẽ các sản phẩm tín dụng, quy trình thẩm định, xét duyệt hồ sơ vay cũng như công tác theo dõi, đôn đốc và thu nợ khách hàng được Chi nhánh nghiêm túc thực hiện nhờ đó mà hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ nợ xấu.

Biểu đồ 2.7: Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu

Tỷ đồng

Nợ quá hạn (tỷ đồng) Nợ xấu (tỷ đồng) Tỷ lệ nợ quá hạn (2/1) Tỷ lệ nợ xấu (3/1)

Năm 2012 - 2013, nợ quá hạn tương ứng là 301 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 8,09% tổng dư nợ (năm 2012) và 309 tỷ đồng chiếm 7,05% tổng dư nợ (năm

2013); nợ xấu là 145 tỷ đồng chiế m tỷ lệ 3,90% tổng dư nợ (năm 2012) và 161 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 3,68% tổng dư nợ. Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu năm 2013 có giảm nhẹ so với năm 2012 tuy nhiên không đáng kể, công tác thu hồi nợ chưa có nhiều tín hiệu tích cực. Thu hồi nợ ngoại bảng chỉ đạt mức 1 tỷ đồng trong năm 2012 và 6 tỷ đồng trong năm 2013. Đây là kết quả tất yếu của tăng trưởng nóng tín dụng giai đoạn năm 2007 - 2010, đặc biệt là bất động sản và sự khó khăn chung của nền kinh tế.

Đến năm 2014 - 2017, song song với chiến lược phát triển mạnh sản phẩm tín dụng, Chi nhánh tiếp tục thắt chặt các nguyên tắc tín dụng, nâng cao năng lực khảo sát, thanh tra tín dụng của các cán bộ tín dụng cùng với sự quán triệt mạnh mẽ trong công tác quản trị rủi ro. Điều này đã làm giảm đáng kể tỷ nợ quá hạn, nợ xấu trong tổng dư nợ toàn Chi nhánh. Cụ thể: năm 2014, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu đã giảm xuống tương ứng 3,36% và 1,90%; đến năm 2017 chỉ còn 0,33% và 0,1%. Đặc biệt, từ năm 2014, công tác thu hồi nợ xấu đạt được trên kỳ vọng, mức thu hồi nợ ngoại bảng đạt 107 tỷ đồng trong năm 2014, các năm tiếp theo thu hồi được 92 tỷ đồng (năm 2015), 31 tỷ đồng (năm 2016) và 91 tỷ đồng (năm 2017). Đây là kết quả của sự quán triệt trong định hướng và hành động của Chi nhánh trong việc xử lý nợ xấu, thể hiện ở việc thành lập và hoạt động quyết liệt của Ban xử lý nợ. Không chỉ thuyết phục, phối hợp cùng khách hàng trong việc huy động các nguồn tiền để trả nợ cho ngân hàng, Chi nhánh còn có những chính sách miễn giảm lãi cho các khách hàng có quan hệ lâu dài, thực sự có thành ý hợp tác với ngân hàng (việc phát sinh nợ xấu do các lý do khách quan), hơn nữa, là sự hỗ trợ với khách hàng trong việc bán tài sản bảo đảm bằng việc thông tin rộng rãi trong toàn Chi nhánh và kết quả đã có nhiều tài sản được bán thông qua các cán bộ nhân viên của Chi nhánh.

2.2.3 Dịch vụ thanh toán2.2.3.1 Dịch vụ thẻ

Một phần của tài liệu 0012 giái pháp phát triển dịch vụ NH tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 57 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w