• Thứ nhất, định hướng và điều hành chính sách
- NHNN cần nhanh chóng phối hợp với Tổng cục Thống kê xây dựng danh
mục DVNH, cập nhật và ban hành các quy định về những loại hình dịch vụ mới nhằm tạo điều kiện cho các NHTM có thể chủ động, linh hoạt triển
khai ra thị trường, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng và phải bổ sung hàng năm phù hợp với thông lệ quốc tế và trình độ phát triển của ngành ngân hàng cũng như đảm bảo an toàn hệ thống...
- Điều hành chính sách tiền tệ vĩ mô có lộ trình và có cơ chế giám sát nhận
định xu hướng của nền kinh tế thị trường tiền tệ trong và ngoài nước để có
chính sách điều hành một cách đồng bộ, nhất quán với Chính phủ và đảm
bảo nguyên tắc thị trường.
- NHNN cần có một cơ chế thông thoáng để thúc đẩy sự phát triển DVNH.
pháp quy có đủ khuôn khổ cho việc thực hiện tốt Luật NHNN, Luật các Tổ chức tín dụng đảm bảo hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả, ổn định; nhưng phải tạo điều kiện cho các NHTM hoạt động trong điều kiện cụ thể của nước ta phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế; hoàn chỉnh đồng bộ hệ thống các văn bản hướng dẫn dưới luật, bổ sung các chính sách cơ chế thúc đẩy sự phát triển DVNH.
- NHNN cần hoàn thiện các văn bản pháp quy về dịch vụ thẻ, với các nguyên tắc, chuẩn mực thống nhất trong dịch vụ phát hành và thanh toán
thẻ, đặc biệt là ban hành quy định điều chỉnh hành vi liên quan đến tranh
chấp, rủi ro, làm cơ sở xử lý khi xảy ra; hoàn thiện các chính sách về thương mại điện tử có liên quan đến hệ thống ngân hàng nhằm không ngừng cải tiến mở rộng các DVNH áp dụng CNTT hiện đại.
- Hoàn thiện các văn bản pháp quy về thanh toán và kế toán để đáp ứng nhu
cầu của việc ứng dụng công nghệ mới để thay thế các văn bản cũ mà trước
đây được xây dựng chủ yếu phục vụ cho các giao dịch thủ công với nhiều
loại giấy tờ và quy trình xử lý nghiệp vụ phức tạp.
- NHNN nên thường xuyên tổ chức những buổi hội thảo để nghe đóng
góp ý
kiến của các NHTM về các văn bản, chính sách mà NHNN đưa ra nhằm hoàn thiện hơn nữa các văn bản, chính sách này, phù hợp với thực tế hoạt
điều kiện cho các DVNH có thể phát triển. Mục tiêu của giám sát không chỉ để hạn chế sai sót, ngăn chặn rủi ro tài chính mà còn đảm bảo sự ổn định bền vững của nền tài chính, do vậy, giám sát ngân hàng cần phải xây dựng được những chỉ tiêu cốt lõi dựa trên cơ sở phân tích một cách sâu sắc các điểm yếu dễ bị tác động, dễ bị tổn thương trong toàn bộ hoạt động của hệ thống ngân hàng. Để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giám sát đối với ngân hàng thì đổi mới phương pháp giám sát của NHNN phải được đưa vào thực hiện dần dần từng bước trước khi bắt đầu áp dụng một cách triệt để.