Với vị thế là NHTM hàng đầu Việt Nam về nguồn vốn ngoại tệ, kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ, ngoài việc đáp ứng kịp thời nhu cầu ngoại tệ của khách hàng, Vietcombank còn giúp khách hàng tránh khỏi những rủi ro trong hoạt động ngoại hối bằng cách cung cấp đa dạng danh mục các sản phẩm, thiết kế các sản phẩm ngoại hối đặc thù, phù hợp với thực trạng hoạt động kinh doanh và nguồn ngoại tệ của khách hàng.
Ngoài lượng vốn huy động bằng ngoại tệ, Chi nhánh luôn chủ động có chính sách khuyến khích khách hàng là các tổ chức kinh tế bán ngoại tệ cho Chi nhánh như áp dụng tỷ giá ưu đãi. Từ đó góp phần giảm sự lệ thuộc vào nguồn mua từ Hội sở chính và đáp ứng đủ nhu cầu về ngoại tệ cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu có quan hệ với Chi nhánh. Với những chính sách kịp thời và hiệu quả đó, lợi nhuận từ mảng dịch vụ này luôn mang lại nguồn thu lớn và tăng trưởng đều qua các năm.
CHỈ TIÊU 2 201 3 201 2014 2015 2016 2017 Bảo an tín dụng (tỷ đồng) 9 15,3 5 17,4 21,69 61,88 142,90 6283,4 Mức tăng trưởng (tỷ đồng) - 2,06 4,24 40,19 81,02 140,5 6 Tốc độ tăng trưởng (%) - % 13,39 24,30% 185,29% 130,93% 98,36%
Biểu đồ 2.17: Tình hình mua bán ngoại tệ
Doanh số Mua bán ngoại tệ (triệu USD) Lợi nhuận kinh doanh ngoại tệ (tỷ đồng)
Doanh số mua bán ngoại tệ năm 2012 là 571,27 triệu USD chỉ tạo ra lợi nhuận 9,96 tỷ đồng. Đến năm 2017 doanh số mua bán ngoại tệ của Vietcombank Hà Nội đạt mức cao nhất 747,9 triệu USD, đóng góp 18,7 tỷ đồng tiền lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh này vào tổng lợi nhuận của Chi nhánh.
2.2.4.2 Dịch vụ bảo hiểm
Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ để đáp ứng nhu cầu khách hàng và tăng dần tỷ trọng thu dịch vụ trong kinh doanh ngân hàng là hướng đi phù hợp với xu thế phát triển DVNH nói chung và ngân hàng bán lẻ nói riêng. Trong đó, bảo an tín dụng - một sản phẩm liên kết giữa Vietcombank hợp tác cùng Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Vietcombank Cardif đã trở thành sự lựa chọn tối ưu dành cho khoản vay của khách hàng với nhiều tiện ích cho khách hàng khi sử dụng trọn gói dịch vụ ngân hàng - bảo hiểm.
Dư nợ có bảo hiểm bảo an tín dụng có xu hướng tăng qua các năm. Theo đó, năm 2012-2014, mức dư nợ có bảo hiểm chỉ đạt con số khá khiếm tốn là 15,39 tỷ đồng; 17,45 tỷ đồng và 21,69 tỷ đồng so với tổng dư nợ của Chi nhánh, tương ứng với tốc độ tăng trưởng 13,39% và 24,3% so với năm liền kề. Sang giai đoạn 2015-2017, với sự tăng mạnh của dư nợ tín dụng, đặc biệt là tín dụng bán lẻ, chỉ tiêu này có sự tăng trưởng khá cao so với các năm trước, lên tới 185,29% (năm 2015); 130,93% (năm 2016); 98,36% (năm 2017), tương ứng đạt các mức 40,19 tỷ đồng (năm 2015); 81,02 tỷ đồng (năm 2016) và 140,56 tỷ đồng (năm 2017). Tuy nhiên, có thể thấy, tốc độ tăng trưởng này còn rất hạn chế so với tốc độ tăng trưởng mạnh của dư nợ bán lẻ trong thời gian qua, do đó, tỷ trọng dư nợ có bảo hiểm trong dư nợ bán lẻ của Chi nhánh vẫn chưa đạt được mức kỳ vọng của Ban lãnh đạo. Chỉ tiêu này còn khá thấp so với mức trung bình của các chi nhánh Vietcombank ở khu vực Hà Nội.
Biểu đồ 2.18: Tình hình phát triển Bảo hiểm bảo an tín dụng Tỷ đồng 300.00 250.00 200.00 150.00 100.00 50.00 - Năm
Bảo an tín dụng Tốc độ tăng trưởng
2.3Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng tại Vietcombank
Hà Nội