Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Một phần của tài liệu 0012 giái pháp phát triển dịch vụ NH tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 132 - 139)

Hiện nay, mức độ cạnh tranh về mảng DVNH ngày càng cao khi mà các ngân hàng đều đang phát triển hướng đến trở thành một ngân hàng đa năng trong đó Vietcombank không phải là một ngoại lê. Để có thể chiếm lĩnh được thị phần, Vietcombank cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các cơ chế chính sách để các chi nhánh nói chung và Vietcombank Hà Nội nói riêng có thể chủ động hơn trong việc cạnh tranh với các ngân hàng khác. Cụ thể:

- Vietcombank cần hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý và kinh doanh bán lẻ-bán buôn, thống nhất từ Hội sở chính đến các chi nhánh, đây là nhân tố chủ chốt, đột phá căn bản để các chi nhánh thực hiện mục tiêu gia tăng thị phần đi đôi với nâng cao chất lượng DVNH. Theo đó, việc tổ chức các phòng ban phải hướng đến khách hàng: Bộ phận khách hàng bán lẻ là đầu mối xây dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch phát triển khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ; còn Bộ phận khách hàng bán buôn phụ trách khách hàng doanh nghiệp lớn, các tập đoàn, tổng công ty. Bộ phận bán hàng có nhiệm vụ tổ chức, triển khai các chương trình, chính sách chăm sóc khách hàng; cung cấp và phát triển các sản phẩm DVNH cho

toàn chi nhánh; các phòng giao dịch cũng được tổ chức theo mô hình chuyên trách giữa bộ phận bán hàng và bộ phận hỗ trợ.

- Vietcombank cần phải có chiến lược phát triển DVNH được hoạch định rõ

ràng, cụ thể dựa trên việc phân khúc thị trường, định vị khách hàng và sản

phẩm, đồng thời phải có kế hoạch xây dựng và tích cực đầu tư CNTT, đảm

bảo sự đồng bộ trong toàn hệ thống. Cải tiến và nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi - Core Banking đảm bảo vận hành thông suốt và hiệu quả để giúp

xử lý các thông tin và giao dịch ngân hàng nhanh chóng, chính xác, xuất

các báo cáo ngân hàng hỗ trợ tự động, báo cáo quản trị hiệu quả,...

- Vietcombank cần thiết lập và phát triển sự liên kết hợp tác giữa các NHTM. Cạnh tranh giữa các NHTM là sự tất yếu khách quan và cần thiết

cho sự phát triển, nhưng cũng bởi cạnh tranh, đồng thời do tính đặc thù về

đặc điểm kinh doanh và sản phẩm của mình mà đòi hỏi các NHTM phải có

sự liên kết, hợp tác với nhau. Điều đó càng cần thiết hơn đối với việc triển

khai và phát triển đa dạng hóa DVNH. Chính do sự liên kết, hợp tác giữa

và giải đáp các vướng mắc của các chi nhánh trong quá trình triển khai các sản phẩm dịch vụ đã được chuẩn hóa.

- Hệ thống chấm điểm và phân loại khách hàng cần được hoàn thiện theo hướng tăng tính khách quan, minh bạch, sát thực và đầy đủ của các chỉ tiêu đánh giá, tránh tình trạng đánh giá mức độ rủi ro, xếp loại khách hàng

khi chưa đủ cơ sở, còn mang tính chủ quan và phiến diện như hiện nay.

- Vietcombank cần tạo điều kiện cho các chi nhánh trong công tác đào tạo

cán bộ nói chung và cán bộ quản lý nói riêng. Với sự ra đời của Trung tâm

đào tạo, Hội sở chính cần thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo về các lĩnh vực chuyên môn, cung cấp nền tảng kiến thức toàn diện cho các

KẾT LUẬN

Trong xu thế hội nhập toàn cầu, hệ thống các NHTM Việt Nam chắc chắn cũng sẽ chịu nhiều tác động từ thị trường quốc tế. Cạnh tranh sẽ quyết liệt hơn khi các ngân hàng nước ngoài ngày càng mở rộng qui mô và phạm vi hoạt động trên thị trường Việt Nam. Các dịch vụ ngân hàng những năm qua đã được các NHTM quan tâm phát triển nhưng nếu so sánh với các ngân hàng nước ngoài, NHTM trong nước vẫn còn khoảng cách khá xa. Vì vậy, việc tìm ra những giải pháp để thúc đẩy sự phát triển hoạt động này luôn là vấn đề mang tính thời sự, được sự quan tâm đặc biệt của các NHTM.

Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, Vietcombank Hà Nội đã và đang không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng phục vụ, phát triển các dịch vụ cung cấp cho khách hàng cả về số lượng lẫn chất lượng và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu lý luận, bám sát mục tiêu và phạm vi nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành được một số nội dung sau:

Thứ nhất, hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về, đồng thời khẳng định tính cần thiết phải phát triển DVNH tại các ngân hàng hiện nay.

Thứ hai, luận văn đã phân tích và đánh giá thực trạng phát triển DVNH tại Vietcombank Hà Nội, đồng thời chỉ ra được những thành quả đã đạt được cũng như những hạn chế cần khắc phục cũng như nguyên nhân của những hạn chế đó.

Thứ ba, trên cơ sở những lý luận và thực tiễn phát triển DVNH tại Vietcombank Hà Nội cũng như các quan điểm và định hướng phát triển trong thời gian tới, luận văn đã đưa ra các giải pháp chủ yếu cho Chi nhánh và

những kiến nghị với Chính phủ, các Bộ ngành, NHNN, với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nhằm hoàn thiện và phát triển môi trường kinh doanh dịch vụ ngành ngân hàng.

Hi vọng kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ có những đóng góp nhất định trong việc phát triển DVNH và nâng cao hiệu quả kinh doanh của Vietcombank Hà Nội nói riêng và Vietcombank nói chung.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thái Bá Cần, Trần Nguyên Nam (2004), Phát triển thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam trong tiến trình hội nhập, Nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội.

2. Nghiêm Văn Bảy (2012), Quản trị dịch vụ khác của ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

3. Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

4. Ngô Thị Liên Hương (2010), Đa dạng hóa dịch vụ tại Ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

5. Tô Ngọc Hưng (2009), Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.

6. Tô Ngọc Hưng (2014), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.

7. Nguyễn Thị Mùi (2014), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Nhà xuất bản Phương Đông, Hà Nội.

9. Đào Lê Kiều Oanh (2012), Phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường ĐH Ngân Hàng, Thành phố Hồ Chí Minh.

123

www.mof.gov.vn Bộ Tài chính

10.Phạm Anh Thủy (2013), Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường ĐH Ngân Hàng, Thành phố Hồ Chí Minh.

11.Tô Khánh Toàn (2014), Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường ĐH Ngân Hàng, Thành phố Hồ Chí Minh

12.Lê Văn Tư (2005), Giáo trình ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

13.Nguyễn Thị Hồng Yến (2015), Phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

14.Frederic Mishkin (2001), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

15.Peter S.Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

16.Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, Báo cáo thường niên năm 2012 đến năm 2017.

17.Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2012 đến năm 2017.

18.Tạp chí Tài chính số 6 năm 2015, Vietcombank Hà Nội: Xứng danh chi nhánh hàng đầu.

19.Các website:

www. Vietcombank. com. vnNgân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

www. cafef.vn Kênh thông tin kinh tế - tài chính Việt Nam

Một phần của tài liệu 0012 giái pháp phát triển dịch vụ NH tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 132 - 139)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w