6. Kết cấu luận văn
3.3.3. Các đối tượng khác
Hiệp hội nghề nghiệp
Hiệp hội giữ vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.. Hiệp hội kế toán giúp nâng cao chất lượng nghiệp vụ chuyên môn, phát triển hệ thống MA cho doanh nghiệp, hội nhập với hiệp hội kế toán các nước trong khu vực và thế giới để phát triển hệ thống kế toán hiện đại phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu quản lý kinh tế tài chính của đất nước. Vì vậy, các hiệp hội nghề nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với Bộ, ngành để đưa ra các quy định, chính sách giúp các DNSX gạch nói riêng và các doanh nghiệp nói chung ứng dụng ECMA.
Hiệp hội cũng nên khuyến khích những bài báo, công trình nghiên cứu về ECMA. Ngoài ra, hiệp hội có thể kết hợp ECMA như một chủ đề hoặc khóa học đặc biệt như: tính toán EC, lập báo cáo môi trường, đánh giá hiệu quả sinh thái. Các nhà nghiên cứu và các chuyên gia trong lĩnh vực này có thể tìm thấy con đường mới đểtiến hành nghiên cứu trong tương lai có lợi cho việc triển khai áp dụng ECMA. Hiệp hội phát triển cơ chế trao đổi như tổ chức hội thảo, hội nghị, công bố trên kênh truyền thông, phổ biến thông tin để nhận thức được những lợi ích trong việc thúc đẩy ECMA và gia tăng tầm quan trọng của ECMA trong xã hội
Các cơ sở giáo dục
Các cơ sở giáo dục có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ giáo dục và huấn luyện con người mà còn là nơi mà con người được khai sáng. Vì vậy, các cơ sở giáo dục cũng là tổ chức cung cấp kiến thức và kỹ năng về ECMA. Các cơ sở giáo dục nên tích hợp các khía cạnh môi trường vào trong giảng dạy bằng cách tổ chức các khóa học về quản lý môi trường, kế toán môi trường, EMA để các sinh viên tốt nghiệp sẽ là chất xúc tác thúc đẩy hệ thống ECMA. Việc giáo dục ECMA ở các trường đại học nhằm mục đích giúp hiểu biết sâu và phát triển kỹ năng cần thiết cho việc quản trị và nâng cao chất lượng môi trường và mang lại sự phát triển cho xã hội. Và cũng để giải quyết nhu cầu về giáo dục, những cuốn sách, giáo trình về ECMA được xuất bản nhằm khuyến khích, tạo động lực cho việc giảng dạy ECMA trong nhà trường.
103
Cộng đồng dân cư
Áp lực cộng đồng dân cư cũng là yếu tố tác động mạnh đến việc áp dụng ECMA bởi vì họ là đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp từ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, họ cũng là tác nhân quan trọng để tạo đà cho các DNSX gạch áp dụng ECMA tốt nhất. Cộng đồng dân cư có thể nắm quyền lên tiếng mạnh mẽ các doanh nghiệp gây ra tác động tiêu cực đến môi trường và điều này sẽ làm giảm hình ảnh và danh tiếng của doanh nghiệp. Trước sức ép của cộng đồng dân cư, các doanh nghiệp phải nỗ lực đổi mới hệ thống MA nhằm kiểm soát và quản lý hoạt động môi trường hiệu quả.
Các đối tượng quan tâm khác ảnh hưởng lớn đến thực hành ECMA chẳng hạn như nhà đầu tư, khách hàng. Nhà đầu tư, khách hàng là những đối tượng tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà đầu tư có thể rút vốn đầu tư khi hoạt động của doanh nghiệp không phù hợp với kỳ vọng của họ về vấn đề môi trường. Họ có thể đưa ra các quyết định như chỉ nên phê duyệt và đầu tư vốn vào các dự án thân thiện với môi trường, yêu cầu doanh nghiệp cần đánh giá tiềm năng hiệu quả tài chính và môi trường, tính toán EC và cung cấp báo cáo EC trước và sau khi thực hiện dự án. Khách hàng có thể đưa ra áp lực cho các DNSX gạch như tẩy chay sản phẩm của các doanh nghiệp khi các doanh nghiệp này gây ra ô nhiễm môi trường; khách hàng không nên đánh đổi các yêu cầu về môi trường để lựa chọn những sản phẩm rẻ mà nên nhấn mạnh vào quy trình sản xuất sản phẩm sạch. Các doanh nghiệp có thể khai thác cơ hội có được từ ECMA để thiết lập lại hình ảnh của họ, thu hút khách hàng và phát triển quá trình cải tiến để giảm thiểu tác động môi trường.
104
Kết luận chương 3
Dựa vào khung lý thuyết và kết quả nghiên cứu, các giải pháp để thúc đẩy các DNSX gạch Việt Nam áp dụng ECMA được đề xuất, bao gồm: Thiết kế tài khoản riêng biệt cho thông tin môi trường bao gồm cả thông tin tiền tệ và hiện vật; Phân loại EC theo hoạt động hoặc theo nội dung, công dụng của chi phí; Xây dựng hai phương pháp đo lường EC trong DNSX gạch là: phương pháp ABC và phương pháp MFCA; Lập báo cáo EC; Xây dựng các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả môi trường.
Xuất phát từ các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng ECMA, nghiên cứu cũng chỉ ra một số kiến nghị cho việc áp dụng ECMA:
Với các DNSX gạch, cần phải có sự cam kết của nhà quản lý cấp cao về một chiến lược môi trường tích cực; Giáo dục và phát triển chuyên môn cho các cá nhân về ECMA; Nâng cao sự kết nối giữa bộ phận kế toán và bộ phận quản lý môi trường.
Với Chính phủ, cần gia tăng áp lực cưỡng chế. Chính phủ có thể thúc đẩy và thực hiện thông qua phối hợp các bộ máy hành chính khác nhau. Sự gắn kết giữa các Bộ sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng nhận thức về ECMA.
Với các đối tượng quan tâm khác như hiệp hội nghề nghiệp, cơ sở giáo dục, cộng đồng dân cư, nhà đầu tư và khách hàng cần phải tạo áp lực cho các DNSX gạch Việt Nam để thúc đẩy họ áp dụng ECMA.
105
KẾT LUẬN
ECMA đóng một vai trò rất quan trọng cho sự phát triển bền vững. Vì vậy, nghiên cứu về ECMA trong các DNSX gạch – lĩnh vực sản xuất có tác động lớn đến môi trường là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Nhiệm vụ đầu tiên là phải tổng hợp cơ sở lý luận về ECMA trong các DNSX bao gồm khái niệm ECMA và EC, thông tin môi trường hiện vật và tiền tệ, nhận diện EC, các phương pháp sử dụng để xác định EC, xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường, và báo cáo EC.
Những phát hiện từ kết quả nghiên cứu là cơ sở, động lực để giúp luận văn đề xuất các giải pháp thúc đẩy áp dụng ECMA. Luận văn thiết kế hệ thống ECMA làm định hướng cho các DNSX gạch đồng thời đưa ra các khuyến nghị như: cần phải có chiến lược môi trường tích cực, giáo dục và phát triển chuyên môn cho nhân viên kế toán; nâng cao sự kết nối giữa bộ phận kế toán và bộ phận quản lý môi trường; nâng cao nhận thức của nhà quản lý cấp cao về thông tin môi trường không chắc chắn; gia tăng áp lực cưỡng chế của chính phủ và gia tăng áp lực của đối tượng quan tâm khác được coi là có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc thực hành ECMA.
Trong luận văn đã nghiên cứu và đạt được những kết quả sau:
Một là, luận văn đã chỉ ra cơ sở lý luận về ECMA bao gồm việc trình bày các khái niệm EC, thông tin môi trường, phân loại EC, phương pháp xác định EC, báo cáo EC và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường. Từ cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu trước đó, luận văn chỉ ra các lợi ích có được từ việc áp dụng hệ thống ECMA như: khắc phục nhược điểm của hệ thống kế toán truyền thống, giúp kiểm soát và tiết kiệm chi phí, thẩm định dự án đầu tư và gia tăng hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp. Ngoài ra, dựa trên một số kinh nghiệm của các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ tác giả cũng đã đúc rút ra một số bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam để thúc đẩy thực hành ECMA.
Hai là, luận văn, một sự đánh giá các quan điểm của nhà quản trị về lợi ích của việc áp dụng ECMA và các phương pháp đo lường EC cũng được xem xét. Những kết quả nghiên cứu trong chương 2 sẽ là nền tảng để giúp chương 3 của luận
106
văn đưa ra các giải pháp và khuyến nghị nhằm thúc đẩy DNSX gạch thực hành ECMA.
Ba là, dựa vào khung lý thuyết và kết quả nghiên cứu, các giải pháp để thúc đẩy các DNSX gạch Việt Nam áp dụng ECMA được đề xuất, bao gồm: Thiết kế tài khoản riêng biệt cho thông tin môi trường bao gồm cả thông tin tiền tệ và hiện vật; Phân loại EC theo hoạt động hoặc theo nội dung, công dụng của chi phí; Xây dựng hai phương pháp đo lường EC trong DNSX gạch là: phương pháp ABC và phương pháp MFCA; Lập báo cáo EC; Xây dựng các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả môi trường.
107
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Đỗ Thị Lan Anh (2016), “Kế toán quản trị môi trường: kinh nghiệm quốc tế và đề xuất đối với Việt Nam”, Tạp chí tài chính
2. Phạm Đức Hiếu và Trần Thị Hồng Mai (2012), Kế toán môi trường trong doanh nghiệp, NXB Giáo dục Việt Nam.
3. Hoàng Thị Bích Ngọc (2014), ‘Kế toán môi trường tại Nhật Bản, bài học kinh nghiệm cho Việt Nam’, Tạp chí Kế toán & Kiểm toán, số 5, tr.31-32. 4. Hoàng Thị Bích Ngọc (2015), Áp dụng mô hình kế toán chi phí theo dòng vật
liệu để kiểm soát và giảm chi phí chất thải tại nhà máy lọc dầu, Tạp chí Kế toán & Kiểm toán, số 4, tr.35-37.
5. Lê Kim Ngọc (2013), Hướng dẫn Kế toán môi trường của Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho việc thực hiện kế toán môi trường trong các doanh nghiệp Việt Nam,Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Số 10, tr.91-96.
6. Nguyễn Chí Quang (2002), Cơ sở hạch toán môi trường
7. Huỳnh Thị Thanh Thúy (2018), “Vận dụng kế toán môi trường tại các DN Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Tài chính
8. Hà Thị Thúy Vân (2017), “KTQT môi trường tại các DN Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Công thương
9. Bộ xây dựng (2014), Đề án phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
10.Bộ Môi trường Nhật Bản (2005), Environmental Accouting Guidelines, Government of Japan, Tokyo
11.Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Cẩm Trướng (2015), Đề án cải
tạo, phục hồi môi trường tại Nhà máy gạch Yên Ninh.
12.Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Lam Sơn (2015), Báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Nhà máy gạch Vĩnh Lộc.
108
13.Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Lam Sơn (2018), Báo cáo kế toán nội bộ nhà máy gạch cao cấp Vĩnh Lộc
14.Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Lam Sơn (2015), Chương trình quản lý môi trường tại Nhà máy gạch Vĩnh Lộc.
15.Công ty Viglacera Bỉm Sơn (2014), Đề án bảo vệ môi trường tại Nhà máy gạch Bỉm Sơn.
16.Thủ tướng chính phủ (2014), Quyết định số 1469/QĐ-TT về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, ban hành ngày 22/8/2014.
Tiếng Anh
17. Bennett. M. and Jame, P. (2000), ‘The Green Bottom Line: Environmental Accounting For Management: Current Practice and Future Trends’,
Greenleaf Publishing Limited.
18. Burritt, R. (2004), ‘Environmental Management Accounting: Roadblocks on the Way to the Green and Pleasant Land’, Business Strategy and the Environment, Vol. 13, pp.13-32.
19. Burritt, R. and Saka, C. (2004), ‘Environmental Management Accounting and Eco- efficiency: Cases from Japanese Business’, Partnerships for Sustainable Development, November 7-10, 2004 12th International Conference of Greening of Industry Network Hong Kong, pp.1-29.
20. Capusneanu, S. (2008), ‘Implementation Opportunities of Green Accounting for Activity-Based Costing (ABC) in Romania’, Theoretical and Applied Economics Journal, No. 1.518, pp.57-62.
21. Chang, H.H. (2007), Environmental Management Accounting Within Universities: Current State and Future Potential, Doctoral dissertation, RMIT University, Melbourne, Victoria, Australia.
22. Deegan, C. (2003), Environmental Management Accounting: An Introduction and Case Studies for Australia, Environment Australia, Environment Protection Authority Victoria, Institute of Chartered Accountants in Australia, Melbourne.
109
23. Domil, A., Peres, I. and Peres, C. (2011), ‘Capturing Environmental Costs by using Activity Based Costing methob’, Economic Science Series (online) 719-725. Available: https://www.ceeol.com.
24. Doorasamy, M. (2015), ‘Theoretical Developments In Environmental Management Accounting And The Role And Importance Of MFCA’,
Foundations of Management, Vol. 7, pp.37-52.
25. Herzig, C. (2012), Environmental Management Accounting: Case Studies of South East Companies, Published by Routhledge by Talor and Francis Group, London and New York.
26. Godschalk, S.K.B. (2008), ‘Does Corporate Environmental Accounting Make Business Sense?’, in Schaltegger, S., Bennett, M.,Burrit, R. and Jasch, C. (eds), Environmental Management Accounting For Cleaner Production, Pulished by Springer, Vol. 24, pp.249-265.
27.Niap, D.T.F. (2006), Environmental Management Accounting For an Australian Cogeneration Company, Doctoral dissertation, School Accounting and Law, RMIT University, USA.
28. Jalaludin, D., Sulaiman, M. and Ahmad, N.N.N (2011), ‘Understanding Environmental Management Accounting (EMA) Adoption: a New Institutional Sociology Perspective’, Social Responsibility Journal, Vol. 7, No. 4, pp.540-557.
29.Rikhardsson, P., Bennett, M., Bouma, J. and Schaltegger, S. (2005), ‘Implementing Environmental Management Accounting: Status and Challenges’, Springer, Dordrecht, Netherlands, Vol. 18.
30. Schaltegger, S. and Wagner, M. (2005), ‘Current Trends in Environmental Cost Accounting and its Interaction with Eco-Efficiency Performance Measurement and Indicators’, in Rikhardsson, P., Bennett, M., Bouma, J. and Schaltegger, S. (eds), Implementing Environmental Management Accounting: Status and Challenges, Springer, Dordrecht, Netherlands, Vol. 18, pp.45-62.
31. Schaltegger, S. and Burritt, R. (2000), Contemporary Environmental Accounting: Issues, Concepts and Practice, Greenleaf Publishing Limited.
110
Accounting: A Tool Used By The Entity For Determining Environmental Costs’, Annales Unversitatis Apulensis Series Oeconomica Journal, Vol 12, No 1, pp.207-217.
33. IFAC (2005), International Guidance Document: ‘Environmental Management Accounting
34.UNIDO (2003), Introducing Environmental Management Accounting (EMA) At Enterprise Level Methodology And Case Studies From Central and Eastern Europe, United Nations Industrial Development Organization.
35.USEPA (1995a), ‘Environmental Accounting Case Studies: Green Accounting at AT&T’, United State Environmental Protection Agency, Washington, D.C.
36.USEPA (1995b), ‘An Introduction To Environmental Accounting As A Business Management Tool: Key Concepts And Terms, United State Environmental Protection Agency, Washington, D.C.
37.USEPA (1996), ‘Environmental Accounting Case Studies: Full Cost Accounting for Decision Making at Ontario Hydro’, United States Environmental Protection Agency, Washington, D.C.
38.USEPA (2000a), ‘Improving Gorverments Role in the Promotion of Environmental Managerial Accounting’, United State Environmental Protection Agency, Washington, D.C.
39.USEPA (2000b), ‘The Lean and Green Supply Chain Management: A Practical Guide for Materials Managers and Supply Chain Managers to Reduce Transaction Costs and to Improve Environmental Performance’, United State Environmental Protection Agency, Washington, D.C.
111
PHỤ LỤC
Phụ lục 01. PHIẾU KHẢO SAT
Xin chân thành cảm ơn Ông/Bà đã tham gia khảo sát về chủ đề “Kế toán
quản trị chi phí môi trường – kinh nghiệm quốc tế và thực trạng áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất gạch tại Việt Nam” của học viên cao học – Trường Đại học
Ngoại Thương. Cuộc khảo sát nhằm tìm hiểu ý kiến, quan điểm và cách nhìn nhận của nhà quản lý doanh nghiệp về việc áp dụng kế toán quản trị chi phí môi trường (ECMA) trong doanh nghiệp sản xuất gạch tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu sẽ được tổng hợp nhằm phát hiện những thách thức và cơ hội cho việc thực hành ECMA, từ đó đề xuất biện pháp cho các doanh nghiệp sản xuất gạch vừa nâng cao hiệu quả kinh tế vừa cải thiện hiệu quả môi trường nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Ông/Bà thông qua việc trả lời các câu hỏi dưới đây. Chúng tôi xin cam kết những thông tin cá nhân và quan điểm mà Ông/Bà cung cấp sẽ được bảo mật một cách tuyệt đối và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
Xin Ông/Bà cho biết các thông tin sau: I.Thông tin chung Họ tên: 1.Giới tính: Nam Nữ 2.Tuổi: 3.Đơn vị công tác: 4.Chức vụ:
5.Kinh nghiệm làm việc (số năm):
6.Trình độ đào tạo: Trung cấp Cao đẳng Đại học Trên đại học
7.Chuyên ngành đào tạo:
8.Số lượng lao động của đơn vị:
< 100 người 100 – 200 người 200 – 300 người > 300 người
9.Tổng nguồn vốn: < 20 tỷ đồng 20 – 100 tỷ đồng >100 tỷ đồng