Kiến nghị với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán quản trị chi phí môi trường kinh nghiệm quốc tế và thực trạng áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất gạch tại việt nam (Trang 112 - 115)

6. Kết cấu luận văn

3.3.2. Kiến nghị với doanh nghiệp

Các nhà quản lý chịu trách nhiệm cho việc thiết lập tầm nhìn và sứ mệnh của tổ chức. Vì vậy, họ có thể phát triển các chương trình, chính sách phù hợp với nhiệm vụ để đạt mục tiêu phát triển bền vững. Thông qua nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng ECMA, các điều kiện quan trọng được phát hiện để giới thiệu và triển khai ECMA đó là:

* Có chiến lược môi trường tích cực

Chiến lược môi trường tích cực sẽ tạo động lực để hướng đến biện pháp cải tiến nhằm duy trì và đạt được hoạt động kiểm soát môi trường hiệu quả. Vì vậy, cam kết từ nhà quản lý cấp cao về chiến lược môi trường tích cực cũng như tăng nhận thức, trách nhiệm môi trường là tiềm năng lớn để thúc đẩy thực hành ECMA. Nếu không có sự quan tâm và hỗ trợ của nhà quản lý nội bộ cho chiến lược môi trường thì việc thực hiện các dự án ECMA sẽ đối mặt với nhiều thách thức và những khó khăn. Một chiến lược môi trường tích cực đòi hỏi nhà quản lý cấp cao cần thiết lập mục tiêu môi trường, chương trình môi trường hướng đến ưu tiên phát triển sản xuất sạch hơn và tự nguyện công bố thông tin về khía cạnh môi trường.

* Giáo dục và phát triển chuyên môn cho bộ phận kế toán quản trị và quản lý môi trường

Giáo dục và phát triển chuyên môn không chỉ cung cấp kiến thức và kỹ năng để thực hiện đầy đủ hoạt động mà còn đảm bảo rằng giá trị của tổ chức được tích hợp vào suy nghĩ của các thành viên. Với chức năng thu thập, phân tích và cung cấp thông tin, MA đóng vai trò hết sức quan trọng, quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Các kỹ thuật MA có thể hỗ trợ để cải thiện cả hiệu quả tài chính và môi trường. Tuy nhiên, thực tế đã chỉ ra rằng việc thiếu sự tham gia tích cực của các kế toán viên trong quá trình quản lý hoạt động môi trường đã dẫn đến EC không được thu thập và cung cấp chi tiết, đầy đủ. Điều này có thể được giải thích là do có sự hạn chế về kiến thức và kỹ năng của họ về ECMA.

Vì vậy để thực hành ECMA thì yêu cầu bộ phận MA phải có hiểu biết sâu sắc và toàn diện về EMCA nếu không việc thu thập thông tin có thể gặp trở ngại

100

hoặc cho dù có thu thập được thông tin thì các thông tin đó cũng có thể không được sử dụng một cách hiệu quả. Nâng cao nhận thức và hiểu biết của bộ phận MA về quản lý môi trường là cơ chế rất quan trọng để phát triển ECMA trong DNSX gạch. Do đó, một định nghĩa chuẩn về EC cũng như khung tiêu chuẩn về ECMA cần được nắm rõ từ bộ phận MA. MA cần phải xem xét cả những hoạt động phi truyền thống như nghiên cứu quá trình sản xuất sản phẩm và hoạt động xử lý, quản lý chất thải trong nhà máy. Cơ chế giáo dục và phát triển chuyên môn không chỉ tạo ra cơ hội cho sự tương tác giữa các thành viên trong bộ phận MA mà còn giúp trao đổi tri thức với các bộ phận khác và tăng hiểu biết về tầm quan trọng của phát triển bền vững.

Để giúp hệ thống ECMA thành công, các bộ phận khác cũng phải có một sự hiểu biết chung về tầm quan trọng và tính hữu ích của ECMA. Vì vậy, ở giai đoạn đầu thực hiện dự án ECMA, chương trình đào tạo về ECMA cho tất cả các thành viên trong doanh nghiệp nên được ưu tiên hàng đầu để giúp họ nhận thức rõ ràng hơn về sự kết nối giữa tăng trưởng kinh tế với hiệu quả môi trường và thiết lập một kế hoạch chi tiết hơn cho thực hành ECMA.

* Nâng cao sự kết nối giữa bộ phận kế toán và quản lý môi trường

Thực tế cho thấy EC trong hầu hết các DNSX gạch chứa đựng trong các tài khoản chung và điều này đã tạo ra một rào cản để thực hiện các sáng kiến sản xuất sạch hơn. Một trong những nguyên nhân đó là do thiếu sự liên kết giữa bộ phận MA và quản lý môi trường. Bằng việc phối hợp giữa hai bộ phận kế toán và quản lý môi trường, thông tin được cung cấp đầy đủ cho việc xem xét các EC trong các quyết định liên quan đến phân tích tài chính, thẩm định đầu tư, định giá bán sản phẩm, nghiên cứu và thiết kế sản phẩm. Các nhà quản lý trong DNSX gạch sẽ được hưởng lợi nhiều hơn từ các tác động môi trường hiện tại và tương lai của các sản phẩm, quy trình sản xuất và một sự hiểu biết tốt hơn về cách mà các tác động có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức.

Điều này cũng được ủng hộ từ kết quả nghiên cứu: Khi sự kết nối giữa bộ phận kế toán và quản lý môi trường càng lớn thì mức độ áp dụng ECMA trong

101

DNSX gạch càng cao. Vì vậy, đối với việc thực hành ECMA, một nhóm các chuyên gia cần phải được thiết lập bao gồm nhân viên quản lý môi trường và người làm công tác kế toán, kiểm soát chi phí để có một bức tranh đầy đủ về vấn đề môi trường và chi phí liên quan. Bởi lẽ nhân viên quản lý môi trường rất am hiểu về vấn đề môi trường cụ thể về dòng vật liệu, các thông tin liên quan đến xử lý, kiểm soát hoạt động môi trường. Tuy nhiên, họ có ít kiến thức để làm thế nào phản ánh những vấn đề đó vào hệ thống kế toán. Ngược lại, MA có vai trò quan trọng trong việc truy cập và phân tích dữ liệu nhưng họ thường có ít hiểu biết về các vấn đề môi trường mà tổ chức phải đối mặt. Do đó, MA thường không được cung cấp một cách hữu ích nhất về các loại thông tin cho quá trình ra quyết định. Rõ ràng một sự kết nối chặt chẽ giữa kế toán và quản lý môi trường là rất cần thiết để phát triển một hệ thống ECMA giúp liên kết thông tin tiền tệ và hiện vật.

* Nâng cao nhận thức của nhà quản trị về thông tin môi trường

Tình trạng phổ biến chỉ ra rằng các nhà quản lý hầu như có sự ưu tiên thấp đối với ECMA. Bởi họ chỉ chịu trách nhiệm cho hoạt động môi trường trong phạm vi nhất định và họ bị giới hạn bởi hệ thống MA truyền thống và điều đó dẫn đến việc không khuyến khích các cá nhân trong tổ chức nâng cao trách nhiệm môi trường. Tuy nhiên, thái độ và quan điểm của họ có thể được thay đổi nếu ý nghĩa của EC được đặt trong bối cảnh rộng hơn đó là trong sự phát triển mối quan tâm về thông tin môi trường từ nhà quản lý. Nhận thức về thông tin môi trường (quy định về môi trường, cạnh tranh xanh, mối quan tâm các bên liên quan về môi trường, công nghệ sạch…) từ nhà quản trị là một yếu tố làm gia tăng ứng dụng ECMA cho các chức năng quản lý nội bộ. Điều này được giải thích rằng khi nhà quản lý nâng cao nhận thức về môi trường, họ sẽ chú trọng vào các quyết định hướng đến sản xuất sạch hơn hay các biện pháp cải thiện hoạt động môi trường và do đó các thông tin EC sẽ phải được thu thập, đo lường và xử lý. Vì vậy, việc gia tăng nhận thức nhà quản lý về thông tin môi trường là vấn đề cần được giải quyết sớm bởi sự ra đời của ECMA được đề xuất từ nhà quản trị đặc biệt là MA và nhà quản lý môi trường.

102

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán quản trị chi phí môi trường kinh nghiệm quốc tế và thực trạng áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất gạch tại việt nam (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)