Thiết kế tài khoản riêng biệt cho thông tin môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán quản trị chi phí môi trường kinh nghiệm quốc tế và thực trạng áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất gạch tại việt nam (Trang 86 - 92)

6. Kết cấu luận văn

3.2.1. Thiết kế tài khoản riêng biệt cho thông tin môi trường

Dễ dàng có thể nhận thấy khi EC chứa đựng trong tài khoản chung sẽ gây khó khăn choviệc nhận diện, định lượng và đánh giá EC. Điều này dẫn đến xuất hiện một hình ảnh sai lệch về EC trong mắt các nhà quản lý. Giải pháp đầu tiên đặt

74

ra là cần thiết lập các tài khoản EMA hiện vật và tiền tệ một cách rõ ràng và chi tiết. Việc xây dựng các tài khoản EMA giúp cho việc thu thập, đo lường và theo dõi EC được dễ dàng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tính toán, phân tích và tổng hợp EC, đặc biệt là những tài khoản EMA hiện vật. Bởi tài khoản EMA hiện vật sẽ cung cấp các lợi ích cho việc giám sát tiêu thụ nguồn tài nguyên, là cơ sở tính toán EC và lập báo cáo môi trường.

Nghiên cứu đưa ra định hướng trong việc xây dựng các tài khoản cấp 2,3,4 để phản ánh thông tin môi trường. Do ECMA là một hệ thống được sử dụng rất linh hoạt vì vậy tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất, quy mô và nhu cầu quản lý của từng doanh nghiệp mà các doanh nghiệp có thể thiết kế các tài khoản chi tiết hơn phục vụ quá trình quản trị nội bộ.

3.2.2. Nhận diện chi phí môi trường

Mặc dù EC có xu hướng ngày càng tăng lên, xuất hiện trong tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp nhưng nhiều DNSX gạch không nhận thức được đầy đủ các EC. Vì vậy, phân loại EC đóng vai trò quan trọng để giúp các doanh nghiệp nhận diện đầy đủ, chính xác EC.

Như đã đề cập trong chương 2, có rất nhiều tiêu thức để nhận diện EC. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có thể phân loại EC theo 2 tiêu thức phổ biến nhất là theo hoạt động môi trường và theo nội dung, công dụng của chi phí. Ngoài việc dựa trên cơ sở lý luận, nhận diện EC sẽ được tác giả phát triển và mở rộng thêm để giúp cho việc tính toán thuận lợi hơn và cũng cung cấp nhà quản lý thông tin EC rõ ràng hơn. Cụ thể, căn cứ theo hoạt động môi trường, tác giả phân chia thành 7 loại tương ứng với 7 hoạt động là Chi phí hoạt động xử lý ô nhiễm; Chi phí hoạt động phòng ngừa ô nhiễm và tái chế nguồn lực; Chi phí hoạt động trước và sau quá trình sản xuất; Chi phí cho hoạt động quản lý môi trường; Chi phí cho hoạt động nghiên cứu và phát triển; Chi phí hoạt động xã hội; Chi phí khắc phục hậu quả về môi trường. Trong khi căn cứ vào nội dung, công dụng của chi phí, tác giả phân loại EC thành: Chi phí vật liệu tạo ra chất thải; chi phí năng lượng; chi phí hệ thống; chi phí xử lý và quản lý chất thải. Hai tiêu thức nhận diện EC trên cũng phù hợp với hai phương

75

pháp xác định EC được đề xuất phần tiếp theo cho các DNSX gạch là phương pháp ABC và phương pháp MFCA. Đây cũng là 2 phương pháp được các nhà quản lý trong DNSX gạch đánh giá và lựa chọn cao nhất.

Căn cứ vào hoạt động môi trường, chi phí môi trường được chia làm 7 loại:

Chi phí hoạt động xử lý ô nhiễm: Chi phí xử lý chất thải cuối đường ống, là

những chi phí tuân thủ quy định môi trường như: Khấu hao thiết bị xử lý chất thải (khí thải, bụi, nước thải, chất thải rắn); Chi phí bảo dưỡng thiết bị xử lý chất thải, Chi phí nhân viên dọn vệ sinh, chi phí thuê ngoài xử lý ô nhiễm, thuế môi trường, phí xả thải,…

Chi phí hoạt động phòng ngừa ô nhiễm và tái chế nguồn lực: Đây là những chi phí có liên quan đến việc giảm các tác động môi trường trong quá trình sản xuất, là loại chi phí tạo ra sự cải tiến trong sản xuất và được gọi là chi phí công nghệ sạch như: chi phí cho việc sử dụng hiệu quả năng lượng, nước và vật liệu; chi phí của thiết bị tái chế nguồn lực cũng như vật liệu hoạt động và chi phí lao động liên quan.

Chi phí cho hoạt động trước và sau quá trình sản xuất: Chi phí mua vật

liệu xanh để sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường, chi phí thêm vào cho việc cung cấp những sản phẩm ý thức môi trường, chi phí thêm vào cho việc giảm tác động môi trường trong quá trình vận chuyển và đóng gói sản phẩm, chi phí tái chế, sử dụng lại, xử lý sản phẩm đã qua sử dụng.

Chi phí cho hoạt động quản lý môi trường: Chi phí xây dựng hệ thống

quản lý môi trường cũng như chi phí chứng nhận, cấp giấy phép về quản lý môi trường, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí lập báo cáo môi trường, chi phí kiểm soát tác động môi trường, chi phí bảo vệ môi trường như bảo vệ cảnh quan trong doanh nghiệp và khu vực lân cận, chi phí phòng cháy chữa cháy.

Chi phí cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D): Các chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D) trong mối liên hệ với sự phát triển của sản phẩm xanh để giảm thiểu tác động môi trường; Các chi phí R&D để hạn chế tác động môi

76

trường trong giai đoạn sản xuất sản phẩm hoặc ở giai đoạn tiếp thị và phân phối sản phẩm.

Chi phí hoạt động xã hội: Các chi phí phát sinh để xây dựng và duy trì mối

quan hệ tốt với các bên liên quan; Chi phí tài trợ hoặc hỗ trợ tài chính cho các nhóm hoạt động môi trường, cho cộng đồng địa phương; Chi phí truyền thông. Xây dựng một hình ảnh về tổ chức thân thiện với môi trường và có thể đóng góp vào việc tạo ra các cơ hội gia tăng lợi nhuận trong tương lai.

Chi phí khắc phục hậu quả về môi trường. Các chi phí này bao gồm các

khoản phí, thuế và tiền phạt gây ra thiệt hại đến sức khỏe, tính mạng và tài sản phải được bồi thường như: khoản tiền phạt do không tuân thủ các quy định về môi trường; Bồi thường cho bên thứ ba như là kết quả của sự mất mát hay thiệt hại gây ra từ hoạt động ô nhiễm môi trường trước đó.

Phân loại chi phí theo nội dung và công dụng

Giá trị vật liệu tạo ra chất thải:

Nguyên vật liệu chính: Khoản chi phí này bao gồm tất cả nguyên vật liệu chính sử dụng trong quá trình sản xuất nhưng không tạo ra thành phẩm mà thường dưới dạng phế phẩm như đất sét, than, cát, thạch anh, nước,…

Vật liệu phụ: như nguyên liệu men, hóa chất (keo, dầu in lụa, chất điện giải).

Bao bì: Giá trị thu mua của bao bì carton, bao bì keo dán gạch phế thải được đưa vào trong loại chi phí này.

Vật liệu hoạt động: bao gồm giấy, mực in, hóa chất,… không trở thành một phần của sản phẩm đầu ra, do đó những vật liệu này được coi là chất thải.

Chi phí năng lượng: Chi phí năng lượng trong DNSX gạch bao gồm điện,

dầu nhiên liệu, khí đốt phục vụ sản xuất gạch, than được sử dụng làm nhiên liệu trong lò nung.

Chi phí xử lý và quản lý chất thải được chia thành 2 loại: Chi phí xử lý và

77

Chi phí xử lý chất thải bao gồm:

+ Chi phí khấu hao: Bao gồm khấu hao của các thiết bị xử lý nước thải (hệ thống thoát nước, hố ga, bể thu gom, bể lắng), Thiết bị xử lý chất thải rắn (khu vực chứa chất thải, bãi chôn lấp, phương tiện vận chuyển chất thải rắn, gạch vụn vỡ); Thiết bị xử lý khí thải (hệ thống điều hòa không khí, hệ thống lọc bụi, hút bụi).

+ Chi phí nhân sự nội bộ: Tiền lương và khoản tính theo lương của công nhân viên tham gia vào các hoạt động kiểm soát và xử lý chất thải. Các chi phí như: Vận hành, bảo dưỡng (như chi phí lương cho nhân viên vận hành, bảo dưỡng hệ thống xử lý chất thải); Xử lý chất thải (như chi phí lương cho nhân viên phân loại chất thải, thu gom, vận chuyển nội bộ chất thải, chi phí lương cho công nhân trong nhà máy xử lý nước thải và lò đốt); Chôn lấp chất thải (như chi phí lương cho nhân viên quản lý bãi chôn lấp tại chỗ);

+ Chi phí vật liệu hoạt động: Nhiên liệu như dầu cho các thiết bị xử lý chất thải hay hóa chất được sử dụng trong các nhà máy xử lý nước thải tại chỗ (chẳng hạn như nước vôi trong xử lý khí thải và bụi từ lò nung), vật liệu vệ sinh, vật liệu để bảo trì bảo dưỡng thiết bị xử lý chất thải.

+ Chi phí công cụ dụng cụ: Công cụ dụng cụ cho mục đích kiểm soát và xử lý chất thải như chổi vệ sinh, thùng đựng rác, quạt điều hòa không khí, quạt hút bụi, công cụ dụng cụ cho bảo trì, bảo dưỡng thiết bị xử lý chất thải,…

+ Các khoản thuế, phí, lệ phí: Giấy phép quản lý môi trường, thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường, phí vệ sinh, phí xử lý chất thải rắn, phí cấp phép xả thải.

+ Các khoản nộp phạt: Chi phí bồi thường thiệt hai tài nguyên thiên nhiên, chi phí đền bù tai nạn, sự cố công nghiệp, tiền phạt do làm ô nhiễm nguồn nước xung quanh, khí bụi thải ra ảnh hưởng đến sức khỏe người dân địa phương,…

+ Bảo hiểm môi trường: Bảo hiểm cho tai nạn do phát chất thải độc hại; Bảo hiểm chứa đựng rủi ro cao từ việc cháy nổ, vận chuyển những chất độc hại và quá trình sản xuất nguy hiểm.

78

+ Các khoản dự phòng: Mục đích của khoản dự phòng này là tính toán và dự trù trước những chi phí và nghĩa vụ tương lai phát sinh trong các hoạt động của doanh nghiệp có liên quan đến môi trường như tràn dầu, rò rĩ hóa chất,… Các chi phí này có thể là những trách nhiệm trong tương lai về đáp ứng thiết bị đạt mức công nghệ yêu cầu, trách nhiệm di chuyển chất thải, trách nhiệm cải tạo khu vực bị ô nhiễm và tiêu hủy chất thải.

+ Chi phí dịch vụ bên ngoài: Chi phí cho chuyên gia tư vấn, chuyên viên đào tạo liên quan đến xử lý ô nhiễm, chi phí thuê công ty môi trường thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải.

+ Chi phí khắc phục hậu quả và bồi thường: Chi phí khắc phục và bồi thường các thiệt hại gây ô nhiễm môi trường, phục hồi hậu quả làm ảnh hưởng đến cảnh quan, hệ sinh thái hoặc bồi thường thiệt hại gây ra cho cộng đồng dân cư, người lao động.

Chi phí quản lý và phòng ngừa môi trường

+ Chi phí khấu hao: Khấu hao thiết bị quản lý và phòng ngừa môi trường như hệ thống máy tính mới cho thu thập dữ liệu về môi trường, hệ thống chống sét, EMS, các thiết bị khác được sử dụng để quản lý và phòng ngừa môi trường có thể được tích hợp chặt chẽ với thiết bị sản xuất. Trong trường hợp này, cần có một sự ước tính tỷ lệ phần trăm (nếu có) của chi phí khấu hao hàng năm cho các thiết bị trên dựa trên cân nhắc hiệu quả môi trường hoặc hiệu quả sử dụng vật liệu.

+ Chi phí nhân sự nội bộ: Tiền lương và khoản tính theo lương của nhân viên cho hoạt động quản lý và phòng ngừa môi trường: Xây dựng hệ thống quản lý môi trường (thực hiện và duy trì hệ thống quản lý môi trường); Đo lường môi trường (Kiểm toán môi trường nội bộ); Biên soạn và xuất bản các báo cáo môi trường; Nghiên cứu và phát triển (nghiên cứu về về độc tính của nguyên liệu, phát triển các sản phẩm tiết kiệm năng lượng và thử nghiệm các thiết bị mới trong tính hiệu quả sử dụng vật liệu, đầu tư dự án có tác dụng giảm thiểu chất thải,…); Lựa chọn và quản lý các khoản tài trợ liên quan đến môi trường;

79

+ Chi phí vật liệu hoạt động: Vật liệu cung cấp cho hoạt động quan trắc môi trường và lấy mẫu.

+ Chi phí công cụ dụng cụ: Thiết bị, phương tiện bảo hộ lao động, thiết bị phòng cháy chữa cháy.

Chi phí dịch vụ mua ngoài: Chi phí cho chuyên gia tư vấn môi trường, chuyên gia đào tạo, cơ quan cấp giấy chứng nhận, công ty luật, kiểm toán liên quan đến hoạt động quản lý và phòng ngừa môi trường. Chi phí trả cho các dịch vụ quan trắc môi trường, giám sát môi trường, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.

+ Chi phí khác: Chi phí khám sức khỏe, chi phí tuyên truyền (in ấn nội quy, đặt biển báo), chi phí trồng cây xanh, quản lý hệ sinh thái, tài trợ cho các sáng kiến môi trường hoặc hỗ trợ tài chính cho các dự án bảo vệ môi trường của địa phương.

Chi phí hệ thống: Bao gồm chi phí nhân công trực tiếp (như thời gian lao động bị mất do sản xuất không hiệu quả), chi phí sản xuất chung để sản xuất yếu tố phi sản phẩm (như khấu hao máy móc thiết bị sử dụng để tạo ra chất thải).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán quản trị chi phí môi trường kinh nghiệm quốc tế và thực trạng áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất gạch tại việt nam (Trang 86 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)