6. Kết cấu luận văn
1.4.1. Kinh nghiệm quốc tế về kế toán quản trị chi phí môi trường
Kế toán quản trị chi phí môi trường tại Hàn Quốc
Sự gia tăng nhanh chóng về EC đã đặt yêu cầu cho các tổ chức phải gắn kết các khía cạnh môi trường vào quyết định quản lý ở tất cả các cấp độ. Trong bối cảnh này, ECMA được coi là công cụ quan trọng để quản lý môi trường thành công. Thực tế phản ánh rằng kế toán truyền thống đang theo dõi EC vào tài khoản chung và nó không cung cấp đầy đủ và chính xác cho các tổ chức để đưa ra quyết định liên quan đến quản lý môi trường. Vì vậy, việc chuyển dịch xu hướng từ quản lý tập trung vào lợi ích kinh tế đến quản lý chú trọng vào hoạt động môi trường cho mục tiêu phát triển bền vững đã trở thành tất yếu nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh hiện nay của các tổ chức. Các tổ chức đã đi đến một nhận thức rằng kế toán môi trường đóng một vai trò to lớn không chỉ trong việc ngăn ngừa và hạn chế ô nhiễm môi trường tiêu cực mà còn tạo điều kiện để phản ứng, hành động tích cực và chủ động hơn.
Từ tháng 10/2002 đến tháng 9/2004, Viện chiến lược môi trường Hàn Quốc (LGESI) đã thực hiện các dự án để phát triển các trường hợp nghiên cứu về ECMA trong các ngành công nghiệp. Các công ty Hàn Quốc tham gia vào dự án ECMA bao gồm: POSCO (Thép), LG (Hóa chất), Hanwha (hóa chất), Samsung Elec- tronics, Hynix (Điện tử & Thiết bị bán dẫn), Korea Gas Corp (Gas), Korea Water Resources Corp. (Nước), Yuhan-Kimberley (giấy & chăm sóc sức khỏe), Korean Airline, Asiana Airline (Hàng không), SK (Dầu), Aekyung (Tiện ích gia đình), Hyndai Motors (Ô tô). Mục đích của dự án là phát triển một phương pháp hữu ích nhằm đo lường EC một cách chính xác hơn và vận dụng một cách tốt nhất vào lĩnh vực công nghiệp Hàn Quốc. Vì vậy, KMOE đề xuất một phương pháp tiếp cận EC dựa trên hoạt động (ABC) và phân loại EC thành: Chi phí hoạt động xử lý ô nhiễm,
32
chi phí hoạt động phòng ngừa ô nhiễm, chi phí hoạt động các bên liên quan và chi phí khắc phục hậu quả, tuân thủ về môi trường.
Dự án nghiên cứu ECMA của LGESI đã đem lại những kết quả rất tích cực. Chẳng hạn như tại POSCO, tập đoàn này đã thu thập thông tin về EC từ những năm 1990, nhưng những thông tin bị giới hạn và chỉ bao gồm chi phí xử lý ô nhiễm cuối đường ống. Vì vậy, POSCO xem xét lại các tiêu chuẩn và phát triển hệ thống kế toán môi trường được liên kết với hệ thống quản lý dựa trên hoạt động – ABM. Một đội kiểm soát nhiệm vụ - TFT được thành lập bao gồm nhân viên môi trường, thành viên trong nhóm quản trị dựa trên hoạt động, và các chuyên gia kế toán môi trường từ LGESI. Dự án trải qua 4 giai đoạn: Xác định hoạt động môi trường; Xác định EC gián tiếp; Đo lường EC và phân bổ các chi phí đó vào trung tâm trách nhiệm: tích hợp thông tin EC vào quyết định kinh doanh hằng ngày. Kết quả cho thấy các EC tại POSCO được nhận diện, sản phẩm được định giá chính xác hơn và hoạt động gia tăng giá trị được khám phá.
Tập đoàn Hanwha Chemical Corp nhà sản xuất đầu tiên ở Hàn Quốc về hóa chất, đã sử dụng một hệ thống EC để làm phương tiện phục vụ việc ra quyết định và kết nối các khía cạnh của môi trường vào hoạt động kinh tế, bao gồm phân tích chi phí trước khi xử lý, chi phí sau xử lý, chi phí của các bên liên quan, chi phí tuân thủ luật và quy định để giảm thiểu tác động môi trường đối với chi phí sản xuất. Hanwha cũng thành lập nhóm dự án gồm nhân viên kế toán, kỹ thuật, sản xuất và môi trường để tập trung vào tính toán EC phân bổ chi phí chung tại tại nhà máy Yeosu Hàn Quốc. Kết quả của dự án cho thấy chi phí xử lý ô nhiễm chiếm tỷ trọng cao hơn rất nhiều so với các EC khác, cụ thể chiếm 96,7%. Điều này có nghĩa rằng một phần lớn các EC đã được chi cho chi phí xử lý cuối đường ống mà không phải là cho sản xuất sạch hơn (chi phí quản lý và phòng ngừa ô nhiễm). Mặt khác, tỷ lệ EC so với tổng chi phí chiếm 1,48%. Tuy nhiên, khi nhà máy tính toán chi phí vật liệu bị biến thành chất thải thì chi phí này chiếm đến 11% trong tổng chi phí hoạt động. (Lee & cộng sự, 2005)
Các doanh nghiệp Hàn Quốc đang ở giai đoạn phát triển hệ thống ECMA. Họ có tiềm năng lớn để thiết lập và phát triển ECMA bởi những nỗ lực và chính
33
sách của chính phủ Hàn Quốc đã có những tác động lớn đến các doanh nghiệp. Các nghiên cứu trường hợp về ECMA và các vấn đề được đề xuất dường như là một điểm khởi đầu tốt để chỉ ra một phương pháp hiệu quả nhằm ứng dụng ECMA ở các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng.
Kế toán quản trị chi phí môi trường tại Nhật Bản
Nhật Bản là một trong những quốc gia dẫn đầu về nỗ lực bảo vệ môi trường và đã có nhiều cải tiến trong thập kỷ gần đây bởi mục tiêu mà Nhật Bản đặt ra cho việc giảm khí thải trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2020 là 15%, trong khi Mỹ chỉ lên kế hoạch giảm 4% (Chiang, Pelham & Katsuo, 2015). Năm 1996, dự án
“Thúc đẩy kế toán môi trường và hệ thống báo cáo trong doanh nghiệp” do Cơ quan môi trường (JEA) cùng với Viện kế toán công chứng Nhật Bản, một số hiệp hội và các tổ chức khác thực hiện đã khởi đầu cho những sáng kiến nghiên cứu kế toán môi trường trong các doanh nghiệp nhằm tạo ra hệ thống các tiêu chuẩn như ISO 14001. Sau một quá trình điều chỉnh (từ tháng 4/1999 – 3/2000), tài liệu hướng dẫn: “Kế toán chi phí môi trường: Hướng dẫn đánh giá chi phí môi trường và công bố thông tin kế toán môi trường” chính thức công bố vào tháng 3/2000. Hướng dẫn đã phân loại EC thành: Chi phí trực tiếp cho việc giảm tác động môi trường; Chi phí quản lý ô nhiễm môi trường; Chi phí thiết kế sản phẩm để giảm tác động môi trường của việc sử dụng sản phẩm và chất thải có liên quan; Chi phí nghiên cứu và phát triển cho bảo vệ môi trường; Chi phí cho các dự án môi trường bên ngoài bị ảnh hưởng trực tiếp từ hoạt động của doanh nghiệp; Các chi phí khác cho bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, nó không chứa đựng EC vô hình, khó đánh giá như chi phí liên quan đến hình ảnh và mối quan hệ giữa doanh nghiệp với cộng đồng. (Burrit, 2004; USEPA, 2000a)
Năm 2002, hai hướng dẫn về kế toán môi trường của chính phủ Nhật Bản đã được công bố, đó là hướng dẫn của Bộ Môi trường (JMOE) và hướng dẫn của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (JMETI). Trong đó, hướng dẫn của Bộ Môi trường nhấn mạnh việc áp dụng kế toán môi trường để công bố thông tin cho đối tượng bên ngoài, còn JMETI tập trung vào việc ứng dụng kế toán môi trường cho quản trị nội bộ.
34
JMETI thành lập Hiệp hội Quản lý Môi trường (JEMAI) vào năm 1999 để thực hiện các dự án nghiên cứu ECMA từ giữa năm 1999 đến năm 2002. Các kết quả nghiên cứu được tiết lộ trong Cuốn tài liệu có tên là “Công cụ kế toán quản trị môi trường” (năm 2002). Các trường hợp nghiên cứu được giới thiệu: Ứng dụng MFCA tại công ty dược phẩm Tanabe Seiyaku, Đánh giá hiệu quả môi trường thông qua chỉ số môi trường tại Công ty Canon, Hitachi, Nippon, Fujitsu, Ricoh (Burritt, 2004). Sau khi hoàn thành dự án, JEMAI thiết lập Trung tâm nghiên cứu Kế toán môi trường vào tháng 5 năm 2003 để khuyến khích các tổ chức thực hành ECMA.
JMETI cũng đặt trọng tâm vào phương pháp MFCA. JMETI nghiên cứu việc áp dụng phương pháp MFCA trong giai đoạn 2002 – 2010 ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau (15 công ty sản xuất, 3 công ty phi sản xuất, 3 chuỗi cung ứng), bao gồm nhiều ngành nghề (hóa chất, điện tử, sản xuất giấy, cơ khí, dệt may, dịch vụ vệ sinh, dịch vụ phân phối). Năm 2008, JMETI đã phổ biến phương pháp MFCA vào trong ISO/TC207/WG8 và sau đó được ban hành trong ISO 14051 vào năm 2011. Để chia sẻ rộng rãi về các trường hợp thực hành MFCA tốt nhất tại Nhật Bản và các quốc gia khác, năm 2009 JMETI xuất bản cuốn sách thực hành MFCA bằng tiếng Nhật và tiếng Anh (JMETI, 2010). Một trong những nghiên cứu trường hợp điển hình của JMETI cho việc áp dụng MFCA là tại một nhà máy của công ty điện tử Canon. Với phương pháp truyền thống, kết quả tiết lộ chỉ có 1% tổn thất vật liệu tuy nhiên sau khi áp dụng phương pháp MFCA, tổn thất vật liệu đã lên đến gần 32% trong tổng chi phí hoạt động. Việc sử dụng phương pháp này đã giúp nhà máy giảm đáng kể tác động môi trường và tiết kiệm chi phí bằng cách tái phân loại (tái chế) rác thủy tinh và giới thiệu một loại vật liệu thủy tinh mỏng mới phối hợp với các nhà cung cấp sản xuất thủy tinh. Sau thành công này, MFCA đã được ứng dụng tại 17 nhà máy Canon trong giai đoạn năm 2004 đến năm 2012 và đã đem lại tổng chi phí tiết kiệm được lên tới 5,1 triệu Yên, tương đương với 51 triệu USD.
Kế toán quản trị chi phí môi trường tại Mỹ
Năm 1992, Văn phòng kế toán Mỹ đã phát hiện rằng hệ thống MA truyền thống đã không theo dõi EC riêng. EC có xu hướng tăng lên nhưng không được ghi nhận rõ ràng và vì vậy nhà quản lý doanh nghiệp không nhận diện được cơ hội để
35
quản lý và kiểm soát chi phí. Trước những thách thức đó, năm 1992 Cơ quan Bảo vệ môi trường đã bắt đầu tiến hành dự án về ECMA với mục đích là khuyến khích và gia tăng động lực cho các tổ chức nhận thức đầy đủ về các khía cạnh EC và tích hợp những chi phí này trong quyết định kinh doanh (Phạm Đức Hiếu & Trần Thị Hồng Mai, 2012). Nhiều sáng kiến ECMA đã được tiến hành và được hỗ trợ bởi USEPA vào năm 1995. Tài liệu: “Giới thiệu về kế toán môi trường như là một công cụ quản lý kinh doanh: Các thuật ngữ và quan điểm chính” được xuất bản để giúp xác định các khái niệm và thuật ngữ quan trọng liên quan đến ECMA và cung cấp một chương trình phân loại EC, các phương pháp xác định EC. Theo đó, USEPA đã phân loại EC thành 4 loại là chi phí truyền thống, chi phí ẩn, chi phí ngẫu nhiên, chi phí hình ảnh, mối quan hệ, chi phí xã hội.
Phối hợp với Viện Tellus (một tổ chức phi chính phủ được thành lập năm 1976, cũng là tổ chức quốc tế dẫn đầu trong các chiến lược môi trường và tài nguyên), USEPA phát triển các nghiên cứu về ECMA và thực hiện các dự án thí điểm trong các ngành công nghiệp. Đặc biệt, USEPA đưa phương pháp chi phí toàn bộ (TCA) vào thẩm định đầu tư các thiết bị môi trường. Rất nhiều khái niệm và cách phân loại EC phục vụ cho phương pháp TCA đã được công bố. Ngoài ra, kế toán dòng vật liệu – công cụ đang phổ biến ở Đức, Nhật, Áo, Thụy Sĩ cũng đã được đưa vào trong nghiên cứu và thực hành tại Mỹ (Bennett & James, 2000). lực của chính phủ từ đó giúp các doanh nghiệp thúc đẩy việc ứng dụng ECMA.
Nhiều nghiên cứu trường hợp về ECMA đã được áp dụng trong các tổ chức tại Mỹ với nhiều lĩnh vực khác nhau. Kết quả nghiên cứu đều chỉ ra những lợi ích mà ECMA mang lại chẳng hạn như: Áp dụng phương pháp MFCA để thiết kế lại hệ thống tái chế nước thải tại nhà máy sản xuất giấy giúp làm giảm lưu lượng nước thải cao điểm, giảm nồng độ độc tố trong nước thải và giảm tổng lượng nước ngọt sử dụng; Ứng dụng LCC để quản lý chuỗi cung ứng tại công ty điện tử Raytheon, công ty kinh doanh máy photocopy Xerox từ đó giảm chi phí phế liệu, thời gian hàng tồn kho, thời gian đặt đơn đặt hàng; Ứng dụng FCA tại công ty hóa chất Ontario Hydro để đánh giá về kế hoạch thực hiện nguồn lực, đưa ra quyết định đầu tư, kiểm soát môi trường và đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường. (IFAC, 2005)
36