Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán quản trị chi phí môi trường kinh nghiệm quốc tế và thực trạng áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất gạch tại việt nam (Trang 79 - 83)

6. Kết cấu luận văn

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Tuy nhiên vẫn tồn tại những hạn chế sau:

Một là, thông tin kế toán có xu hướng thiên về thước đo tiền tệ. Các thông tin môi trường có được trong hệ thống kế toán chủ yếu bao gồm thông tin tiền tệ. Bởi phần lớn hệ thống kế toán đã bị chi phối bởi các quy định kế toán công bố thông tin cho đối tượng bên ngoài. Hệ thống kế toán cũng cung cấp thông tin hiện vật cho mục tiêu lập kế hoạch, quản lý hàng tồn kho và kiểm soát chất lượng. Tuy nhiên với thông tin môi trường hiện vật, các DNSX gạch không đưa ra sự nhìn nhận cụ thể và rõ ràng.

Hai là, hạn chế trong việc lập dự toán chi phí môi trường. Hệ thống kế toán hiện tại chỉ chứa đựng thông tin về định mức lượng nguyên vật liệu, điện, than sử dụng cho sản xuất mà không phản ánh định mức lượng nguyên vật liệu, năng lượng bị tổn thất.

Ba là, hạn chế trong việc lập báo cáo chi phí môi trường và đánh giá hiệu quả môi trường.

Bốn là, ra quyết định kinh doanh dựa trên thông tin chi phí môi trường không đầy đủ.

Năm là, các nhà quản lý có một sự ưu tiên thấp về quản lý chi phí môi trường

67

Nguyên nhân của những hạn chế

Áp lực của chính phủ có mối quan hệ thuận chiều với mức độ áp dụng ECMA. Thực hành ECMA tại Việt Nam đang ở trong giai đoạn đầu phát triển. Các DNSX gạch đang phải đối mặt với nhiều rào cản để tích hợp vấn đề môi trường vào hệ thống MA. Một trong những rào cản chính đó là thiếu áp lực từ chính phủ. Những người tham gia trả lời cho biết họ cảm thấy không có nhiều áp lực từ chính phủ để nâng cao trách nhiệm giải trình về môi trường nội bộ vì vậy ECMA là vấn đề ít gây sự chú ý trong DNSX gạch. Mặc dù chính phủ đã ban hành quy định về quản lý hoạt động môi trường nhưng chính phủ không đòi hỏi quy định bắt buộc trong việc giải trình vấn đề liên quan đến ECA. Ngoài ra cũng không có hướng dẫn về ECA từ Chính phủ để giúp các doanh nghiệp điều chỉnh thực hành kế toán nhằm giải quyết vấn đề môi trường.

Bộ phận MA và bộ phận quản lý môi trường đều được phân chia trách nhiệm rõ ràng và có vai trò quan trọng cho việc đưa ra quyết định kinh doanh trong các DNSX gạch. Tuy nhiên, thực trạng cho thấy sự giao tiếp và hợp tác giữa hai bộ phận này cho việc quản lý EC là không đủ mạnh mẽ để thúc đẩy thực hành ECMA.

Nhà quản lý môi trường chịu trách nhiệm kiểm soát nguồn lực và quản lý hoạt động môi trường. Họ thu thập thông tin liên quan trong đó chủ yếu là thông tin hiện vật như sản lượng nguồn tài nguyên tiêu thụ hằng năm (lượng đất sét khai thác, lượng than sử dụng làm nguyên liệu và nhiên liệu) cũng như các chất thải tạo ra và mức độ gây ô nhiễm của các loại chất thải. Song họ lại có ít kiến thức hiểu biết về ECA. Nghiên cứu phát hiện rằng nhà quản lý môi trường hầu như không có quyền truy cập vào các tài liệu kế toán thực tế và họ chỉ biết về một phần nhỏ EC. Ngược lại, bộ phận MA có hầu hết các thông tin kinh tế tài chính, biết được nơi tìm thấy dữ liệu nhưng không thể tách biệt yếu tố môi trường bởi bị giới hạn hiểu biết về lĩnh vực quản lý môi trường. Kết quả dẫn đến tầm nhìn hạn chế về những tác động tiêu cực của môi trường trong hoạt động của doanh nghiệp cũng như tầm quan trọng của hệ thống ECMA và do đó ECMA ít được các DNSX gạch quan tâm. Bên cạnh đó, giữa hai bộ phận này cũng có những quan điểm khác nhau. Chẳng hạn như họ có thể không đồng quan điểm về vấn đề ai sẽ là người chịu trách nhiệm quản lý EC.

68

Áp lực bên liên quan cũng ảnh hưởng đến mức độ áp dụng ECMA trong DNSX gạch Việt Nam. Các nhà quản lý cho biết hiện nay các vấn đề môi trường chưa phải là mối quan tâm chính của các bên liên quan nên các DNSX gạch không có nhiều động lực để phát triển ECMA và họ cũng không có cơ hội để đưa ra quyết định cho sản xuất sạch hơn nhằm gia tăng mối quan hệ với các bên liên quan. Vì vậy, nếu các bên liên quan tập trung sự chú ý vào vấn đề môi trường của DNSX gạch thì các doanh nghiệp sẽ phải chú trọng nhiều hơn đến hoạt động kiểm soát và quản lý môi trường thông qua việc nhận diện, đo lường và cung cấp thông tin EC.

69

Kết luận chương 2

Chương 2 đã giải quyết các mục tiêu nghiên cứu là đánh giá thực trạng áp dụng ECMA, phát hiện các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng ECMA trong DNSX gạch Việt Nam, phân tích quan điểm của nhà quản trị về lợi ích của việc áp dụng ECMA.

Ngoài ra tại chương 2 luận văn, một sự đánh giá các quan điểm của nhà quản trị về lợi ích của việc áp dụng ECMA và các phương pháp đo lường EC cũng được xem xét. Những kết quả nghiên cứu trong chương 2 sẽ là nền tảng để giúp chương 3 của luận văn đưa ra các giải pháp và khuyến nghị nhằm thúc đẩy DNSX gạch thực hành ECMA.

70

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ÁP DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT GẠCH TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán quản trị chi phí môi trường kinh nghiệm quốc tế và thực trạng áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất gạch tại việt nam (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)