Dự báo phát triển ngành gạch Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán quản trị chi phí môi trường kinh nghiệm quốc tế và thực trạng áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất gạch tại việt nam (Trang 83 - 84)

6. Kết cấu luận văn

3.1.2. Dự báo phát triển ngành gạch Việt Nam

Dự báo nhu cầu gạch trong nước

Trên cơ sở các nguyên tắc và phương pháp dự báo nhu cầu đối với các chủng loại gạch, quy hoạch phát triển sản xuất gạch đến năm 2020 theo các vùng kinh tế trong cả nước về công suất thiết kế đã được tính toán và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, ban hành tại Quyết định số 1469/QĐ-TTG ngày 22/8/2014.

71

Theo số liệu nghiên cứu rà soát của Bộ Xây dựng (2018), dự báo nhu cầu sản phẩm gạch trong năm 2019 và năm 2023 như sau:

Bảng 3.1: Quy hoạch nhu cầu gạch trong nước

TT Loại sản phẩm Đơn vị Nhu cầu trong nước

Năm 2019 Năm 2023 1 Gạch ốp lát Triệu m2 320 470 2 Gạch xây Tỷ viên 26 30

(Nguồn: Bộ xây dựng, năm 2018)

Dự báo về khả năng xuất khẩu

Theo đề án phát triển VLXD của Bộ xây dựng (2018), thị trường xuất khẩu gạch vẫn tiếp tục tập trung vào các nước Châu Á như Đài Loan, Nhật, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia, ngoài ra còn có thể mở rộng ra một số quốc gia khác như: Irăc, Yemen, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp, Ấn Độ, Úc.

Xét về tiềm năng và khả năng xuất khẩu của gạch ốp lát: Năm 2014, tổng công suất thiết kế vẫn cao hơn nhu cầu là 55 triệu m2 (chiếm 13% tổng công suất thiết kế). Như vậy, đến năm 2019, tổng công suất thiết kế tăng so với nhu cầu khoảng 25 - 30% nên có thể đẩy mạnh xuất khẩu đến 22 - 25% tổng công suất thiết kế. Đến năm 2023 để đáp ứng nhu cầu nội địa và xuất khẩu, cần đầu tư thêm để tăng tổng công suất thiết kế gạch ốp lát vào năm 2023 gần 600 triệu m2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán quản trị chi phí môi trường kinh nghiệm quốc tế và thực trạng áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất gạch tại việt nam (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)