Phân bổ chi phí môi trường theo phương pháp truyền thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán quản trị chi phí môi trường kinh nghiệm quốc tế và thực trạng áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất gạch tại việt nam (Trang 67 - 71)

6. Kết cấu luận văn

2.2.3. Phân bổ chi phí môi trường theo phương pháp truyền thống

Do EC bị ẩn trong các tài khoản chung, điều này sẽ hạn chế việc thu thập và phân bổ EC để xác định giá thành sản xuất. Hơn nữa, EC phân bổ cho các trung tâm chi phí (sản phẩm, quy trình sản xuất) thông qua việc sử dụng một tiêu thức phân bổ chung. Các tiêu thức thường được phân bổ chẳng hạn như khối lượng sản phẩm sản xuất, số giờ lao động, số giờ máy, định mức sản xuất… Kết quả là EC đã bị tách rời ra khỏi các sản phẩm và các hoạt động tạo ra chúng. Do đó, nhà quản lý không nhận biết được các chi phí thực của sản phẩm bởi vì chi phí này nằm ngoài sự kiểm soát của họ. Chẳng hạn như chi phí xử lý chất thải, chi phí này khá cao đối với sản phẩm gạch nung nhưng lại khá thấp đối với gạch xây không nung. Và nếu chi phí này phân bổ cho 2 loại gạch trên theo khối lượng sản phẩm sản xuất sẽ là không phù hợp và có thể tạo ra các quyết định sai lầm về giá thành sản xuất, giá bán sản phẩm và bỏ qua cơ hội để cắt giảm chi phí.

Các doanh nghiệp thường sử dụng phương pháp truyền thống để phân bổ EC. Thậm chí khi chi phí được phân bổ đến sản phẩm theo phương pháp dựa trên hoạt động thì đó không phải cho mục đích môi trường mà cho mục đích kinh tế (tăng lợi nhuận). Vì vậy, cho dù các doanh nghiệp đang đặt ra mục tiêu là tiết kiệm chi phí thì một phương pháp xác định chi phí phù hợp cần được xem xét bởi sau đó lợi ích

55

mà doanh nghiệp đạt được không chỉ là gia tăng hiệu quả tài chính mà còn cải thiện hiệu quả môi trường.

Dưới đây là bảng mô tả phân bố chi phí môi trường theo phương pháp truyền thống của doanh nghiệp:

Bảng 2.18: Phân bổ chi phí môi trường vào hoạt động theo phương pháp truyền thống của Công ty CP SX và TM Lam Sơn, năm 2018

Hoạt động Đơn vị tính Tổng thước

đo hoạt động Tổng chi phí

Chi phí đơn vị

Hoạt động xử lý ô nhiễm không khí Lượng khí thải, bụi

(kg)

870.746 21.530.556 24,73

Hoạt động xử lý ô nhiễm nước Lượng nước thải

(m3)

384,83 32.819.848 85.284,02

Hoạt động xử lý ô nhiễm chất thải rắn Lượng chất thải rắn

(tấn)

56.530 53.356.749 943,87

Hoạt động cho việc sử dụng hiệu quả nước Tổng lượng nước

(m3)

0 0 0

Hoạt động cho việc sử dụng hiệu quả năng lượng

Tổng năng lượng (J) 0 0 0

Hoạt động cho việc tái chế chất thải rắn Tổng lượng chất thải

rắn (tấn)

179.521 61.828.827,61 344,41

Hoạt động cho việc tái chế chất thải độc hại Tổng lượng chất thải độc hại (Tấn)

0 0 0

Hoạt động thêm vào do mua vật liệu xanh để sản xuất sản phẩm

Số lượng vật liệu mua vào

0 0 0

Hoạt động thêm vào cho việc giảm tác động môi trường trong vận chuyển và đóng gói (giảm tiếng ồn, độ rung)

Khối lượng sản phẩm đóng gói, vận chuyển

(kg)

3.000.000 2.233.333 0,74

Hoạt động cho việc tái chế, sử dụng lại, xử lý sản phẩm đã qua sử dụng

Khối lượng sản phẩm, bao bì sau khi

sử dụng (Tấn)

0 0 0

Hoạt động cho việc thiết lập và duy trì hệ thống quản lý môi trường (EMS)

Thời gian sử dụng (giờ)

208 16.800.000 80.769,23

Hoạt động cho việc công bố thông tin môi trường, truyền thông môi trường

Thời gian sử dụng (giờ)

16 4.900.667 306.291,69

Hoạt động cho việc kiểm soát tác động môi trường

Số lượng cuộc kiểm soát nội bộ

6 4.500.000 750.000

Hoạt động đào tạo nhân viên về môi trường Thời gian đào tạo 8 3.600.000 450.000

Hoạt động bảo vệ môi trường như trồng cây, phòng cháy chữa cháy, bảo hộ lao động, chống sét

Phân bổ dựa vào doanh thu (đồng)

5.266.666.667 30.781.574 0,0058

Hoạt động R&D để thiết kế sản phẩm đóng góp vào bảo vệ môi trường

Thời gian nghiên cứu và phát triển

56 Hoạt động R&D để hạn chế tác động môi

trường ở giai đoạn sản xuất sản phẩm

Thời gian nghiên cứu và phát triển

70 1.600.000 22.857,14

Hoạt động R&D khác để hạn chế tác động môi trường ở giai đoạn tiếp thị sản phẩm và phân phối sản phẩm

Thời gian nghiên cứu và phát triển

70 1.600.000 22.857,14

Hoạt động tài trợ hay hỗ trợ tài chính cho tổ chức môi trường, chính quyền địa phương

Phân bổ theo doanh thu

5.266.666.667 3.500.000 0,0007

Hoạt động khắc phục môi trường tự nhiên về trạng thái ban đầu (cải tạo đất, hoàn thổ)

Lượng nước thả i (m3)

384,83 20.000.000 51.971

Khoản dự phòng, phí bảo hiểm môi trường, ký quỹ bảo vệ môi trường

Phân bổ theo doanh thu

5.266.666.667 2.319.167 0,0004

Tổng 262.970.722

(Nguồn: Nhà máy sản xuất gạch – Công ty CP SX và TM Lam Sơn, năm 2018)

Điều tra cũng cho thấy hai phương pháp xác định EC là phương pháp dựa trên hoạt động (45,69%) và phương pháp dòng vật liệu (39,22%) được coi là 2 phương pháp được các nhà quản trị ủng hộ nhiều nhất. Mặc dù các phương pháp xác định EC chưa được phổ biến trong các DNSX gạch tại Việt Nam song 2 phương pháp ABC và MFCA được coi là 2 phương pháp dễ sử dụng hơn và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ra quyết định kinh doanh.

Bảng 2.19. Ý kiến về phương pháp sử dụng để xác định chi phí môi trường

Mức độ đồng ý của Ông/Bà với các ý kiến sau Số phiếu Tỷ lệ %

1. Phương pháp dựa trên hoạt động 106 45,69%

2. Phương pháp dòng vật liệu 91 39,22%

3. Phương pháp chu kỳ sống sản phẩm 28 12,07%

4. Phương pháp tổng chi phí 7 3,02%

5. Phương pháp chi phí đầy đủ 0 0%

Tổng 232 100%

Quan điểm của đối tượng được phỏng vấn đã ủng hộ cho việc vận dụng chủ yếu phương pháp dựa trên hoạt động và phương pháp dòng vật liệu. Đây là hai phương pháp được nhiều DNSX gạch tiếp cận và thực hành phục vụ cho mục đích phân bổ chi phí, kiểm soát chi phí, định giá bán sản phẩm và quá trình ra quyết định.

57

Hiện nay công ty chúng tôi đang áp dụng phương pháp ABC và rõ ràng phương pháp này mang lại nhiều lợi ích cho công ty chúng tôi như giúp kiểm soát chi phí, định giá bán sản phẩm, hỗ trợ quá trình ra quyết định liên quan đến nhóm sản phẩm. Tôi cho rằng ABC nên được vận dụng trong thực hành ECMA. (PV3)

Chúng tôi sẽ xác định chi phí liên quan đến vấn đề môi trường. Chúng tôi sẽ xây dựng tài khoản về chi phí môi trường nên bất kỳ chi phí phát sinh liên quan đến môi trường sẽ được theo dõi chi tiết và phân bổ vào sản phẩm dựa trên hoạt động. (PV4)

Phương pháp ABC có nhược điểm là tính toán phức tạp và đòi hỏi kế toán có trình độ cao hơn phương pháp truyền thống. Do đó, điểm khởi đầu cho việc thực hành phương pháp này là nên bắt đầu trong doanh nghiệp quy mô vừa và lớn. Điều này đã được giám đốc của một doanh nghiệp giải thích rằng:

Phương pháp chi phí dựa trên hoạt động giúp doanh nghiệp phân bổ chi phí chính xác hơn nhưng việc sử dụng phương pháp này sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí. Vì vậy, có lẽ giai đoạn đầu thực hành kế toán quản trị chi phí môi trường nên áp dụng cho doanh nghiệp quy mô lớn và vừa trước. (PV1)

Một đặc điểm của các DNSX gạch là chi phí vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất. Vì vậy, phương pháp MFCA cũng được đánh giá là kỹ thuật rất hữu ích để xác định tổn thất vật liệu ở từng giai đoạn sản xuất. Việc áp dụng phương pháp này sẽ giúp nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các biện pháp sử dụng hiệu quả vật liệu, tiết kiệm nguồn tài nguyên. Một khi thiệt hại vật liệu được giảm thì các chi phí xử lý chất thải và quản lý môi trường cũng sẽ có cơ hội được cắt giảm.

Phương pháp dòng vật liệu là phương pháp được áp dụng khá phổ biến trong việc xác định tổn thất vật liệu. Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng hiệu quả vật liệu nên tôi nghĩ phương pháp này phù hợp với nhu cầu quản lý của chúng tôi. (PV5)

Tôi cho là chúng ta nên áp dụng phương pháp dòng vật liệu. Phương pháp này thật sự không khó khăn để thực hiện bởi chúng ta đã nắm rõ được quy trình sản xuất của doanh nghiệp mình và những tổn thất về vật liệu trong từng giai đoạn sản xuất hoàn toàn có thể xác định được. (PV6)

58

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán quản trị chi phí môi trường kinh nghiệm quốc tế và thực trạng áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất gạch tại việt nam (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)