Xây dựng chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán quản trị chi phí môi trường kinh nghiệm quốc tế và thực trạng áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất gạch tại việt nam (Trang 105 - 109)

6. Kết cấu luận văn

3.2.5. Xây dựng chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường

Đánh giá hiệu quả môi trường giúp cung cấp thông tin nền tảng nhằm hiểu một cách đúng đắn về hoạt động môi trường của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải chỉ ra những gánh nặng môi trường mà họ đã gây ra, những hoạt động họ thực hiện để giảm bớt những gánh nặng đó như là một sự cần thiết cho phát triển bền vững.

Thông tin EC được sử dụng để hỗ trợ cho việc ra quyết định, nhưng nó cũng có giá trị để đo lường kết quả và đưa ra những sáng kiến cho quản lý môi trường. Các doanh nghiệp có thể xem xét các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường thể hiện trong thước đo tiền tệ (EPI tiền tệ) như: tổng chi phí xử lý nước thải, tổng chi phí quản lý và phòng ngừa ô nhiễm môi trường, chi phí vật liệu tạo ra chất thải. Các thông tin tiền tệ được sử dụng để phản ánh mức độ ảnh hưởng đến môi trường từ hoạt động của doanh nghiệp và nỗ lực của doanh nghiệp trong việc quản lý và phòng ngừa ô nhiễm. Vì vậy, thông tin tiền tệ có sự thuyết phục cao để kích hoạt các hành động nhằm tiết kiệm chi phí, cũng như giảm tác động môi trường. Ngoài

93

ra, các thông tin hiện vật cũng hỗ trợ thông tin tiền tệ cho việc đo lường, đánh giá hiệu quả môi trường. Thông tin hiện vật được coi là chìa khóa quan trọng để phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn lực, những nỗ lực trong việc giảm chất thải, mức độ tuân thủ quy định môi trường cũng như rủi ro môi trường chẳng hạn như: tổng lượng chất thải tạo ra; tổng lượng chất thải được tái chế, tái sử dụng; tổng vật liệu, năng lượng, nước tiết kiệm được, số lượng các sáng kiến môi trường; số lượng vụ kiện, sự cố môi trường.

Doanh nghiệp đánh giá hiệu quả môi trường thông qua các chỉ tiêu tuyệt đối và tương đối. Các chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh quy mô của hiện tượng trong một khoảng thời gian nhất định trong khi các chỉ tiêu tương đối biểu hiện mối quan hệ giữa hai chỉ tiêu tuyệt đối. Các chỉ tiêu tương đối cho phép một tổ chức có thể so sánh giữa những thay đổi trong hoạt động môi trường (khía cạnh môi trường) và những thay đổi trong hoạt động sản xuất kinh doanh (khía cạnh tài chính) ví dụ như: Tổng EC trên khối lượng sản phẩm sản xuất; Khối lượng chất thải trên một đơn vị giá trị gia tăng hay Tỷ lệ EC trên tổng chi phí kinh doanh. Vì vậy, để đánh giá hiệu quả môi trường một cách sâu sắc và toàn diện, việc phân tích cả chỉ tiêu tuyệt đối và tương đối là rất cần thiết. Bảng 3.13 và 3.14 chỉ ra những chỉ tiêu phân tích và ý nghĩa của từng chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá hoạt động môi trường.

Bảng 3.13: Các chỉ tiêu tuyệt đối

Nhóm Chỉ tiêu Ý nghĩa

Vật liệu sử dụng

-Khối lượng vật liệu sản xuất sử dụng (t) -Khối lượng năng lượng sử dụng (J) -Khối lượng nước sử dụng (t)

-Khối lượng vật liệu hoạt động sử dụng (t)

Các chỉ tiêu này phản ánh nguồn lực được sử dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm.

Chất thải phát sinh

-Khối lượng khí thải -Khối lượng nước thải -Khối lượng chất thải rắn

Các chỉ tiêu phản ánh yếu tố đầu ra phi sản phẩm, hay hoạt động sản xuất phi hiệu quả. Chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ tổn thất vật liệu nhiều, hiệu quả sử dụng vật liệu đầu vào thấp.

94

Chất thải được tái chế

- Tổng lượng nước thải được tái chế, tái sử dụng lại

- Tổng lượng chất thải rắn được tái chế, tái sử dụng

Phản ánh nỗ lực trong việc giảm lượng chất thải tạo ra thông qua quá trình tái chế, tái sử dụng.

Vật liệu tiết kiệm

được

-Tổng năng lượng tiết kiệm (J) -Tổng lượng nước tiết kiệm (m3) - Tổng lượng vật liệu sản xuất tiết kiệm được (kg)

Phản ánh nguồn lực tiết kiệm được do nâng cao hiệu quả sử dụng vật liệu, điều này kéo theo việc giảm chất thải.

Mức độ ảnh hưởng đến môi trường

-Tổng chi phí vật liệu biến thành chất thải -Tổng chi phí chế biến tạo ra chất thải -Tổng chi phí xử lý ô nhiễm

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ ảnh hưởng đến môi trường từ hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời cũng chỉ ra hiệu quả của quá trình sản xuất.

Ngăn ngừa môi trường

-Tổng chi phí ngăn ngừa ô nhiễm - Tổng chi phí nghiên cứu và phát triển liên quan đến sản xuất xanh

Chỉ tiêu này phản ánh nỗ lực của doanh nghiệp trong việc quản lý và phòng ngừa ô nhiễm.

Vụ kiện, sự cố môi trường

-Số lượng vụ kiện từ dân chúng về môi trường

-Số lượng sự cố môi trường

Phản ánh mức độ không tuân thủ quy định môi trường. Chỉ tiêu này càng cao càng làm gia tăng rủi ro môi trường, ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp Sáng kiến

môi trường

- Số lượng các sáng kiến môi trường Được sử dụng để đánh giá nỗ lực bảo vệ môi trường hay trách nhiệm môi trường của doanh nghiệp.

(Nguồn: Tổng hợp từ tác giả)

Bảng 3.14: Các chỉ tiêu tương đối

TT Chỉ tiêu Công thức tính Ý nghĩa

1 Tỷ trọng chi phí môi trường

Tổng chi phí môi trường/Tổng chi phí

x 100%

Chỉ tiêu này phản ánh trong 1 đồng tổng chi phí kinh doanh thì chi phí môi trường chiếm bao nhiêu đồng. Chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ mức độ đầu tư cho môi trường của doanh nghiệp cao.

2 Tỷ trọng chi phí vật liệu sản xuất tạo ra chất thải Tổng chi phí vật liệu sản xuất tạo ra chất thải/Tổng chi phí sản xuất x 100% Phản ánh trong 100 đồng chi phí sản xuất thì chi phí vật liệu sản xuất tạo ra chất thải chiếm bao nhiêu đồng. Chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vật liệu thấp và ngược lại.

95 3 Tỷ trọng chi phí vật liệu tạo ra chất thải Tổng chi phí vật liệu tạo ra chất thải/Tổng chi phí môi trường x

100%

Thể hiện trong 100 đồng chi phí môi trường thì chi phí vật liệu tạo ra chất thải chiếm bao nhiêu đồng. Chỉ tiêu này càng cao chi phí vật liệu tạo ra chất thải càng lớn, nguồn vật liệu sử dụng lãng phí, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.

4 Tỷ trọng giá trị vật liệu tái chế

Giá trị vật liệu được tái chế/Tổng giá trị vật liệu đã sử dụng x

100%

Cho biết trong 100 đồng vật liệu đã sử dụng có bao nhiêu đồng vật liệu được tái chế. Chỉ tiêu càng cao càng giảm nhu cầu sử dụng vật liệu và đóng góp vào việc bảo vệ nguồn tài nguyên. 5 Chi phí môi trường đơn vị Tổng chi phí môi trường/Tổng khối lượng sản phẩm

Phản ánh chi phí môi trường cho một đơn vị sản phẩm. Chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ để tạo ra một đơn vị sản phẩm thì chi phí môi trường bỏ ra càng lớn. 6 Khối lượng chất thải trên một đơn vị giá trị gia tăng Tổng khối lượng xả thải (rắn, lỏng, khí)/Tổng giá trị gia tăng (có thể là doanh

thu, lợi nhuận ròng, giá thành sản

xuất)

Để tạo ra 1 đơn vị giá trị gia tăng thì khối lượng chất thải phát ra là bao nhiêu. Nếu chỉ tiêu này càng cao tức là chất thải tạo ra càng nhiều và mức độ tác động đến môi trường càng lớn. 7 Giá trị gia tăng trên một đơn vị khối lượng chất thải Tổng giá trị gia tăng/Tổng khối lượng

chất thải (rắn, lỏng, khí)

Chỉ tiêu này ngược với chỉ tiêu (6). 1 đơn vị khối lượng chất thải phát ra sẽ mang lại bao nhiêu đơn vị giá trị gia tăng. Nếu chỉ tiêu này càng cao tức là mức độ tác động đến môi trường càng thấp. 8 Khối lượng sản phẩm trên một đơn vị nguồn lực đầu vào Tổng khối lượng sản phẩm đầu ra/Tổng khối lượng nguồn lực đầu vào (năng lượng, nước, vật liệu,…)

Chỉ tiêu này càng cao càng tốt chứng tỏ 1 đơn vị khối lượng đầu vào tạo ra nhiều khối lượng đầu ra hơn. Nguồn lực đầu vào sử dụng hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm vật liệu và giảm tác

96

9

Khối lượng chất thải trên một đơn vị khối lượng đầu vào

Tổng khối lượng chất thải (Rắn, lỏng, khí,…)/ Tổng khối lượng nguồn lực đầu vào

Phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn lực cũng như mức độ tác động tới môi trường của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao nghĩa là 1 đơn vị đầu vào tạo ra nhiều chất thải hơn, hiệu quả sử dụng nguồn lực thấp và ngược lại 10 Khối lượng chất thải trên một đơn vị khối lượng đầu ra Tổng khối lượng chất thải (Rắn, lỏng, khí,…)/ Tổng khối lượng đầu ra

Phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn lực và tác động môi trường. Chỉ tiêu này càng cao nghĩa là để tạo ra 1 đơn vị đầu ra thì chất thải phát ra càng nhiều. 11 Tổng khối lượng nguồn lực (năng lượng, nước, vật liệu) đầu vào trên tổng khối lượng sản phẩm

đầu ra

Tổng khối lượng nguồn lực (năng lượng, nước, vật liệu) đầu vào/Tổng khối lượng sản phẩm đầu ra

Phản ánh nguồn lực tiêu thụ để tạo ra một đơn vị khối lượng đầu ra. Chỉ tiêu này tiết lộ mức độ sử dụng nguồn lực và giúp tập trung nỗ lực vào các giai đoạn quan trọng nhất để giảm bớt gánh nặng môi trường của sản phẩm.

(Nguồn: Tổng hợp từ tác giả)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán quản trị chi phí môi trường kinh nghiệm quốc tế và thực trạng áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất gạch tại việt nam (Trang 105 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)