Kiến nghị với các cơ quan thuộc chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán quản trị chi phí môi trường kinh nghiệm quốc tế và thực trạng áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất gạch tại việt nam (Trang 109 - 112)

6. Kết cấu luận văn

3.3.1. Kiến nghị với các cơ quan thuộc chính phủ

Luật bảo vệ môi trường năm 2014 được ban hành thay thế luật bảo vệ môi trường năm 2005 đã cho thấy nỗ lực rất lớn từ phía chính phủ Việt Nam cho quản lý hoạt động môi trường nhằm đối phó với sự gia tăng ô nhiễm môi trường cũng như sự khan hiếm về nguồn tài nguyên song chính phủ lại không có một tiêu chuẩn hay hướng dẫn nào liên quan đến ECA. Điều này sẽ làm giảm động lực thu thập và giải trình thông tin EC trong DNSX nói chung và DNSX gạch nói riêng. Và do đó, để có thể thúc đẩy hệ thống ECMA cần phải có sự phối hợp giữa các Bộ, ngành có liên quan. Họ có thể có vai trò đáng kể thúc đẩy ECMA thông qua việc xây dựng tiêu chuẩn, hướng dẫn và quy định, cụ thể như sau:

97

Bộ Tài nguyên và Môi trường là một trong những tác nhân quan trọng vì vậy Bộ có thể thực hiện một loạt các biện pháp nhằm thúc đẩy việc áp dụng ECMA như:

Bộ nên tích hợp ECMA vào trong tiêu chuẩn và hướng dẫn của hệ thống quản lý môi trường như trong ISO 14001, EMAS. Phối hợp với bộ Tài chính, bộ Khoa học Công nghệ phát triển và thiết lập cơ sở lý luận, tiêu chuẩn ECMA cho các DNSX nói chung và DNSX gạch nói riêng như: Phân loại EC, thiết lập các phương pháp xác định EC, lập báo cáo EC, xây dựng chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường; đưa ra những nghiên cứu trường hợp cho việc ứng dụng ECMA. Trong quá trình thực hiện, Bộ sẽ rà soát lại các tiêu chuẩn về ECMA phù hợp với hướng dẫn ISO 14001, EMAS. Bộ phối hợp với Bộ Tài chính, bộ Xây dựng để thiết lập cơ chế nguyên tắc kế toán các khoản EC nhằm quản lý và hạch toán thống nhất giữa các doanh nghiệp trong ngành.

Bộ thống nhất mẫu biểu báo cáo EC và có những hướng dẫn cụ thể đến các DNSX gạch về thông tin môi trường nên được trình bày như thế nào trong các báo cáo.

Bộ có thể phát triển một tỷ lệ phần trăm về tổng mức đầu tư cho bảo vệ môi trường. Ngoài ra, Bộ có thể lập ra danh sách phân loại các doanh nghiệp theo một hệ thống thay đổi từ môi trường thân thiện đến môi trường không thân thiện.

Bộ Xây dựng

Từ quan điểm quản trị môi trường cho từng ngành công nghiệp cụ thể, Luật xây dựng năm 2014 được coi là văn bản pháp lý đi đầu về quản lý tất cả hoạt động trong ngành sản xuất VLXD nói chung và sản xuất gạch nói riêng. Tuy nhiên khía cạnh quản lý môi trường phản ánh rất mờ nhạt trong các quy định của Luật. Để thúc đẩy các DNSX gạch thực hành ECMA, Bộ Xây dựng cần:

Công bố nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp có thái độ tích cực trong phát triển bền vững và có thể hình thành quy tắc mà các doanh nghiệp không được hưởng bất kỳ ưu đãi nếu doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp thân thiện với môi trường, không duy trì quy định môi trường.

98

Áp đặt các quy định quản lý môi trường cho các doanh nghiệp muốn thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh. Đưa những doanh nghiệp vào trong danh sách các doanh nghiệp ít gây hại cho môi trường, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững.

Bộ Khoa học và Công nghệ

Bộ Khoa học và Công nghệ có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thực hiện ECMA bằng cách:

Chủ trì, phối hợp với các Bộ, Ngành để xây dựng các dự án khoa học trong lĩnh vực sản xuất theo hướng tiết kiệm nguồn lực, tận dụng phế thải, thiết kế công nghệ mới vừa nâng cao hiệu quả kinh tế vừa bảo vệ môi trường;

Hỗ trợ các nghiên cứu liên quan đến việc kết nối giữa ECMA với báo cáo môi trường, hệ thống quản lý môi trường và kế toán môi trường quốc gia. Phối hợp với Bộ Tài Chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu bổ sung hoàn thiện bộ tiêu chuẩn về ECMA phù hợp với yêu cầu phát triển. Trao đổi thông tin với các quốc gia khác trong việc thiết kế và phát triển các chính sách để thúc đẩy ECMA.

Bộ Tài chính

Do Bộ Tài chính là cơ quan chính phủ có thẩm quyền cao liên quan đến lĩnh vực tài chính, kế toán, nên Bộ Tài chính phải là cơ quan đi đầu trong việc nhận thức và hiểu được lợi ích của ECMA. Vì vậy, Bộ Tài chính cần phối hợp với Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ phát triển các khung lý thuyết chung về ECMA, thiết lập chuẩn mực kế toán môi trường bắt buộc; Xây dựng nguyên tắc ECA nhằm quản lý và hạch toán thống nhất giữa các doanh nghiệp trong toàn ngành; thống nhất mẫu biểu EC, báo cáo môi trường và hướng dẫn cụ thể với từng doanh nghiệp; Sử dụng báo cáo EC để quản lý và đưa ra quyết định mang tính bền vững cho ngành công nghiệp. Ngoài ra, việc thiết lập tài liệu hướng dẫn về ECMA có thể được xem như là điểm khởi đầu tốt để hỗ trợ và thúc đẩy doanh nghiệp thực hành ECMA và tập trung vào hiệu quả sinh thái.

99

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán quản trị chi phí môi trường kinh nghiệm quốc tế và thực trạng áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất gạch tại việt nam (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)