6. Kết cấu luận văn
2.2. Thực trạng áp dụng kế toán quản trị chi phí môi trường tại các doanh
nghiệp sản xuất gạch tại Việt Nam
Nghiên cứu đã đưa ra nhận định rằng ứng dụng ECMA trong DNSX gạch Việt Nam đang ở mức độ thấp. Kết hợp với phỏng vấn sâu, luận văn phân tích và đánh giá về mức độ áp dụng ECMA trong DNSX gạch. Kết quả cho thấy rằng đã xuất hiện nhiều quan điểm giống nhau về việc áp dụng ECMA. Điều này cũng phản ánh hiện trạng phổ biến trong các DNSX gạch Việt Nam. Để thực hiện phần này tác giả kết hợp điều tra với phiếu thiết kế phỏng vấn tại Phục lục 01, Phụ lục 02 và danh sách Công ty phỏng vấn Phụ lục 03.
Thông tin phỏng vấn được tổng hợp và mã hóa như sau:
Bảng 2.6: Mã hóa đối tượng tham gia phỏng vấn
Đối tượng tham gia phỏng vấn Số lượng người
phỏng vấn Mã hóa
1. Giám đốc 4 PV1, PV2, PV3, PV4
2. Phó giám đốc 3 PV5, PV6, PV7
3. Trưởng bộ phận kế toán quản trị 4 PV8, PV9, PV10, PV11 4. Nhà quản lý môi trường 4 PV12, PV13, PV14, PV15
Tổng 15
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Các dữ liệu định tính được xử lý và phân tích theo các bước sau:
Bước 1: Tổng hợp các dữ liệu vào file word. Các câu trả lời của 15 đối tượng tham gia phỏng vấn được ghi chép đầy đủ và cẩn thận trong file word.
46
Bước 2: Xác định các từ khóa. Tác giả đọc từng lời trích dẫn trong file dữ liệu và xác định cụm từ quan trọng mô tả sát nhất nội dung của lời trích dẫn. Đây cũng là bước để tác giả tìm ra các khái niệm và quan điểm mới từ dữ liệu.
Bước 3: Tạo file excel để nhập và xử lý dữ liệu phỏng vấn. Mẫu file excel được thể hiện bảng dưới đây. Những đoạn phỏng vấn, cụm từ khóa ở cùng một nội dung được nhóm vào một chủ đề nghiên cứu để giúp dễ dàng so sánh, phân tích và tổng hợp các câu trả lời.
Bảng 2.7: Bảng xử lý và phân tích dữ liệu định tính
PV1 PV2 … PV15
1. Thông tin của người trả lời
Họ và tên Giới tính Tuổi Chức vụ
Đơn vị công tác Kinh nghiệm làm việc Chuyên ngành đào tạo
2. Hiện trạng ECMA trong DNSX gạch
Thông tin tiền tệ được thu thập Thông tin hiện vật được thu thập Phản ánh EC vào tài khoản chi tiết Phân bổ EC để tính giá thành Lập dự toán EC
Báo cáo EC
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường Tích hợp EC vào quyết định kinh doanh
Tổng hợp số liệu như sau:
Số doanh nghiệp tham gia khảo sát gồm 70 DNSX gạch. Có 239 người được hỏi trong phiếu khảo sát trong đó có 232 người trả lời hợp lệ. Vì vậy, 7 phiếu không hợp lệ bị loại bỏ. Số liệu được thống kê như sau:
47
Bảng 2.8: Thống kê số liệu khảo sát
Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ (%) 1. Giới tính Nam 167 72,0 Nữ 65 28,0 2. Độ tuổi Dưới 30 tuổi 4 1,7 Từ 30 đến 39 tuổi 89 38,4 Từ 40 đến 49 tuổi 94 40,5 Từ 50 tuổi trở lên 45 19,4 3. Chức vụ Giám đốc 54 23,3 Phó Giám đốc 39 16,8 Kế toán quản trị 72 31,0 Nhà quản lý môi trường 67 28,9
4. Trình độ học vấn
Trung cấp 6 2,6 Cao đẳng 26 11,2 Đại học 172 74,1 Trên đại học 28 12,1
5. Kinh nghiệm làm việc
Từ 1 đến 5 năm 32 13,8 Từ 6 đến 10 năm 75 32,3 Từ 11 đến 15 năm 57 24,6 Từ 16 đến 20 năm 36 15,5 Từ 20 năm trở lên 32 13,8
6. Chuyên ngành đào tạo
Quản trị kinh doanh 46 19,8 Kế toán 72 31,0 Kinh tế 30 12,9 Môi trường 41 17,7 Kỹ thuật, Xây dựng 43 18,5
Từ bảng trên cho thấy các nhà quản lý tham gia khảo sát có tỷ lệ 23,3% là giám đốc, 16,8% là phó giám đốc, 31,0% là kế toán quản trị và còn lại là nhà quản lý môi
48
trường (28,9%). Xét về trình độ đào tạo, các nhà quản lý chủ yếu ở trình độ đại học chiếm 71,1%, trình độ từ đại học trở lên chiếm tới 86,2%. Kinh nghiệm làm việc của nhà quản lý tập trung nhiều trong khoảng từ 6 đến 15 năm (56,9%), trong đó từ 6 đến 10 năm chiếm 32,3%, từ 11 đến 15 năm chiếm 24,6%. Chuyên ngành đào tạo: kế toán 31%, quản trị kinh doanh là 19,8%, kỹ thuật, xây dựng 18,5%, môi trường 17,7%.
❖ Về số lượng lao động
Bảng 2.9: Quy mô hoạt động (theo số lượng lao động)
Chỉ tiêu Số lượng doanh nghiệp Tỷ lệ %
1. Dưới 100 người 5 6,94 2. Từ 100 đến dưới 200 người 10 13,89 3. Từ 200 đến dưới 300 người 27 37,50 4. Từ 300 người trở lên 30 41,67
Tổng 72 100
Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ (từ 100 người trở xuống) chiếm 6,94%, quy mô vừa (từ 100 đến dưới 300 người) chiếm 51,39% và quy mô lớn là 41,67%. Như vậy, quy mô doanh nghiệp được khảo sát chủ yếu là doanh nghiệp quy mô vừa và lớn với số lao động từ 100 người trở lên. Theo điều tra ta có thể thấy mối quan hệ giữa mức độ áp dụng ECMA với số lượng lao động như sau:
Bảng 2.10.: Mối quan hệ giữa mức độ áp dụng ECMA với số lượng lao động
Mức độ áp dụng ECMA Tổng HT không áp dụng Không áp dụng Bình thường Áp dụng Hoàn toàn áp dụng Quy mô theo Số lượng lao động
Dưới 100 người Số lượng người trả lời 8 0 0 0 0 8
Tỷ lệ % người trả lời 100% 0% 0% 0% 0% 100%
Từ 100 đến dưới 200 người
Số lượng người trả lời 9 11 0 0 0 20
Tỷ lệ % người trả lời 45,0% 55,0% 0% 0% 0% 100%
Từ 200 đến dưới 300 người
Số lượng người trả lời 43 45 7 1 0 96
Tỷ lệ % người trả lời 44,8% 46,9% 7,3% 1,0% 0% 100%
Từ 300 người trở lên
Số lượng người trả lời 5 30 66 7 0 108
Tỷ lệ % người trả lời 4,6% 27,8% 61,1% 6,5% 0% 100%
Tổng Số lượng người trả lời 65 86 73 8 0 232
49
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy Quy mô lượng lao động ảnh hưởng đến mức độ áp dụng ECMA. Với doanh nghiệp quy mô dưới 100 lao động thì mức độ ấp dụng ECMA bằng 0 hay không áp dụng. Với quy mô doanh nghiệp từ 300 lao động trở lên mức độ áp dụng bình thường là 31.5% và áp dụng là 3.4% theo kết quả điều tra của tác giả.
❖ Về tổng nguồn vốn
Bảng 2.11: Quy mô hoạt động (theo tổng nguồn vốn)
Chỉ tiêu Số lượng doanh nghiệp Tỷ lệ %
1. Dưới 20 tỷ đồng 6 8,33 2. Từ 20 đến dưới 100 tỷ đồng 41 56,94 3. Từ 100 tỷ trở lên 25 34,72
Tổng 72 100
Xét về tổng nguồn vốn, các doanh nghiệp có nguồn vốn dưới 20 tỷ đồng tương ứng với quy mô nhỏ chỉ chiếm 8,33%, từ 20 đến 100 tỷ đồng (quy mô vừa) chiếm 56,94% và từ 100 tỷ đồng trở lên (quy mô lớn) là 34,72%. Do hoạt động sản xuất trải qua nhiều giai đoạn chế biến nên vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng và máy móc thiết bị, lao động phục vụ cho DNSX gạch lớn vì vậy hầu hết các doanh nghiệp sản xuất gạch tại Việt Nam đều tập trung vốn ở quy mô vừa và lớn. Theo điều tra ta có thể thấy mối quan hệ giữa mức độ áp dụng ECMA với tổng nguồn vốn của doanh nghiệp như sau:
Bảng 2.12: Mối quan hệ giữa mức độ áp dụng ECMA với tổng nguồn vốn
Mức độ áp dụng ECMA mã hóa Total HT không áp dụng Không áp dụng thường Bình Áp dụng Hoà n toàn áp dụng Quy mô (Tổng nguồn vốn) Dưới 20 tỷ đồng
Số lượng người trả lời 12 0 0 0 0 12
Tỷ lệ % người trả lời 100% 0% 0% 0% 0% 100%
Từ 20 đến dưới 100 tỷ đồng
Số lượng người trả lời 52 60 11 3 0 126
Tỷ lệ % người trả lời 41,3% 47,6% 8,7% 2,4% 0% 100%
Từ 100 tỷ trở lên
Số lượng người trả lời 1 26 62 5 0 94
Tỷ lệ % người trả lời 1,1% 27,7% 66,0% 5,3% 0% 100%
Total Số lượng người trả lời 65 86 73 8 0 8
50
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy mức độ áp dụng ECMA (theo điều tra phỏng vấn của tác giả) phụ thuộc vào quy mô tổng nguồn vốn của doanh nghiệp cụ thể là. Với quy mô nguồn vốn doanh nghiệp dưới 20 tỷ thì mức độ áp dụng ECMA là 0%. Tăng lên 2.4% áp dụng ECMA với doanh nghiệp có nguồn vốn từ 20-100 tỷ và 5.3% đối với doanh nghiệp có tổng nguồn vốn 100 tỷ trở lên.
❖ Về cơ cấu tổ chức quản lý
Bảng 2.13: Cơ cấu tổ chức quản lý
Chỉ tiêu Số lượng doanh nghiệp Tỷ lệ %
1. Cơ cấu trực tuyến 5 6,95 2. Cơ cấu trực tuyến – chức năng 25 34,72 3. Cơ cấu trực tuyến – tham mưu 42 58,33
Tổng 72 100
Nhìn chung, cơ cấu tổ chức quản lý của DNSX gạch tập trung vào cơ cấu trực tiếp – tham mưu (58,33%), với cơ cấu trực tuyến – chức năng cũng chiếm tỷ lệ cao là 34,72% trong khi đó cơ cấu trực tuyến chỉ tỷ lệ rất nhỏ là 6,95%. Mặt khác, theo kết quả khảo sát cũng chỉ ra rằng không có doanh nghiệp nào thực hiện cơ cấu theo chức năng. Điều này phản ánh một thực tế là các DNSX gạch đã chú trọng đến bộ máy điều hành quản lý của mình, đặc biệt là sự xuất hiện của bộ phận tham mưu đã hỗ trợ cho các bộ phận trực tuyến từ việc cung cấp thông tin cho đến việc tư vấn, đề xuất những vấn đề chuyên môn kĩ thuật nhằm giúp hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được trôi chảy hơn.
❖ Về mô hình tổ chức kế toán quản trị
Bảng 2.14: Mô hình tổ chức kế toán quản trị
Chỉ tiêu Số lượng doanh nghiệp Tỷ lệ %
1. Kết hợp MA và FA 30 41,67 2. Tách biệt MA và FA 33 45,83 3. Hỗn hợp MA và FA 9 12,50
Tổng 72 100
Về tổ chức MA trong DNSX gạch, các doanh nghiệp áp dụng chủ yếu là mô hình tách biệt MA và FA (45,83%), mô hình này tập trung vào doanh nghiệp quy
51
mô lớn. Tiếp đến là mô hình kết hợp giữa MA và FA (41,67%) và còn lại 12,5% là mô hình hỗn hợp MA và FA.
* Về quan điểm về quyết định kinh doanh của nhà quản trị
Bảng 2.15: Quan điểm về quyết định kinh doanh của nhà quản trị
Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ %
1. Chỉ có lợi ích kinh tế 24 10,3 2. Kết hợp cả lợi ích kinh tế và môi
trường nhưng tập trung vào lợi ích kinh
tế nhiều hơn 168 72,4 3. Kết hợp cả lợi ích kinh tế và môi
trường nhưng tập trung vào lợi ích môi
trường nhiều hơn 40 17,2
Tổng 232 100
Các quyết định kinh doanh của các DNSX gạch chủ yếu là kết hợp lợi ích kinh tế và môi trường nhưng tập trung nhiều hơn vào lợi ích kinh tế (72,4%), các doanh nghiệp kết hợp cả lợi ích kinh tế và môi trường nhưng ưu tiên nhiều hơn vào lợi ích môi trường chỉ chiếm 17,2% và các doanh nghiệp đưa ra quyết định kinh doanh chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế là 10,3%. Kết quả thống kê mô tả cho thấy, trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhà quản trị đã có mối quan tâm đến vấn đề môi trường khi đưa ra quyết định. Tuy nhiên, mức độ ưu tiên cho vấn đề môi trường cao hay thấp sẽ được luận án phân tích ở mục tiếp theo.