6. Kết cấu luận văn
3.1.3. Phương hướng phát triển ngành gạch Việt Nam
Trên cơ sở nghiên cứu tổng thể điều kiện sản xuất, thị trường tiêu thụ gạch trong nước cũng như của các nước trong khu vực và trên thế giới, phương hướng phát triển công nghệ gạch: Giai đoạn từ năm 2019 – 2023, phát triển sản xuất gạch sẽ có nền tảng tương đối vững chắc, năng lực sản xuất của một số chủng loại đạt ở mức cao so với các nước trong khu vực và quốc tế. Trong giai đoạn 2023 – 2030 phát triển sản xuất gạch của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng, ngoài việc thỏa mãn nhu cầu gạch cho xây dựng trong nước thì mục tiêu xuất khẩu một số chủng loại
72
gạch cao cấp có giá trị sẽ được quan tâm. Một số định hướng phát triển gạch trong giai đoạn 2023 – 2030, như sau (Bộ xây dựng, 2018):
Định hướng về phát triển chủng loại: Sản xuất các loại gạch đa dạng về chủng loại, mầu sắc. Hiện đại hóa công nghệ sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ để giảm các mức tiêu hao về nguyên liệu, nhiên liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm phát thải vào môi trường.
Định hướng về công nghệ: Tiếp tục đầu tư đổi mới những công nghệ sản xuất hiện đại ngang với trình độ tiên tiến của thế giới. Đối với gạch xây, khuyến khích đầu tư công nghệ lò tuynel sử dụng nhiên liệu trấu và mùn cưa, tiếp tục nghiên cứu, phát triển sản xuất gạch đất sét nung bằng nguyên liệu đất đồi và phế thải công nghiệp.
Định hướng về tổ chức sản xuất: Về tổ chức sản xuất trong giai đoạn năm 2023-2030 cần đi theo hướng tập trung, hình thành các tập đoàn sản xuất chuyên sâu vào một sản phẩm gạch hoặc các tập đoàn sản xuất đa ngành nghề bao gồm nhiều chủng loại sản phẩm để rút gọn đầu mối, nhằm đơn giản hoá cho công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh.
Định hướng về bảo vệ môi trường:
+ Nghiên cứu tiếp tục đầu tư chiều sâu cho các cơ sở sản xuất gạch hiện có, đầu tư mới một số sản phẩm gạch phù hợp với kiến trúc và xây dựng trong giai đoạn 2023 - 2030, quá trình sản xuất và sử dụng đảm bảo an toàn về môi trường.
+ Định hướng phát triển gạch đến năm 2030 sẽ đưa ngành công nghiệp gạch Việt Nam thành ngành công nghiệp có quy mô hiện đại, với mức độ cơ giới hoá và tự động hoá cao, sản xuất gạch có giá trị kinh tế cao, thân thiện với môi trường, phù hợp với kiến trúc xây dựng hiện đại, sánh ngang với trình độ của các nước trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên quá trình sản xuất gạch luôn luôn phải chú trọng tới khâu bảo vệ môi trường sinh thái, đặc biệt là hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên.
73
3.2. Giải pháp áp dụng kế toán quản trị chi phí môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất gạch Việt Nam
Từ việc đánh giá mức độ áp dụng ECMA trong các DNSX gạch, luận văn đã chỉ ra rằng hệ thống MA hiện tại chưa thu thập thông tin EC cần thiết nhằm giúp nhà quản trị kiểm soát và quản lý EC. Đồng thời, thông qua việc phân tích quan điểm của nhà quản trị về lợi ích của việc áp dụng ECMA, luận văn đã chứng minh rằng hệ thống MA của các DNSX gạch cần được điều chỉnh đáp ứng nhu cầu quản lý nội bộ cho mục tiêu phát triển bền vững.
Việc thực hành MA hiện nay của các DNSX gạch Việt Nam không gây ra sự ngạc nhiên lớn bởi hệ thống MA đã được coi là một vấn đề phổ biến trong hầu hết các DNSX gạch. Tuy nhiên với ECMA, đây lại là một lĩnh vực mới, chưa phổ biến trong các DNSX gạch Việt Nam, vì vậy để các doanh nghiệp có thể áp dụng ECMA thì hệ thống MA hiện nay cần phải được cải tiến để có thể kết hợp thông tin EC vào trong hệ thống kế toán. Jasch (2006) lập luận rằng ECMA nên là một phần trong hệ thống MA hơn là hệ thống đứng độc lập. Việc thay đổi hệ thống MA hiện tại hướng trọng tâm vào dữ liệu EC là điều kiện tiên quyết để đạt được tính bền vững.
Đề xuất hệ thống ECMA trong DNSX gạch sẽ cho phép các doanh nghiệp theo dõi thông tin EC một cách rõ ràng hơn, giúp xác định những cơ hội tốt hơn liên quan đến tiết kiệm nguồn lực. Nó cũng được sử dụng để tạo ra các báo cáo EC và là điểm khởi đầu tốt để đo lường hoạt động môi trường, cải thiện hiệu quả kinh tế và môi trường. Để thực hành ECMA một cách tốt nhất thì hệ thống kế toán hiện tại trong các DNSX gạch tại Việt Nam cần phải được cải tiến bao gồm việc thiết kế tài khoản riêng biệt cho thông tin môi trường, phân loại EC, xây dựng phương pháp xác định EC phù hợp cho đến việc lập báo cáo EC và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường.