6. Kết cấu luận văn
2.1.1. Thực trạng đầu tư và sản xuất ngành gạch Việt Nam
Theo Bộ xây dựng (2014), sản xuất gạch là một trong số các ngành kinh tế mạnh, đóng góp lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Ngành gạch có vai trò rất quan trọng vì nó là vật liệu không thể thiếu trong các công trình xây dựng của nhân loại, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Đặc biệt là từ năm 2008, sản xuất gạch Việt Nam từ chỗ không đáp ứng được nhu cầu trong nước, tiến đến cung ứng gạch cả trong nước và xuất khẩu.
Việc đầu tư và sản xuất các sản phẩm gạch đã được thể hiện trong Quyết định số 121/2008/QĐ-TTG về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 ban hành ngày 29/8/2008. Quyết định số 121/2008/QĐ-TTG khẳng định rằng nguyên nhiên liệu đầu vào chủ yếu để sản xuất gạch là khoáng sản, đây được coi nguồn lực quan trọng cho việc phát triển sản xuất gạch ở Việt Nam. Khoáng sản để sản xuất gạch phong phú và đa dạng, có khả năng sử dụng để phát triển hầu hết các chủng loại gạch nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu như: Đất sét cho sản xuất gạch ngói nung; đá, cát, xi măng cho sản xuất gạch không nung; sét chịu lửa, cao lanh, fenspat cho sản xuất gạch ốp lát. Tuy nhiên khoáng sản là nguồn tài nguyên không tái tạo được nên nếu không được khai thác, sử dụng hiệu quả sẽ dẫn đến cạn kiệt tài nguyên và gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Do đó, việc khai thác, sử dụng và quản lý nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất gạch rất quan trọng cho sự phát triển bền vững.
2.1.1.1. Gạch gốm ốp lát
❖ Tình hình đầu tư
Tổng công suất lắp đặt liên tục tăng, đặc biệt tăng mạnh từ năm 2008 đến năm 2011, sau đó do suy giảm kinh tế nên năm 2012 và năm 2013 số lượng các cơ sở đầu tư tăng ít hơn kéo theo đó là một số cơ sở sản xuất ngừng hoạt động. Tuy nhiên từ
40
năm 2014 đến nay nền kinh tế đang dần được phục hồi nên công suất lắp đặt gia tăng. Với tổng công suất hiện có, Việt Nam đã đứng vào tốp 3 nước sản xuất gạch ceramic hàng đầu thế giới. Bảng 2.1: Tổng công suất lắp đặt từ 2012 – 2018 Đơnvị: Triệu m2 STT Chủng loại 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 1 Gạch ceramic 184, 5 223 315 334 345 348 471,5 2 Gạch granit 48,5 50,5 53 58 69 69 73,5 3 Gạch cotto 8 8 10 21 21 21 22 Tổng công suất gạch ốp lát 241 282 378 425 435 438 483 Tổng sản lượng sản xuất thực tế 167 268 309 315 291 310 340
(Nguồn: Bộ xây dựng, giai đoạn 2012-2018)
Như vậy: Đối với gạch ceramic, tổng công suất lắp đặt qua các năm đều tăng lên, năm 2014 tăng 41% so với 2013, các năm sau tăng chậm lại, nhưng đến năm 2018 do tình hình kinh tế có nhiều triển vọng nên sản lượng gạch tăng mạnh. Đối với gạch granit thì tốc độ tăng thấp, tính từ 2012 đến nay công suất của nhóm gạch này mới tăng được 53,2%, năm 2018 so với năm 2017 chỉ tăng 6,5%. Gạch cotto từ năm 2016 đến năm 2018 tăng không đáng kể từ 21 triệu m2 lến 22 triệu m2, tương ứng tăng 4,8%.
❖ Tình hình sản xuất
Công nghệ gạch ốp lát Việt Nam luôn song hành với nền công nghiệp hiện đại của thế giới. Từ năm 2012 đến nay các doanh nghiệp đều lựa chọn thiết bị sản xuất hiện đại nhập khẩu từ Italia, Nhật, có nhà máy đã đầu tư những hệ máy ép thế hệ mới, lực ép lớn trên 7.000 tấn. Các lò sấy đứng được dỡ bỏ, thay vào đó là lò sấy nằm 1-2 tầng liên kết thẳng với lò nung. Từ hệ thống mài giàn, mài cạnh đến hệ thống rải liệu, trang trí bề mặt như in phun kỹ thuật số, tráng men, trang trí trên men, dưới men, mài công nghệ nano đã được các DNSX gạch áp dụng những kỹ
41
thuật tiên tiến, ngang hàng với các nước có ngành công nghiệp sản xuất ceramic phát triển.
Ngoài những ưu điểm trên, ngành công nghiệp gạch ốp lát còn bộc lộ nhiều hạn chế như chưa có khu vực gia công chế biến nguyên liệu sâu, đồng bộ, quy mô lớn, có công nghệ cao để tạo ra nguồn nguyên liệu có chất lượng cao và ổn định. Việc gia công chế biến nguyên liệu vẫn còn rời rạc, phân tán nhỏ lẻ, nhiều nhà máy công nghệ còn lạc hậu dẫn đến chất lượng không ổn định, chi phí sản xuất cao. Về tỷ lệ đầu tư gạch granit nhân tạo (chiếm 15,8%) và gạch cotto (chiếm 5%) còn rất thấp mặc dù đây là loại gạch mang lại giá trị kinh tế cao hơn nhiều so với gạch ceramic.
2.1.1.2. Lĩnh vực gạch xây
Gạch xây có hai loại chính là gạch xây đất sét nung (còn gọi là gạch xây nung GXN) và gạch xây không nung (GXKN).
❖ Tình tình đầu tư
- Gạch xây nung
Việc đầu tư phát triển sản xuất GXN phát triển mạnh mẽ đến năm 2014, sau đó từ năm 2015 đến năm 2018 bị chững lại bởi một phần là do chủ trương của Chính phủ hạn chế đầu tư sản xuất và sử dụng gạch đất sét nung, một phần do suy thoái kinh tế dẫn đến việc tiêu thụ gạch xây chậm lại. Sản lượng sản xuất GXN từ 2012 đến nay được thể hiện ở bảng 2.2.
- Vật liệu xây không nung
Ngược với GXN, từ năm 2012 đến nay việc đầu tư phát triển GXKN có chiều hướng gia tăng mạnh. Đặc biệt từ năm 2014 đến nay tốc độ đầu tư GXKN tăng rất nhanh. Năm 2014 được coi là dấu mốc cho sự phát triển của GXKN bởi đây là thời điểm mà Quyết định 567/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển VLXD không nung đến năm 2020 ban hành. Tỷ lệ GXKN trong tổng vật liệu xây đang ngày càng chiếm ưu thế. Chỉ xét riêng cho
42
năm 2018 tổng sản lượng GXKN đạt hơn 5 tỷ viên với công suất thiết kế 6 tỷ viên, chiếm 24% so với GXN.
Bảng 2.2. Sản lượng vật liệu xây từ năm 2012 đến năm 2018
Đơn vị tính: Tỷ viên
Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
1. Gạch xây nung
1.1. Công suất GXN 19 19 23 23 20 18 19
1.2. Sản lượng sản xuất GXN 18 19 21 20 19 18 17,8
2. Gạch xây không nung
2.1. Công suất GXKN 3 3,2 3,5 4,5 5 5,4 6,0
2.2. Sản lượng SX GXKN 2,9 3,1 3,3 3,5 4 4,7 5,2
Tổng công suất 22 22,2 26,5 27,5 25 23,4 25
Tổng sản lượng SX 21,2 22,1 24,3 23,5 23 22,7 23
(Nguồn: Bộ xây dựng, giai đoạn 2012-2018)
❖ Tình hình sản xuất
- Đối với gạch xây nung: Công nghệ sản xuất gạch nung của Việt Nam hiện nay vẫn còn lạc hậu, chi phí tài nguyên, năng lượng và lao động lớn. Hiện nay, có trên 50% sản lượng gạch GXN được sản xuất bằng lò tuynel, trong đó có 45% sản lượng gạch là rỗng. Hầu hết các dây chuyền sản xuất tuynel đều thuộc các thế hệ công nghệ cũ, được đầu tư khoảng 30-50 năm trước đây ở châu Âu.
- Đối với gạch xây không nung: Loại VLXKN dạng gạch xi măng – cốt liệu trước năm 2014 chủ yếu được sản xuất trên các dây chuyền công nghệ lạc hậu, bán cơ giới, công suất thấp, chi phí vật tư, năng lượng cao, môi trường sản xuất không đảm bảo. Sau năm 2014, nhiều dây chuyền sản xuất có công suất lớn (từ 10 - 60 triệu viên QTC/năm) được đầu tư với mức độ cơ giới hóa cao, góp phần nâng cao sản lượng và chất lượng của loại vật liệu này.
43
Bảng 2.3: Tổng hợp tổng sản lượng sản xuất gạch trong giai đoạn 2012-2018
Sản phẩm Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Gạch ốp lát (Triệu m2) T. công suất 241 282 378 425 435 438 483 Số lượng SX 167 268 309 315 291 310 340 Gạch xây (Tỷ viên) T. công suất 22 22,2 26,5 27,5 25 23,4 25 Số lượng SX 21,2 22,1 24,3 23,5 23 22,7 23
(Nguồn: Bộ xây dựng, giai đoạn 2012-2018)